Cách phân biệt hàng hiệu thật - giả?

Làm sao để phân biệt đồng hồ, quần áo, túi v.v... là hàng hiệu thật?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Những người đã quen dùng hàng hiệu, đôi khi còn mua nhầm phải hàng nhái. Huống hồ những người mới lần đầu làm quen với hàng hiệu, nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Cho nên cần tham khảo sản phẩm thật kỹ trước khi mua là điều cần thiết đối với họ. Và có một số cách nhận biết thông thường để bạn đọc tham khảo.

Nhãn hiệu của Channel

Có thể phân biệt bằng nhãn mác?

Đối với hàng hiệu, thật khó có thể phân biệt hàng thật - hàng nhái. Trước nay, người ta chỉ dựa vào nhãn, mác để xác định nguồn gốc sản phẩm hiệu, từ đó biết được hàng thật, hàng giả. Hiện tại, nếu xác định theo cách đó thì 90% bạn sẽ mua phải hàng giả. Thực tế, giá gia công ở Việt Nam rẻ nên có rất nhiều thương hiệu cao cấp đặt gia công ở Việt Nam.

Cho nên, do quản lý không chặt chẽ, nhãn, mác xịn được tuồn ra bán theo kg ở chợ Tân Bình. Vì thế, hàng giả có nhãn mác xịn nhan nhản trên thị trường. Điểm danh các anh tài là American Eagle, Abercombie, Zara, Mango, Guess... Đa số nhãn mác ghi "made in Cambodia", các thượng đế cứ tưởng mình đang mua hàng hiệu. Thực ra, đấy là hàng Tân Bình, TP. HCM - Việt Nam.

Một số mặt hàng không sản xuất tại Việt Nam, nhưng do thương hiệu quá nổi tiếng, nên hàng nhái, hàng giả tràn ngập trên thị trường. Đồ da thì có Louis Vuitton, Bally, Salvatore Ferragamo, Dunhill, Hugo Boss, Guess, Coach, Dior, Fendi, D&G.... Thời trang thì có Lacoste, Nautica, Armerican Eagle, Mango, Levis', Tommy Hilfiger.... Đồng hồ thì có Rolex, Omega, Longines, Rado, Tag Heuer, Tissot, Swatch... giày dép thì có Clarks, Zara, D&G, Lacoste, Valentino...

Cũng khó xác định thật giả vì hàng nhái cũng tinh xảo, chẳng khác gì hàng thật. Hơn nữa, hàng nhái giá lại rẻ, chất lượng cũng tạm được nên mọi người cố tình chọn mua hàng này. Đến cựu hoa hậu N.K còn suốt ngày lượn lờ ở Saigon Square để mua hàng nhái thì chứng tỏ chúng cũng có thể chấp nhận được.

Phân biệt bằng chất lượng

Nếu là dân sành đồ hiệu thì chỉ cần chạm tay vào sản phẩm là có thể nhận biết ngay thật, giả. Một sản phẩm hiệu thì gần như hoàn hảo. Bạn khó có thể tìm thấy một lỗi nhỏ nào trên sản phẩm. Từ đường may thẳng tắp, đều như vắt chanh, đến những nếp gấp, mỏng tang xinh xắn. Từ chiếc nút được dập nổi, tới chiếc khóa sáng bóng bằng thép chống gỉ. Tất cả, giống như một bức tranh, đẹp hoàn hảo.

Biểu tượng, logo thì được thêu tỉ mỉ, công phu trông rất sắc nét. Chiếc áo American Eagle xịn có thể nhìn rõ từng chiếc móng chân của con đại bàng. Đồng hồ Hamilton theo tay thợ lặn xuống tận đáy biển, vẫn hoạt động bình thường. Điện thoại Mobiado vỏ gỗ, lặn theo tàu ngầm mà sóng vẫn khỏe re, nói chuyện oang oang. Chất lượng của hàng hiệu phải như thế.

Phân biệt bằng mặt tiền Shop

An toàn nhất, bạn nên mua những sản phẩm hiệu có nhà phân phối độc quyền ở Việt Nam. Nhà phân phối chắc chắn sẽ tìm cho sản phẩm của mình những vị trí tốt nhất, xứng đáng với đẳng cấp thương hiệu. Thường thì các thương hiệu lớn chiếm giữ vị trí trong cửa hàng miễn thuế, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại lớn như Diamond, Parkson và Vincom, trục đường chính chuyên bán hàng hiệu.

Chẳng hạn, bạn không thể nào mua chiếc áo United Colors of Benneton ở các siêu thị. Cũng như việc bạn chỉ mua được túi Louis Vuitton xịn tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Địa chỉ shop do nhà phân phối cung cấp là nơi an toàn nhất mà bạn có thể mua đúng hàng hiệu.

Phạm Văn Chiến
Phạm Văn Chiến
Trả lời 13 năm trước
Bạn không nói rõ là hiệu gì nên mình chỉ đưa ra ví dụ này chúc bạn thành công
Thứ nhất: không phải chỉ có sản phẩm ghi Made in France mới là hàng xịn vì thật ra song song với việc xuất xưởng các sản phẩm tại Pháp, từ 25 năm nay tập đoàn này còn sản xuất các sản phẩm tại Mĩ, Tây Ban Nha, Đức và Ý. Như một đối thủ cạnh tranh của LVMH đã phải thốt lên "Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Bernard Arnault".
Thứ hai: LV là nhãn hiệu duy nhất cho tới giờ chưa từng giảm giá một mặt hàng nào trong các đợt khuyến mãi, ít nhất là tại Pháp. LV chỉ bán giá ưu đãi các sản phẩm đã quá 3 năm tuổi cho nhân viên với số lượng cực kì có hạn và khép kín. Mỗi năm, hãng chỉ cho ra vài kiểu dáng đặc biệt với số lượng rất hạn chế và bán ra với giá "cắt cổ" ví như kiểu túi Theda xuất hiện năm 2004 chỉ có thể mua với giá 5.500 đô la tại một cửa hàng duy nhất nằm trên phố 5 Avenue ở New-York. Cả nước Anh chỉ được nhận có một lô hàng gồm 12 túi xách Theda, và chỉ trong vòng vài tuần đã có vài trăm quý bà sẵn sàng ghi tên đợi hàng tháng trời để sắm cho được món hàng độc nhất vô nhị này. Vì vậy cách tốt nhất để mua một sản phẩm của LV (với giá thấp nhất có thể) là vào cửa hàng bán lẻ LV gần nhất.


Thứ ba: Mỗi sản phẩm LV đều có chứa một "Data Code" và một số serie, không bao giờ là một số hiệu model. Đồ LV thật bao giờ cũng có 6 kí tự chỉ ngày tháng sản xuất hoặc số serie. Từ trái qua phải, 2 kí tự đầu là chữ và 4 kí tự cuối là số. Nếu là "hàng xịn", code đó phải tuân thủ qui tắc sau :

Kí tự thứ 3 chỉ có thể là 0 hoặc 1
Kí tự thứ 4 chỉ có thể là 8, 9 hoặc 0
Kí tự thứ 5 và 6 là các con số từ 0-9

Các sản phẩm nhiều màu (single multicolor item) phải kết thúc bằng 3, 4 hoặc 5, không có ngoại lệ (ví dụ như Cherry Blosom chẳng hạn).

Bất kỳ một sản phẩm "kiểu LV" nào kể từ 2007 đổ lại không tuân theo qui tắc trên thì cần phải xem lại xuất xứ.

Thứ tư: Các sản phẩm của LV không có mã vạch. Mã vạch (Code bar) chỉ dành riêng cho các điểm bán hàng của LV. Người ta không bao giờ đưa mã cho người tiêu dùng.

Thứ năm
: Đồ LV thường được khâu tay cân xứng và thẳng hàng. Trong một xưởng ráp may đồ da Louis Vuitton, có cả một đội nhân viên suốt ca làm việc chỉ đếm các mũi chỉ trên quai túi. Bất kỳ chiếc túi nào thiếu một mũi kem là bị hủy nát thành nhiều mảnh nhỏ ngay. Chất lượng sản phẩm luôn được hãng đặt lên hàng đầu. Do đó những sản phẩm gắn mác LV có màu nhạt, đường may không phẳng thì chắc chắn đó là dấu hiệu của một món đồ giả.

Thứ sáu: Logo "LV" xịn bao giờ cũng được đặt ở vị trí chính giữa túi. Chúng không bao giờ nằm lệch một bên, dịch lên các mép hay làm nền, ngoại trừ các túi kiểu bụi (vintage). Duy nhất 1 ngoại lệ là túi Ellipse. Với các sản phẩm da 1 miếng may vòng theo chiều ngang hoặc dọc thì ta sẽ có 2 mặt logo khác nhau. Tuy nhiên đồ LV giả thường không cân xứng và có kích thước bất hợp lí.

Thứ bảy
: Các quai xách túi LV (và các chi tiết tô điểm) được làm bằng da bò chất lượng tốt, có màu vàng nhạt lúc mới sử dụng. Chúng không bao giờ chuyển sang màu trắng hơn mà thường trở nên hoen vàng tự nhiên rồi cuối cùng là màu mật ong. Tuy bị đổi màu nhưng hàng da của LV rất bền. Hơn nữa da bò của LV mới dùng thì cứng nhưng càng dùng sẽ càng mềm, nhất là ví. Ngược lại 1 ví LV giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn, nứt rồi gãy sống gập chỉ dùng được 1 năm là rách và không chuyển màu.

Thứ tám
: Đồ Louis Vuitton multi-color thật có tới tận 33 màu sắc (9 chữ LVs và 24 bông hoa màu khác nhau). Đồ nhái chỉ sử dụng maximum 20 màu
Túi LV multi-colour thật với màu sắc và hoa văn sắc nét
Thứ chín: LV không bao giờ treo mác (giấy, bìa, vải, da ...) lên trên sản phẩm của họ.

Thứ mười
: Hãy nhìn từng chi tiết nhỏ! Từ cái móc khoá, đường may, lót trong, miếng da đính kèm ghi số hiệu, font chữ Louis Vuitton (với 2 chữ O rất tròn) cho tới chất lượng da. Đồ LV xịn rất tinh xảo, các chi tiết khắc, mạ, dập (đồ rởm thường dập chữ không được sâu, nhất là số 8) ngay cả lớp lót đều vô cùng cầu kì, chỉn chu.

Cuối cùng
Hệ thống Louis Vuitton được sắp xếp theo kiểu công ty "Mẹ-Con" với các giám đốc theo từng cấp bậc LV không cấp phép cho bất cứ cá nhân (hoặc công ty) nào làm đại lí của họ mà chỉ trực tiếp mở các chi nhánh khắp nơi trên toàn thế giới.
Hồng nhung
Hồng nhung
Trả lời 12 năm trước

Mình chẳng biết về những thứ này..tất cả là xa xỉ với mình . Nhưng cũng quan tâm để biết !hi