Cả thôn 400 hộ dân phẫn nộ vì điện phá giá?

Cả tháng nay sản xuất nông nghiệp ở thôn Cậy, Long Xuyên, Bình Giang, Hải Dương ngưng trệ bởi dân phải nộp tiền điện đắt gấp rưỡi (thậm chí gấp đôi) so với trước. [b]Lao đao điện phá giá[/b] Theo Thông tư 05 /2009/TT-BCT của Bộ Công Thương (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2009), giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn tính bậc thang thấp nhất là 420 đ/kWh (cho 30kWh đầu tiên), cao nhất 1.345 đ/kWh (cho kWh từ 401 trở lên). Giá bán buôn điện sử dụng cho các mục đích khác tại nông thôn là 865 đ/kWh. Nhưng từ giữa tháng 3/2009, giá bán điện trên các hoá đơn tiền điện tại xã Long Xuyên được tính bậc thang với mức thấp nhất là 660 đ/kWh, mức cao nhất 1.900 đ/kWh. Giá điện áp dụng cho sản xuất (xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc) là 1.725đ/kWh (chưa gồm thuế VAT), cao gấp đôi giá Nhà nước quy định. Trong đơn kiến nghị gửi chuyên mục Bảo vệ khách hàng Báo VietNamNet, ông Vũ Bá Lợi (thôn Cậy) đại diện thôn viết: "Chúng tôi được biết, những địa phương nào đã được Sở Tài chính và Chi cục Thuế cho phép phát hành hoá đơn thuế VAT áp dụng cho ngành điện thì thu theo mức bậc thang từ thấp lên cao, ngoài ra vẫn thu theo giá sàn như Chính phủ đã quy định 700đ/1kWh. Tuy nhiên HTX DV điện Long Xuyên thu mức bậc thang từ thấp lên cao trước thời gian quy định và làm hoá đơn VAT giả". Ông Vũ Văn Biên (đội 5, thôn Cậy) bất bình: "HTX DV điện Long Xuyên thu tiền quá cao so với quy định, dựa trên văn bản của Nhà nước làm sai lệch về giá cả, giấy tờ. Tại sao hoá đơn cái có mã số thuế, cái không?". Với mức giá trên, theo tính toán, tiền điện sinh hoạt của người dân thôn Cậy bị đắt lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Mức tiêu thụ điện càng nhiều, số tiền điện phải đóng oan uổng càng cao. Tại các hộ sản xuất, sử dụng máy xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc phải tiêu thụ lượng điện năng lớn, việc áp dụng mức giá sản xuất 1.725đ/kWh khiến họ rơi vào tình cảnh lao đao. Ông Trần Huy Bình, đại diện các hộ xay xát gạo cho biết, trung bình cơ sở sản xuất của ông tiêu thụ khoảng 2000 kWh, trước đây chỉ phải trả khoảng 2 triệu tiền điện thì với mức thu phá giá này, tiền điện "đội" gần gấp đôi. "Với mức giá này, các cơ sở bị lỗ, phải đình trệ sản xuất, máy móc đắp chiếu, kéo theo là tình trạng dư dật, thừa thãi nhân công". - ông Bình cho hay. Cứ tính, nếu xay xát 1 tạ gạo, chi phí của một hộ sản xuất tại xã Long Xuyên phải chi trả đắt hơn cơ sở sản xuất của các xã khác 15.000 đồng. Việc nâng giá gạo với các hộ sản xuất này là không thể dù chi phí quá cao. Trong khi đó cả thôn Cậy có 37 máy xay xát gạo, mỗi ngày mỗi máy xay xát gạo sản xuất ra 15 tấn gạo, số tiền điện tính ra với người dân trong mấy tháng qua trở thành con số khổng lồ! Một người dân "tố’: "HTX DV điện Long Xuyên đã lợi dụng sự dễ dãi và kém hiểu biết của dân nông thôn để tham ô ăn cắp tiền của dân một cách hợp pháp dù chúng tôi còn lam lũ, vất vả, nghèo khó!" [b] Làng quê "nóng" chuyện thanh tra[/b] Sau khi được nghe thông tin về quy định giá điện tại nông thôn của Bộ Công Thương, hơn 400 hộ dân và 37 hộ sản xuất tại thôn Cậy đã viết nhiều đơn kiến nghị, tố cáo gửi đến các đơn vị chức năng liên quan từ xã, huyện, đến tỉnh. Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương đã có quyết định xác minh theo nội dung tố cáo. [b] Sáng 27/8/2009, tại UBND xã Long Xuyên diễn ra buổi họp công bố quyết định thanh tra.[/b] Mặc dù cuộc họp này chỉ mời đại diện các gia đình có đơn tố cáo tham dự, nhưng người dân của thôn vẫn kéo đến UBND xã để nghe các thông tin liên quan đến quyền lợi của mình. Kết thúc hội nghị này, ông Hoàng Văn Hiếu, chủ nhiệm HTX Long Xuyên thừa nhận với PV VietNamNet rằng HTX làm chưa đúng quy định. Còn ông Vũ Quang Thềm, Phó Chủ tịch UNND xã Long Xuyên thì trả lời: "Có sự việc này do cả chủ quan lẫn khách quan. Lỗi chủ quan là vì HTX DV điện làm việc không cụ thể. Còn lỗi khách quan do việc áp dụng văn bản mới (Thông tư 05/2009/TT-BCT - PV) tại xã chưa được hướng dẫn cụ thể". Ông Thềm cho biết, trong thời gian chờ kết luận thanh tra, việc thu tiền điện tạm tính theo giá quy định tại thông tư 05 của BCT. Sau khi xác minh rõ sự việc, nếu HTX sai sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả dân số tiền chênh lệch đã thu về suốt thời gian qua. Người dân thôn Cậy đang nóng ruột chờ được hoàn trả số tiền kiếm bằng mồ hôi và nước mắt, dù khá mất công... đi đòi!
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
[b]Trích điều 4 - Nguyên tắc bảo vệ NTD (Dự thảo Luật Bảo vệ NTD)[/b] 1. Người tiêu dùng (NTD) được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch tiêu dùng và khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ do thương nhân cung cấp. 2. NTD được cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ về thương nhân, nội dung của giao dịch, hàng hoá, dịch vụ và các thông tin cần thiết khác. 3. NTD được lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; lựa chọn thương nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; tự do cân nhắc, quyết định việc tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với thương nhân. 4. NTD được phản ánh, góp ý kiến với thương nhân về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và các nội dung khác có liên quan tới giao dịch giữa NTD và thương nhân. 5. NTD được đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc các nội dung khác mà thương nhân đã công bố và cam kết. 6. NTD được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Mọi hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của NTD phải được xử lý kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.