Nỗi sợ thứ sáu ngày 13 ám ảnh từ 17 đến 21 triệu người ở Mỹ. Các triệu chứng bao gồm từ lo lắng tới hốt hoảng. Hậu quả còn khiến người ta đảo lộn mọi lịch trình hoặc từ bỏ hẳn một ngày làm việc.
Richard Wiseman, nhà tâm lý học tại Đại học Hertfordshire ở Hatfield, Anh, nhận thấy những người luôn coi mình đen đủi thì dễ tin vào những điều mê tín về may rủi. Wiseman tìm thấy 1/4 trong số hơn 2.000 người được phỏng vấn vào năm ngoái luôn cho rằng con số 13 mang lại rủi ro. Họ luôn bồn chồn, lo lắng vào những thứ sáu ngày 13, và vì vậy dễ gặp tai nạn hơn. Nói theo cách khác, nỗi lo thứ 6 ngày 13 chính là nguyên nhân làm hỏng việc của họ.
Vì sao thứ 6 ngày 13 lại trở thành ngày đen đủi như vậy?
Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun, cho biết nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ 6 - hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh.
Con số 13 là bắt nguồn từ truyền thuyết Nauy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, thần tinh quái Loki. Tại đó, Loki đã bày đặt cho Hoder, thần bóng tối, bắn thần Balder xinh đẹp, vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi.
"Balder chết và cả trái đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh", Dossey nói. Từ đó trở đi, con số 13 trở thành điềm gở và báo trước những điều không lành.
Trong kinh thánh cũng có nhắc tới con số 13 không may mắn. Judas, phản đồ của Jesus là vị khách thứ 13 trong bữa tiệc cuối cùng. Trong khi đó ở thành Rome cổ, các vị phù thuỷ thường tập hợp thành những nhóm 12. Nhân vật thứ 13 là quỷ dữ.
Thomas Fernsler, nhà khoa học tại Trung tâm khoa học và toán học tại Đại học Delaware ở Newark, thì cho rằng con số 13 xấu vì nó nằm sau số 12. Theo Fernsler, các nhà số học coi số 12 là số hoàn chỉnh. Một năm có 12 tháng, có 12 cung hoàng đạo, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, Hercules lập 12 chiến công. 13 trở thành điều không may mắn bởi nó vượt quá sự hoàn thiện.
Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13. Trên các dãy phố ở Florence, Italy, những ngôi nhà nằm giữa số 12 và 14 được đánh số là 12 rưỡi. Nhiều người mê tín cũng coi số phận bi thảm của con tàu Apollo 13 liên quan tới số 13.
Còn với thứ 6, đó là ngày chúa Jesus bị hành quyết. Một số học giả cũng cho rằng Eve cùng Adam thử trái cấm vào thứ 6. Còn trường hợp nổi bật nhất là Abel bị Cain giết vào thứ 6 ngày 13.
Dossey cho rằng cách phòng tránh tốt nhất chỉ đơn giản là hướng những suy nghĩ tiêu cực sang tích cực. Tập trung suy nghĩ về những điều tốt đẹp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái và làm giảm bớt căng thẳng.
Wiseman, nhà tâm lý tại Đại học Hertfordshire, cũng khuyên rằng: "Mọi người nên nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể tạo ra chính vận may hay vận rủi cho mình. Họ nên nghĩ đến những điều may mắn như những sự kiện vui vẻ trong cuộc sống, nhớ lại những điều tốt đẹp đã xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng để kiểm soát tương lai".
Một số quan niệm dân gian lại gợi ý cách giải xui là trèo lên lên đỉnh ngọn núi hoặc tháp chọc trời rồi đốt tất cả những chiếc tất thủng lỗ. Hoặc cách khác là làm động tác trồng cây chuối và ăn một mẩu xương sụn.
Nếu bạn lo ngại thứ 6 ngày 13 thì hãy tự chọn cho mình một cách đề phòng, để ngày hôm nay mang đến cho mình thật nhiều may mắn.
Nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi của từng người". Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Đây là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13. Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau. Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel. Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến". Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh. Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.
Vậy còn ngày thứ 6? Tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người? Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiển ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó. Các tín đồ cảu đạo Thiên chúa , luôn coi thứ 6 ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi lịch; bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Mặc dù vậy, vẫn có những nỗ lực chúng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường nhưng nhiều thứ khác. Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với Đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa. Bản thân Fowler cũng là một người có cuộc đời gắn liền với nhiều số 13 như ông tham gia 13 trận đánh lớn hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863, mặc dù vậy Fowler tin rằng con số này không liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người.
William Fowler - người sáng lập Câu lạc bộ 13.
William Fowler - người sáng lập Câu lạc bộ 13.
Theo luật của câu lạc bộ, mỗi buổi họp sẽ được tổ chức vào ngày 13 hàng tháng và các hội viên sẽ phải ngồi theo bàn với số lượng 13 người/một bàn. Ngay sau khi thành lập, Fowler đã phải nghe những lời xì xào về việc 1 trong số 13 người ngồi trong 1 bàn sẽ chết trong năm đó hay nếu câu lạc bộ gặp mặt vào thứ 6 ngày 13 thì sẽ xảy ra một tai họa khủng khiếp. Cứ như thế, một buổi họp đã diễn ra đúng vào cái ngày mà nhiều người cho rằng luôn đem lại xui xẻo - thứ 6 ngày 13/1/1881 - thậm chí, buổi họp còn tổ chức bên trong căn phòng số 13 của quán Knickerbocker Cottage lúc đó nằm tại số 456, Đại lộ 6. Nhưng kết thúc buổi họp mà không hề có chuyện gì xảy ra cả, danh tiếng Câu lạc bộ 13 ngày càng tăng và nó trở thành một trong những câu lạc bộ nổi tiếng nhất trong lịch sử New York. Tính đến năm 1887, số người tham dự đã vượt qua con số 500 trước khi đóng cửa vào năm 1940.
Thực tế cho thấy nỗi sợ thứ 6 ngày 13 liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh. Người ta học được từ thuở bé rằng thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.
Hôm qua là thứ 6 ngày 13, mình bị mất 1 cục sạc Macbook và một người bạn của mình bị mất 1 chiếc Z5. Cá nhân mình không tin vào sự xui xẻo và mình cho rằng, đổ lỗi cho thế lực thần bí chỉ là dấu hiệu của sự yếu đuối mà thôi. Thế nhưng có một sự thật oái oăm là "họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai", mọi chuyện bất hạnh cứ dồn dập và mình đặt câu hỏi là tại sao vậy? Có điều gì bí ẩn chăng? Cuối cùng, mình đã đọc được cuộc phỏng vấn giữa tiến sĩ Peter J. Bentley và tạp chí Popsci để lý giải được những thắc mắc trên và hóa ra, bạn càng sợ hãi thì sẽ càng xui xẻo.
Dưới góc độ là một nhà khoa học, đối với tiến sĩ Bentley thì không có gì hơn là sự thật, là chân lý. Được biết ông là một nhà khoa học máy tính và là giảng viên danh dự tại Đại học London, ông đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu khả năng chịu đựng lỗi của một con robot rắn, phát triển mạng máy tính mô phỏng hệ miễn dịch, mạng nơ ron trong điện tử và não bộ của những người thông minh. Ông còn viết một cuốn sách có tựa đề "The Science of Why Sh*t Happens" nhằm lý giải thích cho cái bị cho là xui xẻo mà chúng ta gặp phải như trượt vỏ chuối, mất đồ, bị té,... dưới góc độ khoa học.
Bên dưới đây là nội dung bài phỏng vấn rất hay giữa tiến sĩ Bentley và tạp chí khoa học PopSci xoay quanh cuốn sách trên và sự xui xẻo dưới góc nhìn khoa học, mình xin lược dịch lại để anh em tiện theo dõi. Qua đó, chúng ta sẽ không còn sợ cái gọi là thứ 6 ngày 13 nữa hoặc có chăng, nó chỉ là tên của một bộ phim kinh dị hư cấu mà thôi.
PS: Có một lời giải thích khoa học nào đáng tin cậy cho việc những điều tồi tệ thường có xu hướng ập đến cùng một lúc? Tại sao vậy, tại sao "cứ khi tôi dắt bạn gái đi chơi thì trời lại đổ mưa?" (Thật ra chỗ này người phóng viên dùng ngữ "when it rains, it pours" - tạm dịch Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" nhưng mình chế lại cho vui :D)
Tiến sĩ Bentley: Vâng và nó là lỗi của chúng ta, chúng ta sợ hãi! Số liệu thống kê đã cho thấy những người nào tin vào sự may rủi thì sẽ gặp nhiều tai nạn vào thứ 6 ngày 13. Những người có thái độ tiêu cực thường có khuynh hướng liên kết những rủi ro dù là nhỏ nhất với các ý nghĩa thần bí. Một số nhà tâm lý học cho rằng đó là một cách để tiềm thức trốn tránh trách nhiệm cho hành động của bản thân. Họ sẽ nói "Hôm nay là thứ 6 ngày 13, và tôi bị đứt tay" hoặc "3 cái họa ập tới cùng một lúc, do đó đứt tay chỉ là cái đầu tiên và cũng còn 2 cái nữa lận". Tất nhiên, đó là những điều vô nghĩa và những gì tôi muốn nói là đừng khó chịu, đừng buồn bã, hãy vui vẻ và học tập rút kinh nghiệm.
PS: Trong quyển sách của ông, điều gì mà ông cho là đáng ngạc nhiên nhất?
Tiến sĩ Bentley: Những quốc gia nổ ra chiến tranh chỉ vì phân chim là một điều đáng ngạc nhiên (có ý nói cuộc chiếc tranh Thái Bình Dương, còn gọi là chiến tranh Guano, giữa Peru, Bolivia và Chile chỉ để giành một mỏ phân chim). Một đài phát thanh bị nhiễu khiến cho hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) bị hỏng là một điều đáng sợ. Việc khám phá ra keo siêu dính là một tai nạn buồn cười (keo siêu dính được phát hiện một cách tình cờ từ việc sơ suất dán 2 thiết bị quang học lại với nhau). Và hiện còn có một thực tế kỳ lạ là nhiều người còn tin rằng trẻ sơ sinh không cảm thấy đau - thật kỳ lạ!
PS: Tại sao ông chọn viết về những thứ xảy ra trong một ngày tồi tệ, chứ không phỉa là trong một ngày may mắn? Cuối cùng thì 2 cái đó có như nhau?
Tiến sĩ Bentley: Những ngày có thứ gì đó phiền toái hoặc xui xẻo xảy đến là những ngày chúng ta nhớ nhiều nhất. Chúng ta sẽ không nhớ hàng trăm lần có mang theo túi xách, nhưng sẽ nhớ 1 lần để quên nó ở nhà. Chúng ta sẽ nhớ nhất giây phút để quên máy nghe nhạc trong túi quần và cho vào máy giặt chứ không hề nhớ những khoảng thời gian nghe nhạc cùng nó.
Vì vậy, những ngày khốn kiếp như thế là lúc mà hầu như tất cả mọi người đều nhớ. Thường thì trong một thất bại đều có nhiều điều sâu xa muốn nói với chúng ta về cách hoạt động bên trong nhiều thứ. Hãy suy nghĩ về sự rủi ro như một thí nghiệm. Hãy nhìn vào đầu CD, một cái lò vi sóng hoặc một cái máy giặt và đôi khi chưa bao giờ bạn đoán là nó hoạt động như thế nào và có thể, tai nạn sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn.
PS: Động cơ nào đã khiến ông nghiên cứu và viết cuốn sách này
Tiến sĩ Bentley: Tôi yêu khoa học. Mục tiêu của tôi là chứng minh sự quan trong và tính thích hợp của khoa học trong thời buổi hiện nay. Thế giới ngày nay có đầy sự biến động. Nhưng chỉ có một thứ không bao giờ thay đổi chính là 1 phương trình đơn giản: Tri thức = sức mạnh. Tri thức cho phép chúng ta có khả năng đưa ra những quyết định thông minh về mọi đều lớn nhỏ trong cuộc sống.
Chả phải hôm qua cũng đã xảy ra nhiều chuyện khiên ngày này trở nên đúng nghĩa đấy thôi...ko tự dưng mà nó sinh ra vậy đâu
Hôm qua tôi xui,khách hàng trả nợ 10 triệu đồng bằng tờ 500k,tôi đếm kỹ 20 tờ,chiều về lật bóp ra đếm lại nó mất 1 tờ,chẳng hiểu nỗi luôn,đen vãi.thật 100%
Thứ 6 ngày 13 đối với VN nhầm nhoà gì, VN chỉ ngán mùng 5, 14, 23 thôi. Thật sự ngày nào cũng như ngày nào trái đất vẫn quay mọi hoạt động vẫn diễn ra thôi