Chào em. Anh cũng đã có quảng thời gian không biết chọn ngành gì phù hợp với bản thân. Đến nay cũng vừa tốt nghiệp đại học, với 6 năm học đại học, 1 năm học Thương Mại, 5 năm học Kinh tế quốc dân, theo kinh nghiệm của anh cũng như dựa trên những gì em kể, anh khuyên em không nên thi lại vì những lý do sau:
1, Em cảm thấy chưa đủ tự tin với những gì em tích lũy được trong thời gian học CĐ. Có thể trong thời gian này em vẫn còn tiếc nuối, học ngành mình không thích và không do mình lựa chọn nên không chú tâm học hành. Không có sự chuẩn bị cả về kỹ năng lẫn tâm lý khi em ra trường. Tuy nhiên theo anh được biết kể cả những sinh viên giỏi đều mất tự tin khi đi xin việc, một là do quên, hai là chương trình đào tạo không khớp giữa nhà trường và thực tế, thiếu thực hành... Em có thể bằng việc tích cực dạy thêm, dạy ở trung tâm, thậm chí là dạy miễn phí, tích lũy thêm kinh nghiệm.
2, Em học ở trường CĐSP không được tốt thì nhiều khả năng em học ở trường Y cũng không tốt. Em phải biết rằng kể cả thứ mình thích, mình đam mê nhưng khi bắt đầu thực hiện cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì. Nhiều người tin rằng làm thứ mình đam mê thì công việc sẽ trôi vèo vèo, lúc nào mình cũng có đủ sức mạnh để làm được tất cả mà không biết rằng để thành công thì kiên trì, nhẫn nại chiếm đến hơn 90%. Anh nghĩ rằng khi em chọn Sư phạm để học thì em cũng đã có lý do của riêng mình. Đừng vì khó khăn trong nhất thời mà từ bỏ.
3, Kể cả em đỗ được Y đa khoa nhưng em phải đổi lấy toàn bộ tuổi trẻ của mình, chưa chắc xin được việc. Nếu nhà em chắc chắn xin được thì hãy học nhưng trong thời gian đó em sẽ thấy bố mẹ già đi mà vẫn phải lo lắng cho mình, bạn bè công việc ổn định, lấy ck lấy vk, thu nhập khá, chơi bời các kiểu...
4. Bác sỹ giỏi thì cứu tính mạng cho người khác, giáo viên giỏi thì cứu cuộc đời người khác, 2 nghề đều có những cái hay riêng. Nhưng nhất thiết phải thật giỏi em ạ, nếu em cứ chần chừ mãi ở vạch xuất phát không biết đi hướng nào thì những người cùng trang lứa đã bỏ xa em rồi. Nếu em dành thêm 5 năm nỗ lực để thành một giáo viên giỏi anh nghĩ cuộc đời em sẽ rất khác đấy.
5. Quyết định cuối cùng vẫn ở em, chỉ em mới biết được những gì quan trọng nhất với bản thân mình.
Chúc em sáng suốt!
Với ngành Y thì tôi thấy 22 tuổi bạn vẫn còn trẻ để theo học. Để có 1 người thầy thuốc vừa có tâm, có đức, có tài thì tôi nghĩ phải từ 25 tuổi trở lên hãy nên học ngành Y. Tặng bạn câu nói nổi tiếng này: "You are never too old to set another goal or to dream a new dream".
Để em kể chị nghe một chuyện về người Anh của em ạ. Anh học đại học Sư Phụ TPHCM, Sp toán đến năm thứ 4 thì ôn lại và đỗ vào Y dược Cần Thơ. Ai hỏi thì anh cũng chỉ cười: anh yêu ngành Y, anh không cưỡng được khát khao chăm sóc, phục vụ cho bệnh nhân, an ủi động viên họ với tất cả yêu thương và tôn trọng.
Em nghĩ, chị ạ, giá trị cuộc sống không phải là một cuộc đua, cuộc sống là của mình, Y nghĩa của nó, nhanh, hay chậm, sớm hay muộn không thể so sánh với những người xung rồi kết luận được. Vì mỗi người có mở cuộc đời riêng. Ngành Y cần vốn tiếng Anh rất nhiều, chị có sẵn nền tảng đó trong 3 năm Cao đẳng là cần thiết, không hề bỏ đi ạ.
Hơn nữa, chỉ còn dc gia đình ủng hộ! Đó là điều quý giá nhất không phải ai cũng có. Nhiều bác sĩ học liên thông đến năm 40 tuổi mới có bằng bác sĩ. Nhưng các bác vẫn vui vì con đến 20 năm để cống hiến. Sao mình không nhìn đến phía trước để nỗ lực mà phải nhìn lại phía sau để tiếc nuối?
Một người anh khác của em tốt nghiệp ĐH SP Kỹ thuật TPHCM, năm 24 tuổi ôn lại và đỗ vào BS đa khoa. Giờ đây nhìn anh hạnh phúc khi làm bác sĩ mà em chảy nước mắt vì trước đây lúc anh ôn thi lại, em đã mắng anh là thiếu trách nhiệm với gia đình.
Tạm cho rằng 23 tuổi chị thi đỗ, vì Y công lập giờ không dễ vào. 29 tuổi ra trường và làm việc nếu chị học YhDP, YhCT, hay RHM. Là 31 tuổi nếu là y đa khoa. Chị nên tham khảo việc học hệ theo địa chỉ thử xem ạ. Điểm vào sẽ thấp hơn và việc làm cũng yên tâm.
Chào em, em cứ thử sức mình đi, y khoa là ngành mà em phải học cả cuộc đời mình, kể cả sau khi em đã nhận tấm bằng. Nên cứ làm những gì em cảm thấy muốn nhé. Tuổi trẻ chỉ có 1 lần. Và giả sử đậu y khoa đi nữa, em cần sự dũng cảm, lòng tin và nhiều điều khác để vượt qua thử thách ở trường Y, vì không phải ai cũng có được trong quá trình 6 năm. 3 năm qua sẽ kg phí đâu, vì em sẽ thấy kiến thức anh ngữ em có sẽ giúp em đọc sách và học tiếp sau này.
Chỉ cần có ước mơ và muốn bước tới, hiện thực sẽ không quan trọng.
Chúc em thành công và là một trong những đồng nghiệp của chị sau này nhé.
Chẳng bao giờ là trễ đối với việc học cả. Chỉ sợ người không đủ khả năng, kiên trì, chịu khó, tự tin và tâm huyết cho việc học hành thôi.
Em mới có 22 tuổi, con đường học vấn trước mắt còn dài lắm. Chúc em thành công.
Bạn cân nhắc kỹ nhé, việc chọn nghề là cả tương lai đấy, học Y xong thì bạn cũng đã 28 tuổi, ra trường cũng chưa chắc có việc làm ngay, cho dù làm ngay thì theo mình biết bác sĩ mới ra trường phải làm không công mấy năm nữa, như vậy bạn sẽ đóng bảo hiểm khoàng từ năm 30 tuổi, mà nữ thì 55 tuổi đã về hưu nên bạn sẽ không được hưởng mức tối đa 75% khi về hưu.
Trường hợp của mình cũng rất giống bạn lắm. Mình là sinh viên kinh tế Huế năm thứ 3. Cũng có ước mơ là một bác sĩ đa khoa. Đã lắm, sướng lắm, cái cảm giác khi ngồi mà nhìn thấy mấy bạn y mang áo blu thì lại bùng cháy lên ước mơ của mình. Bấy lâu nay mình cũng đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Cũng như bạn cũng gửi lên CFS của trường Y, gửi lên diễn đàn...để được chia sẻ. Cuối cùng, ngay lúc này mình đã quyết tâm nghĩ kt ôn thi lại Y. Mình có một câu châm ngôn trong cuộc sống, mặc dù cộc lốc nhưng ý nghĩa. Trong cuộc sống, thời gian thì trôi mãi, không bao giờ ngừng lại cả. Cuộc đời, thơ ấu, tuổi trẻ, người lớn thì chỉ trải qua một lần duy nhất. Chính vì vậy, hãy sống sao cho mình cảm thấy vui nhất, cảm thấy không có gì hối tiếc nhất. Mình đang bắt đầu ôn thi, năm nay đề thi thấy bao quát lắm. Rất vui nếu bạn ôn thi cùng mình, vì mình cũng đang muốn có thêm người cùng chí hướng, cùng hoàn cảnh để ôn thi.
Mình có đứa bạn học thi năm đầu trượt Bác Sĩ Đa Khoa, năm sau thi lại chỉ đậu Bác sĩ Điều Dưỡng, vạy mà no vừa học vừa thi thi thêm 5 năm nữa là 7 lần thi đại học mới đậu Bác sĩ đa khoa. Đọc các comment phía trên mình thấy có người báo nên có người bảo không nên. Theo mình thấy đúng và sai khoảng cách thật mong manh, học Y thành công thì đúng mà thất bại thì sai. Có những người cảm thấy mình làm công việc này, gặp khó khăn này rồi cho ràng mình lựa chọn sai. Còn người khác tự nhiên công việc lại đến lại thành công. Hãy hỏi xem bạn có thật sự đam mê với nghề y k? có chấp nhận khó khăn và 8 năm đi học nữa k?
Mỗi người có chỉ có một cuộc sống của mình thôi. Hãy làm và sống mà bạn không phải hối hận với cuộc đời mình.
P/S: vừa học sư phạm vừa ôn thi lại.
Năm xưa tôi cũng bỏ sư phạm nhảy qua Y khoa ở tuổi 22. Trong lớp tôi còn có nhiều anh lớn tuổi hơn vì đi bộ đội về. Thích thì làm em ạ. Nếu không ngại về tài chánh, chăm chỉ làm việc, thương yêu bệnh nhân, sau này sẽ biết bao nhiêu người muốn đến nhờ em chăm sóc sức khoẻ. Thầy tôi, bác sĩ nội khoa, ngày xưa hết giờ coi bịnh buổi sáng thì buổi chiều ở lại văn phòng đọc tài liệu y khoa, nghiên cứu phát đồ điều trị, cũng thú vị lắm. Nhà thầy không treo bảng mà cả khối người đợi thầy khám ở đó. Chúc giấc mơ của em thành sự thật nhé.
Nên chọn công việc mà mình cảm thấy thoải mái, hạnh phúc khi làm nó, vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Nhưng mình nghĩ, thích học Toán, Hóa nó khác hoàn toàn với việc thích làm trong ngành Y.
Nên cân nhắc kĩ càng bạn nhé.
Mình 26 tuổi và đang bắt đầu lại từ những bước đầu tiên với ngành Thiết Kế Đồ Họa. Nên mình nghĩ 22 chưa quá muộn để bắt đầu lại đâu.