NĂM NAY THI ĐẠI HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH CŨ HAY MỚI.??????

em thi trượt đại học năm vừa rồi năm nay em muốn thi lại nhưng không biết quy chế thi của năm nay thế nào.vì năm em học là năm cuối của chương trình cũ.năm nay là năm đầu tiên thi theo chương trình mới.vậy cho em hỏi năm nay em thi lại đại học thì em sẽ được thi theo chương trình nào?nếu thi chương trình mới theo các bạn năm nay thì em lo mình không thi được mất vì em hoàn toàn chưa được học theo chương trình mới nay.ai biết xun trả lời cho em biết với ạ.em đang rất lo lắng.
BT
BT
Trả lời 15 năm trước
Theo vietnamnet [b]Trước nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của đề án chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia dự kiến triển khai vào năm 2009, sáng 5/7, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ hoãn thời gian triển khai phương án này vào năm tới để có thêm thời gian chuẩn bị.[/b] Trao đổi với báo giới sáng 5/7, một quan chức của Bộ GD-ĐT cho biết,Bộ GD-ĐT nhận thấy đề án tổng thể về đổi mới thi và tuyển sinh được chuẩn bị tương đối kỹ, lấy được nhiều ý kiến bộ, ngành, Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, để thực hiện đề án này trong điều kiện hiện nay là chưa chín muồi. Do vậy, đề án chưa triển khai vào năm 2009 để có thời gian chuẩn bị kỹ hơn; đồng thời xây dựng quy chế tổ chức một kỳ thi quốc gia. Trên cơ sở quy định các trường ĐH công bố các tiêu chí riêng của trường. Điều kiện chuẩn bị thực hiện 1 kỳ thi quốc gia đến nay là chưa chín muồi cho nên phải tiếp tục thực hiện kỳ thi phổ thông nghiêm túc hơn và tuyển ĐH chất lượng hơn. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét lộ trình thực hiện nhưng chưa xác định thời gian cụ thể. [b]Năm 2009, việc thi ĐH vẫn tiến hành theo phương thức "ba chung".[/b] Trưởng phòng Đào tạo Viện ĐH Mở Hà Nội Nguyễn Hoàng cho rằng, việc hoãn không thực hiện đề án một kỳ thi THPT quốc gia vào năm 2009 đã thể hiện sự lắng nghe dư luận của Bộ GD-ĐT. Mặc dù, theo tinh thần từ đầu là chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia, trường đã chuẩn bị 2 phương án nếu không còn thi ĐH (có những khoa chỉ căn cứ kết quả để xét nhưng cũng có khoa thi thêm 1 môn bổ sung). Ông Hoàng nhìn nhận, việc hoãn lại là hợp lý bởi quyết sách của giáo dục phải có lộ trình. Còn theo Giám đốc Học viện Tài chính Ngô Thế Chi, thực hiện xét tuyển gây khó cho các trường rất nhiều. Vì các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng nên phải có tự chủ trong tuyển chọn đầu vào để tuyển những thí sinh có đủ điều kiện để theo học. Nếu Chính phủ quyết phê duyệt đề án chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia thì trường cũng sẽ nghiên cứu phương án để tuyển đầu vào đảm bảo chất lượng đào tạo - ông Chi nói. Về lộ trình thực hiện cũng nên xem lại, có thể giãn thời gian thực hiện vào năm 2012. Khi đó, chất lượng giáo dục phổ thông đã tương đối, các quyết định có hiệu lực và ý thức của phụ huynh, học sinh được nâng cao thông qua những cải cách... Trước mắt, có thể thực hiện thí điểm trên diện nhỏ, không nên đại trà ngay. Và nếu nói bỏ thi để giảm chi phí nhưng để đảm bảo chất lượng, tùy trường sẽ tổ chức thêm 1 kỳ thi hoặc kiểm tra bổ sung sau xét tuyển thì vẫn phải chi phí thì sẽ không đạt được mục đích giảm. Vẫn theo ông Chi, đào tạo ĐH là đào tạo những con người làm ra nền kinh tế cho đất nước thì tiết kiệm cũng cần so sánh với hiệu quả. Nếu tiết kiệm chi phí mà hiệu quả không cao thì hiệu quả về sau còn nguy hiểm hơn. Ông dẫn dụ, đã có năm, trường tuyển thẳng học sinh giỏi nhưng trong số đó có em đã không học qua nổi năm thứ nhất. Thậm chí, nhiều thí sinh tốt nghiệp loại giỏi thi 3 môn chỉ đạt 1 hoặc 2 điểm... Tuy ít nhưng cũng đặt vấn đề phải xem lại chất lượng giáo dục phổ thông ở một số nơi!?
le hoai phuong
le hoai phuong
Trả lời 15 năm trước
[red]Đề thi ĐH, CĐ sẽ bám sát chương trình - sách giáo khoa mới[/red] Theo quyết định của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, đề thi môn ngoại ngữ sẽ ra chung cho tất cả thí sinh học chung một thứ tiếng, trong đó bao gồm phần kiến thức của chương trình chuẩn và phần ra theo mức độ phù hợp với yêu cầu phân loại trình độ thí sinh. Các môn khác là toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý được ra với hai phần: phần chung cho tất cả thí sinh (chiếm tỉ lệ 80%), phần riêng ra theo từng chương trình chuẩn và nâng cao (chiếm tỉ lệ 20%). Thí sinh có thể chọn bất kỳ một trong hai phần của phần đề riêng để làm, nhưng không được phép làm cả hai. Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 sẽ bám sát chương trình - sách giáo khoa mới. Như vậy, những thí sinh tự do học chương trình cũ sẽ bị thiệt thòi hơn so với thí sinh vừa tốt nghiệp lớp 12. Do đó, muốn thi đạt yêu cầu, thí sinh tự do sẽ phải nỗ lực hơn bằng cách tự học, bổ sung kiến thức căn cứ vào chương trình - sách giáo khoa mới. Đây có thể là một bất cập, vì số lượng thí sinh tự do tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm tới không nhỏ. Những thí sinh này sẽ phải chấp nhận một cuộc chạy đua mà điểm xuất phát khác với nhiều thí sinh dự thi năm đầu tiên. [red]Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long:[/red] Không thể ra đề riêng cho thí sinh tự do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long (ảnh) trả lời Tuổi Trẻ sau cuộc họp quyết định cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009. * Xin ông cho biết vì sao Bộ GD-ĐT không thiết kế đề riêng cho thí sinh tự do học chương trình phân ban thí điểm và chương trình không phân ban như một số ý kiến đề nghị? - Việc này khó khả thi. Bởi nếu xây dựng đề riêng cho đối tượng trên sẽ phải thành lập ban ra đề thi riêng. Các sở GD-ĐT cũng sẽ phải có cơ sở in sao đề riêng, bố trí địa điểm thi riêng cho đối tượng này, rất phức tạp. * Nhưng nếu thí sinh tự do sẽ phải thi theo đề chung với thí sinh học chương trình - sách giáo khoa mới thì không công bằng, vì có nhiều nội dung họ không được học? - Thí sinh tự do thuộc hệ THPT muốn dự thi lại để xét tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH, CĐ sẽ không còn cách nào khác là phải tự bổ sung phần kiến thức bị thiếu hụt so với chương trình - sách giáo khoa mới. Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT tiếp nhận những thí sinh tự do đăng ký dự thi năm 2009 để tổ chức ôn tập, bổ sung kiến thức cho đối tượng này. Tuy nhiên, tôi khuyên các thí sinh đã thi trượt năm trước nên nghĩ đến phương án phân luồng: vào học các trường nghề, phù hợp với điều kiện, năng lực, sở thích. Nếu các em vẫn có nhu cầu học lên cao thì sẽ phấn đấu theo con đường học tập khác, vì có thể học tập suốt đời bằng nhiều hình thức. Còn những thí sinh tự do trượt đại học năm trước nhưng thật sự có năng lực, tôi tin sẽ có thể tự bổ sung được phần kiến thức cần thiết để dự thi.