Trình bày bài thi ĐH-CĐ môn Toán ?

Các bạn nào biết cho mình hỏi: Trong bài làm môn Toán, có được phép sử dụng thuật ngữ : "Chứng minh tương tự, Ta có..." hay k? Nhờ các bạn chỉ giúp. Tks rất nhiều!

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Sử dụng thuật ngữ '' chứng minh tương tự'' ta có bạn vẫn đc điểm tối đa, yên tâm bạn nhé.

Đề thi môn Toán sẽ không quá khó, nhưng cũng không quá dễ nhằm phân loại thí sinh. Đề thường có 10 câu, trong đó 6 câu cơ bản, 3 câu hơi khó và 1 câu khó. Vì vậy, thí sinh cần chú ý vào những kiến thức, dạng bài tập cơ bản.

Đặc biệt khi làm bài thí sinh không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.

Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.

Yêu cầu của bài làm của thí sinh: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng (nhiều thí sinh làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm).

Trong quá trình ôn thi, thí sinh cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:

- Trình bày: Đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.

- Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất...

- Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.

Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản, thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà thí sinh cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán - Cơ - Tin, ĐH Tổng hợp cũ (nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) xuất bản.

Nội dung thí sinh cần lưu ý:

- Đại số: Khảo sát và vẽ đồ thị; giải toán tiếp tuyến; các câu hỏi về cực trị của các dạng đường cong cơ bản phụ thuộc tham số; sử dụng đồ thị; sử dụng đạo hàm giải bài toán cực trị; tìm các nguyên hàm cơ bản; tích phân xác định và tổ hợp; các dạng phương trình, hệ phương trình chứa căn, mũ và lô-ga; bất đẳng thức.

- Lượng giác: Chứng minh các đẳng thức lượng giác và các công thức lượng giác trong tam giác; giải các phương trình lượng giác cơ bản.

- Hình học: Hình học giải tích gồm: Đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, mặt cầu, các đường cô-nic. Hình học không gian: Các bài toán song song, vuông góc; các bài toán về tính chất song song, vuông góc trong các khối đa diện (tứ diện, lăng trụ, hộp chữ nhật).