Vùng đất nào là vùng đất xanh nhất?

Nơi nào trên thế giới là vùng đất xanh nhất?[:(]
Trả lời 14 năm trước
Theo một khảo sát gần đây do một nhóm nghiên cứu độc lập của Anh thực hiện, Costa Rica là nơi hạnh phúc nhất trên trái đất và là một trong những khu vực thân thiện với môi trường nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia Úc cho rằng cuộc khảo sát có những điểm không hợp lý và huyễn tưởng. Tổ chức New Economics Foundation (Tổ chức Quỹ Kinh tế Mới - NEF) đã khảo sát 143 nước nơi có đến 99% dân số trái đất sinh sống và đặt ra một công thức tính toán tuổi thọ, chỉ số hạnh phúc của con người so với những tác động của con người đến môi trường. Tính theo công thức này, Costa Rica là đất nước xanh nhất và con người hạnh phúc nhất trên thế giới, vượt qua Cộng hòa Dominic trong bảng xếp hạng. Các nước Mỹ La Tinh có thứ hạng khá cao trong bảng xếp hạng ‘Happy Planet Index’ (‘Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc’), chiếm 9 trên 10 thứ hạng đầu bảng. Costa Rica đứng đầu trong bảng xếp hạng bởi có ít “dấu chân sinh thái” cùng với tuổi thọ và chỉ số hạnh phúc cao. Người Costa Rica sống lâu hơn người Mỹ và mức độ thỏa mãn với cuộc sống cao hơn và hơn ¾ vùng đất này con người chưa đặt chân đến. Người Costa Rica có tuổi thọ trung bình (78,5 tuổi) đứng thứ hai trong Thế giới Mới (chỉ đứng sau Canada) với 85% dân số tuyên bố rằng họ hạnh phúc và thỏa mãn với cuộc sống. Tổ chức NEF cho biết Costa gần đạt được mục tiêu của chiến dịch ‘One planet living’ (Sống trên một hành tinh) nếu tính đến mức độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên trái đất. Các nước phương Tây lớn xếp thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng: Anh đứng thứ 74, Mỹ đứng thứ 114 và Úc đứng thứ 102. Tổ chức NEF nhận xét Mỹ, Trung Quốc 20 năm trước là những đất nước “xanh hơn và hạnh phúc hơn” ngày nay. Nghiên cứu năm 2006 của Tổ chức New Economics Foundation đã xếp hạng Vanuatu là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất và Costa Rica đứng thứ hai. Suy nghĩ huyễn tưởng Tuy nhiên, một chuyên gia Úc về xác định chỉ số hạnh phúc cho rằng bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc còn có những điểm chưa phù hợp. “Việc so sánh chỉ số hạnh phúc giữa các nước khác nhau là vô lý”, giáo sư Bob Cummins, chuyên ngành Tâm lý học thuộc Đại học Deakin ở Melbourne, phát biểu. Giáo sư Bob Cummins cho rằng những nền văn hóa khác nhau sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi, nghĩa là rất khó để so sánh. Quan trọng hơn, bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc kết hợp cả các tiêu chuẩn đánh giá chủ quan và khách quan về hạnh phúc. Các tiêu chuẩn đánh giá khách quan bao gồm các yếu tố như tiêu chí về sự giàu có và sức khỏe. Tiêu chuẩn đánh giá chủ quan đánh giá cảm xúc của con người. Cummins cho rằng hai phạm trù này quá khác nhau, không liên quan với nhau và không thể kết hợp trong tiêu chuẩn đánh giá. Cummins dẫn ra ví dụ những người ghi điểm cao trong các tiêu chí khách quan như sự giàu có và sức khỏe không phải luôn cảm thấy hạnh phúc. Tương tự như vậy, những người tàn tật và chỉ có thu nhập khiêm tốn vẫn có thể cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống. Cummins cho rằng kết hợp các tiêu chí khách quan và chủ quan trong một công thức rốt cuộc là “suy nghĩ huyễn tưởng”. Cummins cho biết trong bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index) của Liên Hợp Quốc đánh giá dựa trên các tiêu chí khách quan, các nước vùng Scandinavia là những nơi hạnh phúc nhất. Úc đứng thứ tư trong bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc