Đàn ông đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải?

Theo em được biết thì phụ nữ đeo nhẫn cưới ngón áp úp tay trái đúng không ạ? Đàn ông thì đeo ở tay trái hay tay phải? Em thấy một số người đeo ở tay trái (đa số là như thế) nhưng một số lại đeo ở tay phải! Như vậy chính xác là đeo nhẫn ở tay nào thì mới hợp quy tắc? Em chưa có người yêu cũng như chưa có vợ nhưng tò mò mong mọi người thông cảm!
meo
meo
Trả lời 16 năm trước
Cái này cũng còn tuỳ, nhưng thường thường thì người ta đeo ở tay trái, nhưng cũng có một số nước lại đeo ở tay phải theo tục lệ của họ. Hầu hết phụ nữ trên thế giới đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của tay trái. Tuy vậy phụ nữ Do Thái lại đeo nhẫn ở ngón trỏ. Đàn ông chỉ đeo nhẫn cưới từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây thôi. Cũng như phụ nữ, còn tuỳ vào dân tộc và nền văn hoá mà người ta có thể đeo nhẫn cưới tay phải. Còn ở Việt Nam chúng ta thì vô dâu và chú rể thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của ta y trái. Tuy thế vẫn có một số người con gái thường đeo ở ngón tay phải nguyên do là khi xem bói thường thì nam tay trái, nữ tay phải, do đó có một số người đeo nhẫn tay phải.
phan minh hieu
phan minh hieu
Trả lời 16 năm trước
Hầu hết là đeo ở tay trái bạn à.cả hai như thế.đeo ở ngón áp út.
Đỗ Mạnh Khang
Đỗ Mạnh Khang
Trả lời 14 năm trước
Đàn ông đeo nhẫn cưới: Việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới. Ý nghĩa của đôi nhẫn cưới Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn... Không phải tự nhiên mà dôi nhẫn cưới đôi nhẫn cưới luôn luôn giống nhau về kiểu dáng cũng như chất liệu và được sử dụng cùng một thời gian. Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân: Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian và nó cũng có một lịch sử lâu dài từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4.800 năm trước đây. Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa. Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc. Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ. Chiếc nhẫn không nhất thiết phải làm bằng vàng: Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng bởi sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ. Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái: Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: - Nhẫn đính hôn - Nhẫn cưới - Nhẫn khi làm mẹ Những cô dâu Do Thái thì lại đeo nhẫn ở ngón tay trỏ bởi vì đó là ngón mà với nó họ chỉ vào kinh Torah khi họ đọc. Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm. Còn trong thời kỳ thuộc địa, các đôi uyên ương thường trao đổi “những chiếc măng sông đám cưới” - một món quà hữu dụng và thực tế và vì thế được chấp nhận trong một thời gian dài. Nhưng sau đám cưới họ thường cắt những phần đuôi ra để làm thành một đôi nhẫn. Như vậy có thể thấy bất kỳ nền văn hoá như thế nào, thế kỷ nào, loài người đều đã nhận ra tầm quan trọng của việc gắn kết những cá nhân đơn lẻ với chiếc nhẫn. Tại sao nhẫn cưới lại trên ngón tay thứ 3 trên bàn tay trái? Có rất nhiều học thuyết tại sao ngón tay này lại được gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng La tinh - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim. Trong thời kỳ nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Trên danh nghĩa của cha, con trai và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh - ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Thói quen này cuối cùng sau đó được nghi lễ hoá vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII, tác giả của cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới. Chúc em sẽ sớm có người trong mộng để được hiểu rõ thêm ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới nhé
Khương
Khương
Trả lời 14 năm trước
Cưới rồi thì đeo nhẫn ngón áp út tay trái chứ. còn mới đính hôn hay có người yêu mới đeo tay phải. Biết vậy thôi
Nguyen huy hoang
Nguyen huy hoang
Trả lời 14 năm trước
tat nhiên la ngon ap ut o tay trai
Viet Thuy
Viet Thuy
Trả lời 13 năm trước

Hồi mới cưới, mình đeo nhẫn ngón áp út tay trái. Nhưng ông xã mình kêu là phải đeo ngón áp út tay phải!

Hiện giờ, chồng mình đeo nhẫn ngón áp út tay trái, còn mình đeo ngón áp út tay phải. Như vậy cũng hay!

Nói chung là tùy sở thích àh. Bạn muốn đeo ngón nào cũng được. Nhưng thường là, bạn đeo nhẫn sao mà khi hai người nắm tay nhau thì hai chiếc nhẫn thành một cặp!

tranminhhung
tranminhhung
Trả lời 13 năm trước

đàn ông đeo nhân tay trái bạn à

CTY TNHH Quảng Cáo Ánh Sao Vàng

xưởng sản xuất : 52 Đường B Khu ADC, Phú Thạnh, Q. Tân Phú

ĐT : ( 08 ) 6.275.0004 , ( 08 ) 6.275.0008 , 08 ( 6.276.1706) Fax : ( 08) 626.730.31

anhsaovangdesign@yahoo.com.vn

DĐ:0988.888.611 TiếnHùng

in tờ rơi , tờ bướm , tờ gấp , tờ rơi giá rẻ , In poster,Brochure, tờ gấp,

in hộp giấy, hộp thuốc ,hộp mỹ phẩm , hộp trà , hộp catron , hộp bánh, thiết kế bao bì

in Catalogue , thiết kế catalogue ,catalogue giá rẻ , catalog , in ấn , offset

In túi giấy, túi giấy giá rẻ , thiết kế túi giấy ,in túi giấy nhanh,

In bao thư , in bì thư , in phong bì, bì thư giá rẻ, bao thư giá rẻ, bao lì xì , bao đũa,

Phan Phụng Hoàng Kim check gia
Phan Phụng Hoàng Kim check gia
Trả lời 13 năm trước

Nam Tả, Nữ Hữu. Vì vậy đàn ông khi cưới xong sẽ đeo nhẫn tay trái.

Ngoài ra có 1 giải thích khác như sau : vì đàn ông thời xưa là trụ cột gia đình, làm việc đồng áng, làm việc nặng sẽ bằng tay thuận, mà tay thuận thường là tay phải, cho nên nếu đeo nhẫn bằng tay phải sẽ vướng víu, nên họ sẽ đeo tay trái. Và phụ nữ là việc nội trợ, thêu thùa, may vá, làm cơm, cắt tỉa đều dùng tay phải để làm, những việc đó không nặng nên không bị vướng khi đeo nhẫn làm việc, ngoài ra đeo nhẫn ở tay phải phụ nữ, khi làm việc, người khác nhìn vào là sẽ thấy ngay là người phụ nữ đó đã có gia đình rùi. ^^