Ăn uống thế nào khi bị gút?

Bố tôi vừa đi khám về, bác sĩ kết luận bị bệnh gút. Xin hỏi, người bị bệnh gút nên ăn uống thế nào?

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Theo các bác sĩ, khi lượng acid uric trong máu tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,… thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời lúc này tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ. Lúc đó người ta gọi là bệnh gút.

Nếu không điều trị hoặc để tái phát nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngày nay, bệnh gút không còn là bệnh của người giàu mà là bệnh của toàn xã hội, khi thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học ngày càng phổ biến.

Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp dưới đây nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh.

Người bệnh gút nên ăn gì?

Nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, rau quả, các loại hạt... đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.

Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Tuy nhiên, không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một yếu tố nữa là, hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

Người bệnh gút nên kiêng gì?

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản các loại; các loại thịt có màu đỏ; phủ tạng động vật; thịt gia cầm, cải bó xôi, bông cải... Tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ... để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: Đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt... và đạm thực vật như đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

Giảm các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh...

Không uống bất kỳ một dạng chất cồn, đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Giảm các đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

Lưu ý:

Người bị bệnh gút là hạn chế lượng Purin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh nhân gút thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu Protein sinh ra các bệnh lý khác nhưng cũng không ăn nhiều quá làm thúc đẩy bệnh gút diễn biến nặng nhanh…. . Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

Bên cạnh việc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout Không dùng Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout

Không dùng

Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Dùng hạn chế
  • Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.
  • Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.
Dùng nhiều
  • Các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Sữa, trứng.
  • Chế độ sinh hoạt
  • Chống béo phì.
  • Tăng cường vận động.
  • Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Chế độ ăn uống có thay thế được thuốc không?

Đối với bệnh Gout
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh Gout và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh.
Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan…).
Đối với tình trạng tăng acid uric máu
Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh Gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gout.

Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh Gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh Gout cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành... rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.