Trời nắng nóng nên tôi thường đi chợ mua sẵn thức ăn và nấu 1 lần để ăn 2 bữa trong ngày. Xin hỏi, như thế có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không? Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu sẽ không hại?
Lưu trữ thực phẩm đúng cách và ngăn nắp giúp mẹ không cảm thấy mệt mỏi mỗi khi phải lục tìm đồ ăn trong tủ, cũng giúp mẹ tiết kiệm hơn trong chi tiêu cho mảng lương thực và lúc nào cả gia đình cũng được ăn đồ ngon nhất, đặc biệt là sẽ không mang bệnh vào người.
Sữa là thực phẩm rất dễ hư hỏng từ khi mở bao bì, dù bạn có bảo quản trong tủ lạnh, vì vậy tốt nhất bạn nên nếm thử mùi vị của sữa trước khi dùng nếu phải bảo quản chúng nhiều ngày.
Nếu mua đồ hộp làm sẵn thì bảo quản được từ 3-5 ngày sau khi mở hộp. Nếu là đồ ăn tự chế biến thì cần bọc kỹ, bảo quản được từ 2-3 ngày.
Mẹ có biết cà chua không nhất thiết phải để trong tủ lạnh không? Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi để cà chua ở ngoài nhưng nhớ là không để cà chua bọc trong túi nilon.
Cà rốt tốt nhất nên để trong túi trong trữ đồ ăn và để trong tủ lạnh được 3 tuần. Dưa chuộc bọc trong màng bọc thực phẩm và để trong ngăn để rau của tủ lạnh được một tuần liền.
Hai loại này cần để tách riêng ra cho đỡ lẫn mùi và để trong chỗ tối. Tương tự với khoai lang có thể giữ được hai tuần.
Riêng đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hay trứng mẹ lại càng cần phải để ý hơn nhé. Thịt xông khói chưa mở gói có thể trữ trong ngăn đựng thịt hai tuần, sau khi mở là một tuần, nhưng nếu mẹ muốn để lâu hơn hai tuần thì hãy để trong ngăn đá.
Thực phẩm tươi sống như cá, mực, tôm,... chưa chế biến ngay mẹ hãy bọc trong một lớp giấy ẩm rồi để vào ngăn thường của tủ lạnh nhưng lưu ý không thể để quá 1 ngày mẹ nhé, còn không thì hãy làm sạch, bỏ trong túi nhựa trong dành riêng cho tủ lạnh và trữ trong tủ đá.
Trứng để trong tủ lạnh có thể trữ được từ hai tuần đến khi hết hạn nhưng mẹ đừng bỏ ra khỏi hộp.
Nếu chưa mở bao bì đóng gói, bạn vẫn có thể bảo quản xúc xích theo hạn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì. Tuy nhiên nếu đã mở ra, chúng chỉ dùng tốt nhất trong vòng 1 tuần.
Trứng gà
Việc để trứng gà đã luộc qua đêm trong tủ lạnh sẽ làm giảm một lượng vi chất nhỏ trong trứng, tuy nhiên không có ảnh hưởng nhiều, nếu luộc lại vẫn có thể ăn được. Nhưng nếu không bảo quản trứng trong tủ lạnh mà để ở nhiệt độ bên ngoài từ 10 độ C trở lên sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của dạ dày, đường ruột, thậm chí là gây tiêu chảy.
Cá và hải sản
Đối với các món ăn làm từ thủy, hải sản, việc để những loại thực phẩm này qua đêm sẽ khiến cho thành phần protein trong thực phẩm bị biến đổi, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của gan, thận. Không những vậy, những loại gỏi làm từ hải sản như gỏi cá, gỏi tôm lại càng không nên để qua đêm vì dễ gây nấm mốc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người.
Nộm
Khi làm nộm chúng ta thường cho rất nhiều gia vị như dấm, chanh, tỏi, ớt… những loại gia vị này khi để qua đêm dễ sinh ra những vi sinh vật gây hại cho cơ thể con người như nấm mốc, khi ăn vào sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Thực phẩm khi cho vào tủ lạnh nên bọc kín bằng túi bóng, hộp nhựa, kim loại. Thực phẩm ướp lạnh càng chế biến nhỏ càng tốt để nhiệt độ được lạnh đều, tránh tình trạng thực phẩm để to quá, bên ngoài thì lạnh, bên trong thì đang bị phân huỷ.
Không nên để đồ ăn nóng vào tủ, thực phẩm chín và tươi sống phải tách biệt.
Sau đây là một số gợi ý để bạn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và an toàn nhất:
1. Thường xuyên lau dọn tủ lạnh và rửa dao, thớt, bồn rửa thức ăn kỹ lưỡng.
2. Chà và rửa rau củ quả dưới vòi nước đang chảy. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Kilonzo-Nthenge xuất bản trong tạp chí Bảo Quản Thực Phẩm năm 2006, thì đây là cách rửa rau củ quả sạch nhất, tốt hơn cả việc rửa với 5% dấm hay 13% nước chanh, hay nước rửa rau củ quả trên thị trường.
3. Sau khi rửa thịt cá sống hay chặt thịt cá sống thì cần làm sạch bồn rửa và dao thớt với chất khử trùng để tránh việc rau củ quả ăn sống bị nhiễm khuẩn từ thịt cá.
4. Thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng. Thức ăn chín phải để ngăn ở trên thức ăn sống để tránh trường hợp thức ăn sống rơi rớt vào thức ăn chín gây nhiễm khuẩn.
5. Mọi thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông cần được bọc kín hoặc tốt hơn nữa là để trong những hộp đựng thức ăn có nắp đậy kín. Bạn nên chú ý chỉ sử dụng những hộp đựng thức ăn đã được qua kiểm định an toàn cho việc đông lạnh, vì không phải hộp nào cũng an toàn để đựng thức ăn trong tủ lạnh hay tủ đông, nhất là hộp nhựa.
6. Nhìn chung, không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản chúng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.