Ngày Tết nên ăn gì cho khỏe?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Nên bổ sung thực phẩm giàu chất khoáng

và vitamin trong các bữa ăn ngày Tết

Trước đây, bữa ăn ngày Tết được xem là thịnh soạn nhất, quan trọng nhất trong cả một năm. Hầu hết được chế biến dưới dạng đồ ăn sẵn, có thể bảo quản được trong khoảng 1 tuần. Nhưng những năm gần đây, các thức ăn chỉ có trong dịp Tết mới được ăn như bánh chưng, mứt, giò lụa...lại được bày bán quanh năm nên bữa ăn ngày Tết giờ chỉ mang tính truyền thống và nghi lễ. Trong những ngày Tết, chúng ta thường có xu hướng ăn uống thoải mái, vì thế sau Tết, có người tăng lên vài cân. Bởi vậy, điều quan trọng là mỗi người cần áp dụng các nguyên tắc của chế độ ăn uống khoa học. Đó là một chế độ ăn giảm bớt calo, cân đối, ít chất béo, ít đường, đủ đạm, vitamin và nhiều rau quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hằng ngày nên giảm dưới 300mg/ngày. Cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều cholesterol như bầu dục bò, lợn, tim, lòng đỏ trứng, gan lợn, gà. Cần chú ý ăn các loại cá hay dầu cá chứa nhiều acid béo omega 3, có tác dụng làm hạ thấp lipid máu, có thể làm giảm tới 50% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành. Phối hợp giữa mỡ và dầu thực vật, ăn thêm vừng, lạc. Đậu nành chứa nhiều Isoflavon làm giảm đáng kể Cholesterol máu. Nên dùng các loại sữa ít chất béo.

Trẻ em ngày Tết không nên uống nhiều nước ngọt vì thói quen uống nước ngọt có mối “liên hệ” rất gần với chứng béo phì ở trẻ em. Trong dịp Tết, uống rượu chúc mừng nhau là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên cần tránh lạm dụng uống quá nhiều rượu đến mức say, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Uống nhiều rượu còn dễ dẫn đến béo phì và nhiều bệnh khác như xơ gan, gút. Những người nghiện hút thuốc lá cũng cần hạn chế bớt hút thuốc.

Với những người bị gút hay tăng acid uric máu, cần chú ý chế độ ăn “giảm đạm”. Bệnh nhân viêm thận không nên động tới các thức ăn mặn và giàu protein cao như thịt dê, bò, thỏ, trứng, quả chuối, củ quả muối dưa, nộm, maggi, nước mắm... Người bị tiểu đường nên tránh các loại bánh mứt kẹo nhiều đường.

Ngày Tết nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ít tinh bột, ít mỡ, ít đạm, không nên ăn nhiều thực phẩm đã chế biến sẵn. Tốt nhất, chúng ta nên tự làm cho gia đình mình một số loại thực phẩm cổ truyền như: bánh chưng, dưa kiệu, mứt... Khi chế biến thức ăn trong mùa lạnh cần tận dụng các gia vị như hành, tỏi... nhằm phòng ngừa các bệnh về hô hấp, hệ miễn dịch. Nên bổ sung chất kẽm có trong nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm cua, cá, ngũ cốc, khoai lang, rau cải, rau muống... Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức ăn uống hợp lý, khoa học trong những ngày Tết thì sẽ giữ được sức khỏe dồi dào, bước khởi đầu tốt đẹp cho năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Trước đây, bữa ăn ngày Tết được xem là thịnh soạn nhất, quan trọng nhất trong cả một năm. Hầu hết được chế biến dưới dạng đồ ăn sẵn, có thể bảo quản được trong khoảng 1 tuần. Nhưng những năm gần đây, các thức ăn chỉ có trong dịp Tết mới được ăn như bánh chưng, mứt, giò lụa... lại được bày bán quanh năm nên bữa ăn ngày Tết giờ chỉ mang tính truyền thống và nghi lễ. Trong những ngày Tết, chúng ta thường có xu hướng ăn uống thoải mái, vì thế sau Tết, có người tăng lên vài cân. Bởi vậy, điều quan trọng là mỗi người cần áp dụng các nguyên tắc của chế độ ăn uống khoa học. Đó là một chế độ ăn giảm bớt calo, cân đối, ít chất béo, ít đường, đủ đạm, vitamin và nhiều rau quả.

thuc-pham21Nên bổ sung thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin trong các bữa ăn ngày Tết.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hằng ngày nên giảm dưới 300mg/ngày. Cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều cholesterol như bầu dục bò, lợn, tim, lòng đỏ trứng, gan lợn, gà. Cần chú ý ăn các loại cá hay dầu cá chứa nhiều acid béo omega 3, có tác dụng làm hạ thấp lipid máu, có thể làm giảm tới 50% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành. Phối hợp giữa mỡ và dầu thực vật, ăn thêm vừng, lạc. Đậu nành chứa nhiều Isoflavon làm giảm đáng kể Cholesterol máu. Nên dùng các loại sữa ít chất béo.

Trẻ em ngày Tết không nên uống nhiều nước ngọt vì thói quen uống nước ngọt có mối “liên hệ” rất gần với chứng béo phì ở trẻ em. Trong dịp Tết, uống rượu chúc mừng nhau là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên cần tránh lạm dụng uống quá nhiều rượu đến mức say, dễ xảy ra tai nạn giao thông. Uống nhiều rượu còn dễ dẫn đến béo phì và nhiều bệnh khác như xơ gan, gút. Những người nghiện hút thuốc lá cũng cần hạn chế bớt hút thuốc.

Với những người bị gút hay tăng acid uric máu, cần chú ý chế độ ăn “giảm đạm”. Bệnh nhân viêm thận không nên động tới các thức ăn mặn và giàu protein cao như thịt dê, bò, thỏ, trứng, quả chuối, củ quả muối dưa, nộm, maggi, nước mắm... Người bị tiểu đường nên tránh các loại bánh mứt kẹo nhiều đường.

Ngày Tết nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, ít tinh bột, ít mỡ, ít đạm, không nên ăn nhiều thực phẩm đã chế biến sẵn. Tốt nhất, chúng ta nên tự làm cho gia đình mình một số loại thực phẩm cổ truyền như: bánh chưng, dưa kiệu, mứt...

Khi chế biến thức ăn trong mùa lạnh cần tận dụng các gia vị như hành, tỏi... nhằm phòng ngừa các bệnh về hô hấp, hệ miễn dịch. Nên bổ sung chất kẽm có trong nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm cua, cá, ngũ cốc, khoai lang, rau cải, rau muống... Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức ăn uống hợp lý, khoa học trong những ngày Tết thì sẽ giữ được sức khỏe dồi dào, bước khởi đầu tốt đẹp cho năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.