Ăn vặt thế nào tốt cho sức khỏe?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Những món ăn vặt là giải pháp giúp bạn thỏa mãn cơn đói, cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho nhu cầu đòi hỏi của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc món ăn vặt chứa nhiều chất béo và calorie, chúng có nguy cơ gây bất ổn cho sức khỏe của bạn. - Lựa chọn món ăn vặt Tốt nhất bạn cần tránh chọn món ăn vặt có chứa thành phần carbohydrate đơn như kẹo, nước soda...Hãy chọn thức ăn có chứa thành phần carbohyrate phức như táo khô, đậu và các thức ăn ngũ cốc khác. Ngoài ra, ăn vặt một cách điều độ mới là khôn ngoan. Nếu bạn biết kiểm soát "đầu vào", những bữa ăn vặt cân đối và tốt cho sức khỏe sẽ giúp đề phòng việc ăn uống qúa độ và dễ tăng cân, thay vì ăn nhảy bữa hoặc nhịn ăn trong thời gian dài với bụng đói để sau đó, ăn ngấu nghiến thật nhiều những món ăn chiên, rán... Việc bạn cảm thấy đói vào một giờ nhất định nào đó trong ngày chỉ là bình thường. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe nhu cầu đòi hỏi của cơ thể để biết mình cần ăn bao nhiêu là đủ. Trường hợp bạn muốn chọn món ăn vặt chế biến sẵn, cần chú ý đến nhãn mác thực phẩm khi chọn lựa. Có những sản phẩm có ghi "thành phần tự nhiên" hoặc "nguyên chất" nhưng không hoàn toàn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một số nước trái cây hoặc soda có thể chứa nhiều đường, điều này có nghĩa là thành phần calorie cao và ít dưỡng chất. Tuy loại bánh được chế biến từ bột yến mạch và hoa quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, nhưng một số lại chứa nhiều chất béo gồm cả chất béo gây hại là chất béo chuyển hóa. Thông thường, có khoảng 35% thành phần calorie có nguồn gốc từ chất béo được tìm thấy trong loại bánh này và có thể chứa nhiều đường. Một số món ăn vặt chế biến sẵn cũng bị cắt giảm bớt chất béo. Nếu chất béo bị lấy đi hoặc cắt giảm, lượng đường trong sản phẩm có thể nhiều hơn nhằm tạo hương vị thơm ngon cho món ăn. Lại có những món ăn vặt tưởng chừng chứa ít chất béo, nhưng thật ra chứa nhiều chất béo hơn cả. - Ăn vặt đúng cách Dưới đây là một số giải pháp giúp cho bữa ăn vặt của bạn có lợi hơn trong ngày: Chuẩn bị trước món ăn. Bạn cần biết mình sẽ ăn món gì. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát thành phần thực phẩm để ăn tốt hơn. Bạn có thể dự trữ nhiều trái cây tươi và rau củ tại nhà để có thể ăn chúng bất cứ lúc nào cần. Có thể cắt sẵn dưa hoặc rau củ và bảo quản chúng trong túi sau đó cho vào tủ lạnh. Tập thói quen mang một số trái cây, bánh quy khi làm việc bên ngoài để thuận tiện lúc cần ăn. Hoặc một lát bánh mì sandwich với phô-mai. Nếu bạn nghiền món sô-cô-la, tốt nhất nên chọn uống sô-cô-la nóng thay vì ăn một thanh sô-cô-la. Trong khoảng 25og sô-cô-la dạng uống chỉ chứa 140calorie và 3g chất béo trong khi ăn sô-cô-la chứa nhiều calorie và chất béo hơn. Hoặc bạn có thể thay thế bằng yaourt làm lạnh không chứa chất béo, kem trái cây... Một số món ăn vặt được đóng gói thường chứa số lượng nhiều, chẳng hạn như một gói bánh chưng gồm 2 hoặc 3 cái bánh, vì thế bạn cần phân lượng rõ ràng trước khi ăn. Bữa tối có thể là thời điểm bạn cảm thấy thèm ăn hơn cả và thường cho phép mình ăn uống một cách vô tư những món ăn nhiều chất béo và đường. Nếu như bạn thật sự cảm thấy đói bụng, đừng giả vờ như không biết. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn món ăn vặt vừa đủ để giải toả cơn đói. Một cái bánh ngũ cốc nguyên hạt, bánh gạo bắp rang, trái cây tươi hoặc trái cây kèm yaourt hay một miếng phô-mai... đều tốt cả. Theo Món ngon