x007x
Trả lời 16 năm trước
Khoai tây đã nảy mầm:
Vì trong củ khoai tây đã nảy mầm ngoài vỏ củ khoai tây có màu xanh chứa một loại chất độc “black nighttashde” (vị thuốc này Đông y gọi là Long Quỳ). Cứ trong 100g mầm khoai tây có chứa tới 420 – 730mg loại chất độc này, nếu mỗi lần ăn phải 200mg black nightashde có thể bị trúng độc. Nếu nhẹ thì có cảm giác ngứa họng, tức ngực, sốt, lợm giọng, buồn nôn tiêu chảy, có trường hợp nặng dễ gây khó thờ, thậm chí liệt tim. Bởi vật người sử dụng phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh trên của khoai tây rồi xắt ngâm trong nước lã 1 giờ, khi nâu nên tra vào nồi một thìa giấm ăn và phải ninh kỹ mới triệt được những chất độc trong củ khoai tây.
Hạt đậu ván già mùa thu:
Trong hạt đậu ván già, thành phần chất độc chủ yếu là chất ức chế như: sapo glucozite và trypsin. Nếu ăn sống hoặc nấu còn sượng mà ăn thì dễ bị trúng độc cấp tính. Chất độc này sẽ kích thích mạnh đường tiêu hóa và xâm hại tới hệ thần kinh trung ương gây nên những triệu chứng như lợm giọng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, váng đầu, hoa mắt, tức ngực, thở gấp. Nhưng nếu ăn hạt đậu đã ninh nhừ thì các chất độc đã bị phân hủy hoàn toàn vì nhiệt sẽ đảm bảo an toàn.
Cà chua còn xanh
Cà chua thường được hái từ khi còn ương để cho chin dần, sau giấm ủ, cà chua sẽ chin đỏ mọng mới được đem làm thức ăn, như ăn sống hay xào chin, nấu canh…Trong quả cà chua xanh có chứa loại chất độc mang tiên là tomatidin. Nếu ta ăn sống quả cà chua xanh chỉ trong một thời gian ngắn thì một lượng lớn tomatidin được đưa vào cơ thể sẽ dẫn đến trúng độc với các triệu chứng như nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ toàn thân người, nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Muốn đề phòng nhiễm độc cà chua. Tốt nhất là không nên ăn cà chua sống khi còn xanh, trường hợp nếu dùng cà chua xanh thay rau xào thì phải xào thật chin nhừ và cho thêm một ít giấm ăn để phá hủy cấu trúc phân tử của tomatidin.
Mộc nhĩ đen tươi:
Loại mộc nhĩ đen tươi có chứa một loại chất cảm quang thuộc họ Porphyrin, chất cảm quang này rất nhạy cảm với tia nắng mặt trời, khi ăn xong ra gặp tia nắng mặt trời sẽ mắc chứng “viêm da tia mặt trời” những chỗ da để lộ ra ngoài sẽ bị nổi mẩn, tẩy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa, có trường hợp trúng nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó thở. Cho nên không được ăn loại mộc nhĩ đen còn tươi dù đã nấu kỹ mà chỉ nên ăn loại mộc nhỉ đã chế biến, phơi khô, khi đó độc tố porphyrin đã bị phân hủy hết mới dùng đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Các loại rau xanh ôi nhũn:
Một số loại rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, rau cần tây, cả rau cần ta, có chứa muối nitrat, khi để úa, nhũn hoặc muối dưa để quá lâu thì dưới tác dụng của vi khuẩn khử muối nitrat, muối này sẽ bị khử bớt oxy dễ tạo thành muối nitrit có tính độc, cho nên khi ăn sẽ có nguy cơ trúng độc, có các triệu chứng: nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, kiềm tra toàn thân thấy nổi mẩn, chân tay lạnh, các ngón tay tím bầm. Để tránh xảy ra trúng độc các loại rau củ làm thức ăn, người sử dụng phải biết kiểm tra cản thận để khi sử dụng đem lại hiệu quả cho sức khỏe con người.