Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất đến Việt Nam như thế nào ?

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến. Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố: "Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực (Báo Dư luận tháng 8/1914). Chứng tỏ ý đồ của Pháp về kinh tế đối với Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là: Vơ vét của cải để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
+ Để thực hiện mưu đồ đó, Pháp đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp ráo riết về kinh tế.
• Tăng các thứ thuế.
• Bắt nhân dân ta mua công trái trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được 184.305.114 phơ-răng tiền công trái và 13.816.117 phơ-răng tiền quyên góp.
• Vơ vét hàng trăm tấn lương thực và nông sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho việc chế tạo vũ khí để đưa sang Pháp.

+ Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh (đay, thầu dầu ...)

- Tình trạng chiến tranh và những chính sách kinh tế của Pháp đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tạo ra những biến động về kinh tế của Việt Nam.

+ Trong nông nghiệp: Từ chôc độc canh cây lúa đã một phấn chuyển sang trồng cây phục vụ cho chiến tranh như thầu dầu, đậu lạc ... Ở các tỉnh trung di miền Bắc có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây. Trong 4 năm chiến tranh, nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình ... bị hạn đến mức gần như mất trắng. Giữa năm 1915, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc kỳ làm ngập tới 22.000 ha đất. Vì vậy, nông dân bị bần cùng hóa.
+ Trong công thương nghiệp: Những mỏ đang khai thác được đầu tư thêm vốn, một số công ty than mới xuất hiện như: Công ty Than Tuyên Quang (1915), Đồng Triều (1917). Các kim loại cần thiết được đẩy mạnh khai thác.
+ Nhập khẩu từ Pháp giảm đáng kể (vì nước Pháp có chiến tranh, sản xuất hàng hoá đình đốn), vì vậy tư sản người Việt Nam tranh thủ mở rộng kinh doanh và quy mô sản xuất, đồng thời xuất hiện nhiều xí nghiệp mới  Chứng tỏ những chính sách của Pháp ít nhiều đã kích thích sự phát triển công nghiệp giao thông vận tải của Việt Nam.

- Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam:

+ Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm cho sức sản xuất trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng (GV có thể mở rộng thêm bằng cách trình bày nạn bắt lính và hậu quả của nó ...)
+ Do công nghiệp phát triển hơn một bước nên giai cấp công nhân tăng lên về số lượng. Năm 1913, có 12.000 người, đến năm 1916 lên tới 17.000 người. Công nhân cao su tăng gấp 5 lần. Công nhân trong các xí nghiệp của tư bản Việt Nam cũng tăng lên. Trước chiến tranh,cơ sở kinh doanh của Bạch Thái Bưởi chỉ có vài trăm công nhân đến năm 1919 tăng lên 1500 người.

- Số lượng công nhân tăng rõ rệt trong chiến tranh:

+ Do chính sách của tư bản Pháp trong chiến tranh như: bỏ thêmvốn đầu tư, mở rộng công nghiệp khai thác, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nới lỏng tay độc quyền) để ổn đinh kinh tế thuộc địa và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của nước Pháp.

+ Trong chiến tranh, Pháp cần nhiều công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng để chế tạo vũ khí, sản xuất quân trang quân dụng  Chính quyền Đông Dương đã tuyển mộ nhiều lính thợ Việt Nam sang Pháp. Chính quyền Đông Dương còn có chính sách mở rộng kinh doanh cho tư sản bản xứ, giới kinh doanh Việt Nam có điều kiện mở rộng cơ sở sản xuất của mình. Một số nhà tư sản có số vốn lớn, thu hút hàng ngàn công nhân. Trước đây công nhân Việt Nam chỉ tập trung ở các khu khai thác, nay tập trung cả ở một số ngành phục vụ chiến tranh: đóng tàu, sửa chữa quân nhu, sản xuất cao su, hóa chất...
+ Trong chiến tranh do có một số cơ hội kinh doanh nên tư sản Việt Nam tranh thủ thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp (Bạch Thái Bưởi) tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Tuy nhiên, đến cuối chiến tranh, hai giai tầng tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa thực sự hình thành. Mặc dù vậy, khi đã giành được vai trò nhất định trong kinh tế, tư sản Việt Nam muốn có địa vị chính trị nhất định. Họ lập các cơ quan ngôn luận riêng như các báo diễn đàn bản xứ, An Hà, Đại Việt ... nhằm bênh vực quyền lợi kinh tế cho giai cấp mình.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của nhà vua Duy Tân (có thể giới thiệu thêm về vua Duy Tân).
+ Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đáo. Đây là cuộc vũ trang bạo động duy nhất trong những năm chiến tranh, đã lật đổ được chính quyền ở một địa phương. Đây là một cuộc vùng dậy mãnh liệt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, dùng súng giặc giết giặc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này.
+ Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ diễn ra khắp Nam Kỳ, thành lập nhiều nhóm, Hội kín khác nhau, đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất hành động, mục tiêu chung là lật đổ chính quyền tay sai, giành độc lập dân tộc, phong trào mang màu sắc huyền bí, mê tín, đề cao vai trò của bùa chú và tôn giáo trong tổ chức và hoạt động.
+ Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc lợidụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

--> Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất do tác động của chiến tranh và do những chính sách khai thác, bóc lột ráo riết của thực dân Pháp đã làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Song những biến chuyển đó chưa đủ để tạo ra bước ngoặt trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Vì vậy trong những năm chiến tranh, phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển song vẫn bế tắc về đường lối, khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

bạn tham khảo cái này nha, tớ vừa làm

Những ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

⟹ Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921),... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

nguồn: loigiaihay.com

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

Những biến động về kinh tế

- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.

- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

nguồn: nguoikesu.com

Duy Thái Phan Nguyễn
Duy Thái Phan Nguyễn
Trả lời 4 năm trước

Cho tớ hỏi là bạn muốn biết về tácđộng của chiến tranh trên phương diện nào của Việt Nam hay toàn bộạ????

Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 4 năm trước

Đúng rồi, không biết bạn muốn hỏi về phương diện nào????????? Việt Nam tuy không tham gia vào chiến tranh thế giới nhưng tácđộng của chúng trên mọi phương diện, phương diện nào cũng có

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
Trả lời 4 năm trước

Những ảnh hưởng của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam:

-Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Ngađã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

-Sự thành lập Quốc tế Cộng sản(3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

⟹Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

-Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sảnnhư: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921),... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.



Trình Vũ Lục
Trình Vũ Lục
Trả lời 4 năm trước

1. Những biến động về kinh tế

- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

- Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem về Pháp.

- Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam.

+ Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ti của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do. Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+ Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc...). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội:

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

- Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

- Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

- Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng.

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

Có một sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡđó chính là trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, 1918, Hồ Chí Minhđã lênđường rađi cứu nước

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Về mặt chính trị cóảnh hưởng gì khôngạ??