VĂN 12.Ai giúp em với em íu nhất môn này.thank nhìu.?

đ1: Phân tích nhân vật Người Đàn Bà Hàng Chài trong truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của NMC. đ2: Phân tích Tình Huống Truyện trong truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của NMC. đ3: Phân tích Nét tính cách của 2 nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những Đứa Con Trong Gia Đình của Nguyễn Thi.
Kim
Kim
Trả lời 14 năm trước
Đề 1: + Người đàn bà hàng chài: * Nhân vật được gọi một cách phiếm định: người đàn bà. Tuy không có tên cụ thể, vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận của chị được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. * Chị là một người phụ nữ đau khổ. Chị thường xuyên bị chồng đánh đập, ba ngày một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn, nhưng chị vẫn thầm lặng chịu đựng, chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. * Chị thương chồng. Chị hiểu được những đau đớn, day dứt của chồng do hoàn cảnh nghèo khổ, vất vả, khó khăn đến nỗi nó khiến anh từ một người đàn ông tuy cộc tính nhưng hiền lành và nhất là chưa bao giờ đánh vợ trở thành một kẻ vũ phu tàn ác. Chính vì vậy, chị đã hoàn toàn nhẫn nhục cam chịu khi bị chồng bạo hành. * Chị là người mẹ thương con. Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gởi con cho bố ruột của mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với anh mỗi lần muốn đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Sở dĩ chị nhẫn nhục, chịu đựng như vậy là vì chị nghĩ đến đàn con bởi gia đình cần có một người đàn ông trong những lúc phong ba bão táp, cùng chị nuôi nấng đàn con khôn lớn. Có thể nói đây là một sự hy sinh cao cả của chị đối với con. * Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và sáng suốt. Không chỉ hiểu mình, chị hiểu cả tấm lòng của những người phụ nữ hàng chài. Họ biết mình đau khổ nhưng vẫn nhẫn nại, hy sinh, bao dung chịu đau khổ để cho đàn con được dưỡng nuôi khôn lớn. Bởi người phụ nữ hàng chài không thể sống như những người phụ nữ khác, do hoàn cảnh rất riêng của họ, lúc nào cũng sống trên sóng nước, gia đình nào cũng trên dưới chục đứa con. Câu chuyện của chị ở tòa án huyện đã mang lại cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng những nhận thức mới mẻ mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới. * Chị yêu thương gia đình và cuộc sống đầm ấm đạm bạc của gia đình. Như chị nói, trên thuyền cũng có những lúc cha con, chồng vợ vui vẻ với nhau, nhất là khi nhìn đàn con được ăn no. Chính vì vậy, khi chánh án Đẩu đề nghị chị ly hôn với chồng, chị đã nhất định không chấp nhận. * Chị là người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hy sinh – tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đề 2: - Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. 2. Phân tích tình huống truyện a. Tình huống truyện - Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời. - Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn, Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. b. Các nhân vật với tình huống - Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình. - Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. c. Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống - Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. - Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. - Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở Tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình. 3. Kết luận Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. - Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật, đồng thời còn đặt ra mối quan hệ giữa người lãnh đạo (chánh án Đẩu) với nhân dân (người đàn bà hàng chài). Qua đó, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới của xã hội Việt Nam sau khi thống nhất đất nước. Nguyễn Hữu Dương (TT GDTX Quận 6)
pHI nHUNG
pHI nHUNG
Trả lời 14 năm trước

*Điểm chung
-Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát, họ cùng có 1 lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc
-Cùng có nét hồn nhiên, ngây thơ
-->Cả 2 đều thể hiện phẩm chất tốt đẹp, phẩm chất anh hùng cách mạng xứng đáng là người kế tục truyền thống gia đình
*Điểm riêng
-Chị Chiến
+Ngoại hình: hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân hình to chắc nịch. Hình ảnh chị Chiến gợi sựu liên tưởng đến người mẹ, hình ảnh người phụ nữ dường như sinh ra đểgánh vác chịu đựng khó khăn , vất vả của cuộc đời
+Tính cách:
>Nhất quyết giành với em để được ghi tên tòng quân
>Mới 19 tuổi chị đã lo toan, thu xép việc nhà chu đáo. Chị có tâm niệm :"Nếu giặc còn thì tao mất"
-->Chị Chiến vừa lo toan chu đáo, vừa là người con gái dũng cảm, gan góc
-Nhân vật Việt:
+Ngây thơ, hiếu động: giành nhau đi tòng quân với chị, thái đọ tức giạn khi chị không cho đi
Trước ngày lên đường: trong khi chị Chiến lo toan mọi việc thì Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì, chụp con đom đóm trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết
Khi ở chiến trường đối mặt với cái chết Việt không chết mà sợ ma
+Giàu tình cảm sống nghĩa tình: Khi bị thương nằm lại giữa chiến trường đói diện với cái chết trong những lần ngất đi tỉnh lại kí ức về nhưũng người thân yêu hiện về
+Việt mang trong mình phẩm chất anh hùng: tuy bị thương nặng nhưng vẫn sẵn sàng cầm súng chiến đấu
+Trong buổi hai chị em khiêng bàn thờ má sãng nhà chú Năm: nghe tiếng bwocs chân của chị Việt thấy thương chị lạ lùng và căm thù thằng Mĩ
-->Sự trưởng thành của Việt

DE:

- Sự lựa chọn của người vợ nhặt.
Khi nghe thấy tiếng hò của anh Tràng, thị đã quyết định đến đẩy xe bò cùng mặc dù chính thị cũng không tin tưởng về lời nói đó. Rồi lần thứ hai gặp lại, đã sưng sỉa nói anh Tràng là "Điêu" nhưng vì cảnh khốn khó của bản thân, thị đã theo anh Tràng về nhà, chấp nhận thân phận của một người vợ-nhặt.

- Sự lựa chọn của anh cu Tràng.
Tràng là một gã trai lông bông, cạn kĩ, thô kệch, lâu nay ế vợ, chỉ vì vài lời nói bông đùa mà lại thành ra có vợ một cách chóng vánh. Tuy nhiên sự kiện trọng đại của cuộc đời Tràng lại diễn ra trong những năm nạn đói đang hoành hành, con người sống hôm nay không biết ngày mai mình có còn tồn tại được hay không; bản thân Tràng cũng chưa lo nổi cho mình, nhưng cuối cùng anh vẫn chấp nhận người vợ theo không như một của đèo bòng, một gánh nặng.

- Sự lựa chọn của bà cụ Tứ.
Là một người mẹ giàu lòng thương con, bấy lâu nay bà cụ Tứ vẫn mong con trai mình có thể yên bề gia thất. Nhưng cũng hơn ai hết, bà hiểu con trai mình chẳng hy vọng mà lấy được vợ, chưa nói đến tao đoạn khó khăn lúc bấy giờ. Thế rồi khi anh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà, bà đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, để rồi bà vừa mừng vừa tủi, vừa thương vừa lo. Bà thương con trai bà gặp cảnh khốn khó mới có người lấy, thương nàng dâu "chẳng sa ở đâu lại ngay vào cửa nhà mình - nhà mình thì nghèo, đến vài mâm cơm báo hỉ với hàng xóm cũng không có". Bà lo rồi không biết đôi vợ chồng trẻ sẽ xoay xở ra sao để sống sót qua giai đoạn này. Nhưng rồi bà vẫn chấp thuận cho cuộc hôn nhân đầy nghịch lí này, một quyết định rất khó khăn nhưng đã thể hiện được lòng nhân ái, vị tha và yêu thương con hết mực của người mẹ già.