Cách nâng điểm thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu, tuy nhiên với mục đích thi tốt nghiệp THPT thì có thể chỉ dừng lại ở 3 cấp độ. Cụ thể:

1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kí thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm học 2011 của Bộ GD-ĐT.

- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.

- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.

- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).

- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe.

Sau khi đã chuẩn bị tốt kiến thức, các em làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.

- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.

- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.

- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.

- Phải áp dụng đúng công thức, bởi nếu các em áp dụng công thức sai thì trong đáp án vẫn có kết quả hoàn toàn giống như kết quả của các em tính ra, và như thế cứ tưởng là mình đúng nhưng hóa là lại bị “lừa”.

Chúc các em một mùa thi thành công!

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Mẹo làm bài thi Đại học môn Vật lý.

Không nên học vẹt lý thuyết

Cách ra đề thi Vật lý hiện nay đòi hỏi thí sinh (TS) phải nắm những lý thuyết cơ bản; phải có tư duy tổng hợp, phân tích kiến thức. Ví dụ: Khi hỏi về máy biến thế, câu hỏi có thể là quy luật vật lý vận dụng trong máy biến thế. Câu này không có sẵn trong sách giáo khoa nên TS phải tự tìm hiểu, phân tích để trả lời. Vì thế, ngay từ bây giờ, các em nên từ bỏ tư tưởng học vẹt, học tủ lý thuyết.

Biết cách phân phối thời gian hợp lý khi làm bài

Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc tóm tắt đề bài. Tóm tắt đề bài có thể giúp TS nắm chắc đề bài hơn, làm bài một cách có trình tự hơn nhưng hãy làm thao tác này thật nhanh ra nháp vì phần này không có điểm.
Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Hầu hết các thầy cô giáo ở các trường phổ thông đều nhắc nhở các em vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều TS khi làm bài thi "thích đâm đầu" vào câu khó trước. Điều này đôi khi gây ra cho các em áp lực tâm lý khi không thể giải quyết câu khó trong một thời gian ngắn. Vì thế, kết quả bài thi không cao.

Không làm tắt, làm ẩu

Khi làm bài thi Vật lý, TS nên tránh làm tắt, làm ẩu. Có những TS khi làm bài lại bỏ qua phần lập luận hoặc bỏ qua phần biến đổi trung gian trong khi chính những phần này lại giúp các em gỡ điểm.

Không nên lệ thuộc vào máy tính

Khi tính toán, đa số TS đều sử dụng máy tính nhưng nếu lệ thuộc quá nhiều vào máy tính thì đôi khi lại không tốt. Ví dụ, khi xử lý số liệu, máy tính có thể tính toán ra những số lẻ tới hàng chục đơn vị (1,2587345223 chẳng hạn) nhưng trong bài thi Vật lý, các em chỉ nên lấy 3 chữ số có nghĩa đầu tiên là đủ (1,25). Khi đo khối lượng hạt nhân, khối lượng các hạt trong bài toán năng lượng chẳng có máy đo nào có thể đo được khối lượng cụ thể như máy tính xử lý.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Về lý thuyết vật lý

Đầu tiên, các em cần nhớ các khái niệm, định nghĩa, định luật trong sách giáo khoa chính xác về mặt ý nghĩa vật lý. Nếu các em học không kỹ, chỉ nhớ mang máng hoặc học vẹt thì các em dễ mắc phải sai lầm khi làm bài.

Ví dụ: Trong các khái niệm dao động cơ học. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Dao động tuần hoàn là dao động mà vị trí của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

B. Dao động tự do là dao động chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

C. Dao động được duy trì không cần tác dụng của ngoại lực tuần hoàn được gọi là tự dao động.

D. Dao động cưỡng bức là dao động được duy trì do tác dụng của một ngoại lực biến đổi.

Từ đề bài, các em thấy phương án A nói về khái niệm dao động tuần hoàn. Ở đây, trạng thái được lặp lại bao gồm vị trí và hướng chuyển động của vật. Vì vậy, phương án A chưa chính xác. Phương án B nói về khái niệm dao động tự do. Chu kỳ của dao động tự do phụ thuộc vào các đặc tính của hệ và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, phương án B cũng chưa chính xác. Phương án D nói về khái niệm dao động cưỡng bức.Trong đó, ngoại lực phải biến đổi tuần hoàn. Vì thế, phương án D không đúng. Phương án C nói về tự dao động. Dao động được duy trì không cần tác dụng của ngoại lực tuần hoàn được gọi là tự dao động. Vì vậy, phương án đúng là phương án C.

Ví dụ: câu 30, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.

Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?

A.Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

B.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.

C.Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.

Đọc đề bài, các em thấy phương án A nói về sóng ngang, phương án B nói về bước sóng, phương án C về sóng dọc, phương án D về biên độ sóng. Các em nhớ lại chính xác các khái niệm sẽ thấy phương án B là sai và chọn phương án đó. Vì bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha nhau.

Về lý thuyết, chúng ta cần phải hiểu đặc điểm của các khái niệm và các đại lượng vật lý. Đối với các đại lượng vật lý, chúng ta cần nhớ công thức (nếu có) và các công thức liên hệ giữa các đại lượng vật lý đó. Vì trong đề thi, các công thức đều được biến đổi.

Đối với đặc điểm của các khái niệm, các đại lượng vật lý, các em cần hiểu đặc điểm riêng của từng khái niệm, đại lượng vật lý và so sánh giữa các đại lượng gần giống nhau.

Ví dụ: câu 39, đề thi tốt nghiệp THPT 2010 mã đề M137.

Tia tử ngoại:

A. không truyền được trong chân không.

B. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.

C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.

D. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.

Theo đặc điểm của tia tử ngoại, các em biết chúng có ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn. Nhưng chúng ta có thể học các kiến thức theo cách liên kết với nhau và hệ thống các đơn vị kiến thức cùng dạng với nhau. Trong thang sóng điện từ, chúng ta biết bước sóng của tia tử ngoại dài hơn bước sóng của tia gamma. Sóng điện từ có thể lan truyền trong chân không nên tia tử ngoại cũng truyền được trong chân không. Mà ta biết bước sóng càng lớn thì năng lượng càng nhỏ và khả năng đâm xuyên càng kém. Vì vậy, tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên kém hơn tia gamma. Ngoài ra, chúng ta biết khi bức xạ sóng điện từ truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi. Vậy nên, tần số của tia tử ngoại không thay đổi khi truyền từ không khí vào nước. Như vậy, phương án đúng là B.

Ví dụ: câu 24, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì

A. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch.

Theo đặc điểm của mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, chúng ta biết tần số của dòng điện bằng tần số của điện áp, cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua tụ điện sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Vậy, phương án đúng là phương án B.

Về bài tập vật lý

Trước tiên, các em cần đọc kỹ đầu bài, tóm tắt nội dung bài toán, đổi đơn vị (trong trường hợp sử dụng công thức liên hệ giữa các đại lượng vật lý khác loại), không cần đổi đơn vị (trong trường hợp sử dụng công thức tỉ lệ giữa các đại lượng vật lý cùng loại). Nếu sơ xuất các em sẽ tính toán sai bài toán. Khi tính toán với phép tính có số mũ, các em nên tính các số riêng và tính phần số mũ riêng. Như vậy, các em sẽ giảm bớt mức độ phức tạp của phép tính và hạn chế sự nhầm lẫn trong tính toán.

Ngoài ra, khi đọc một bài toán vật lý, các em cần chuyển được từ các dữ kiện bài cho thành các đại lượng vật lý tương ứng và liên hệ với các công thức hay định luật tương ứng. Vì vậy, khi học một công thức vật lý, các em cần hiểu rõ ý nghĩa vật lý của các đại lượng vật lý trong công thức và đơn vị cơ bản theo hệ SI. Để khi áp dụng, các em biết vận dụng công thức tương ứng và đổi đơn vị của các đại lượng vật lý phù hợp với bài toán.

Ví dụ: câu 26, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.

Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng là: u = 6cos(4πt – 0,02πx); trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có bước sóng là

A.100cm. B. 150cm. C. 50cm. D. 200cm.

Từ đầu bài, chúng ta nhớ lại phương trình sóng truyền theo chiều dương trục Ox:

u = A.cos(2πft - 2πx/). Trong đó, f là tần số sóng có đơn vị là Hz; là bước sóng có đơn vị là m hoặc cm; x là tọa độ của điểm khảo sát so với nguồn O có đơn vị là m hoặc cm. Đối chiếu công thức tổng quát và công thức đề bài cho, chúng ta thu được f = 2Hz; = 100cm. Vậy, phương án đúng là phương án A.

Ví dụ: câu 16, đề thi tốt nghiệp THPT 2010 mã đề M137.

Đặt điện áp u = Ucost (với U và không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R và độ tự cảm L của cuộn thuần cảm đều xác định còn tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến khi công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là 2U. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần lúc đó là:

A. 2U. B. 3U. C. 2U. D. U.

Chú ý: trong bài toán khảo sát biến thiên, các em nên sử dụng công thức có chứa phần lớn các đại lượng là hằng số, chỉ có một đại lượng biến thiên.

Đọc đề bài, chúng ta thấy hiện tượng xảy ra khi thay đổi C để công suất của đoạn mạch đạt cực đại là hiện tượng cộng hưởng. Các em áp dụng công thức P = I2.R. Khi R không thay đổi, để công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì cường độ dòng điện trong mạch phải đạt giá trị cực đại. Nếu các em sử dụng công thức: P = U.I.cos, chúng ta chỉ biết có U là hằng số còn I và chưa biết rõ, nên chúng ta không sử dụng công thức này. Khi đã xác định được hiện tượng xảy ra là cộng hưởng, chúng ta dựa vào đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng, ta có: ZL = ZC hay UL = UC. Vậy, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần lúc đó là 2U. Phương án đúng là phương án C.

Sau khi ôn tập chu đáo, các em đã nắm vững được các kiến thức cơ bản. Các em nên tự bố trí thời gian luyện tập về tâm lý thi và tốc độ làm bài. Thời gian làm một đề thi ở nhà chỉ được phép bằng 2/3 thời gian thi chính thức, để trong lúc thi chính thức do tâm lý, chúng ta sẽ làm chậm hơn ở nhà.

Cuối cùng, về kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm, các em nên đọc kỹ từng câu hỏi và phân tích đề bài cẩn thận trong thời gian ngắn ít hơn 1phút. Và làm được câu nào, các em phải đảm bảo chắc chắn câu đó. Do số lượng câu hỏi nhiều và thời gian làm bài mỗi câu cho phép trong khoảng thời gian một phút rưỡi. Nếu các em làm bài cẩu thả, nhanh chóng thì khi xem lại các em sẽ mất bình tĩnh và không thể xem lại được toàn bộ bài làm của mình.

djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 13 năm trước

Điều mà các học sinh lớp 12 đang băn khoăn, lo lắng là ôn tập Vật lý như thế nào để làm tốt bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi ĐH năm nay? Dưới đây là 5 "bí quyết" các bạn học sinh cần chú ý:

1. Nắm rõ các định luật vật lý, các định nghĩa, công thức một cách chính xác.Các bạn hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số vật lý thường gặp.

2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả.Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không, bạn hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học. Ví dụ nên viết: 1,2.10-3 m thay vì 0,0012 m; hoặc nên viết 3,5.106 m/s thay vì 3500000 m/s!

3. Để ý đến các sơ đồ mạch điện, cách bố trí các quang cụ và các câu hỏi về đồ thị.Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng vật lý xảy ra theo những quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.

4. Chú ý đến các hiện tượng vật lý và ứng dụng trong thực tế.Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn, ví dụ: Hiện tượng phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến; khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; điều kiện để có cộng hưởng, có phản xạ toàn phần, có hiện tượng quang điện, có hiện tượng quang dẫn...

5. Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoánkhi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán.