Cần giúp về câu hỏi vật lí ?

Mấy hôm vừa rồi đi nghỉ mát ở bãi biển, tớ có để ý thấy 1 hiện tượng mà mọi ng thường ko để ý đến. Đó là nếu đi trên đường nhựa thì bạn cảm thấy rất bình thường, nhưng nếu đi trên cát thì thấy rất mệt mỏi. Tớ cũng đã suy ra câu trả lời nhưng xin hỏi lại mấy bạn xem có đúng là thế ko?


ví dụ: nếu bạn dùng 1 lực đẩy 1 hòn bi lăn trong 2 mặt phẳng

1>mặt phẳng nhẵn, cứng chắc như sàn gạch men thì hòn bi lăn đc rất xa

2>mặt phẳng mềm như đệm mút, cát hay đất thì hòn bi chỉ lăn đc 1 quãng ngắn rồi dừng lại

liệu có phải mặt phẳng đã hấp thụ cơ năng của hòn bi hay ko? và những yếu tố nào giúp mặt phẳng có tính hấp thụ như vậy? ( như là sự lún, mềm .... )

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

1/Ma sát.

Mặt phẳng lí tưởng, tức là độ ma sát = 0, thì viên bi lăn ko bao giờ dừng lại.

2/Năng lượng hiểu là có thể biến đổi nhiều chiều nhiều dạng.

Mặt nhựa đường đúng là độ ma sát cao, nhưng lại cứng.

Mặt cát biển có độ ma sát tương đương hoặc cao hơn, nhưng dễ biến dạng, khi đi trên cát thì vết chân sẽ hằn lún xuống cát, năng lượng do ta sinh ra 1 phần đc dùng để làm biến dạng mặt cát tạo hố lõm xuống, chỉ còn lại 1 phần dùng để nâng cơ thể di chuyển.

Và điều đó ko xảy ra với mặt bê tông nhựa đường.

Lấy ví dụ khác.

Đấm tay liên tiếp vào 3 vật khác nhau: Đá, gỗ, miếng bông lớn.

Độ đau tay sẽ lần là: đau nhất ở đá, tiếp là gỗ, và hầu như ko đau ở bông.

Đáp: đá cứng nhất, khó biến dạng, toàn bộ năng lượng từ nắm đấm truyền đến đá và phản hồi lại tay, khiến tay đau.

Tương tự với gỗ, sẽ có phần đau tay nhưng ít hơn so với đá, gỗ bị biến dạng ít nhiều tùy vào độ lớn của nó.

Miếng bông hầu như ko gây đau tay, năng lượng từ cánh tay chuyển hết sang miếng bông, làm miếng bông biến dạng co nhúm lại.


Nếu có hỏi tại sao đi trên nhựa đường cứng ko đau chân thì cái này thuộc về sinh hoc, dưới chân có 1 lớp da dày và 1 lớp thịt có tác dụng chịu lực.