Nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều 1 pha đã được xét trong phần "I. Cách tạo ra dòng điện xoay chiểu" ở bài học trước.
Máy phát điện xoay chiều 1 pha gồm 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường (là nam châm)
Phần ứng là bộ phận tạo ra suất điện động cảm ứng (là khung dây hoặc các cuộn dây).
Người ta có thể bố trí cho phần cảm quay, phần ứng đứng yên hoặc ngược lại.
Phần đứng yên được gọi là stato.
Phần quay được gọi là rôto.
a) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất nhỏ:
Phần cảm là stato (nam châm đứng yên).
Phần ứng là rôto (khung dây quay).
Do khung dây là bộ phận cung cấp dòng điện ra bên ngoài nhưng nó lại quay nên người ta phải dùng thêm bộ góp (Xem lại "I. Cách tạo ra dòng điện xoay chiểu")
b) Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn
Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh).quay.
Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho
Phần cảm là rôto.
Phần ứng là stato.
Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của stato).
Trong trường hợp này, tần số của dòng điện do máy phát ra là f = np trong đó n là số vòng quay trong 1 giây của rôto.
Nếu n là số vòng quay trong 1 phút của rôto
2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha (Máy phát điện xoay chiều ba pha)
Người ta bố trí cho ba cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 120o trên vành tròn của stato. Khi nam châm quay thì từ thông cực đại qua mỗi cuộn dây sẽ hơn kém nhau về thời gian bằng 1/3 chu kỳ, tức là lệch pha nhau góc .Nối hai đầu mỗi cuộn dây với một tải bên ngoài (các tải này giống hệt nhau) thì trong các tải có dòng điện xoay chiều ba pha.
Phần cảm là nam châm điện quay (Phần cảm là rôto)
Phần ứng gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 120o trên vành tròn của stato.
Ta hãy gọi cường độ tức thời của dòng điện chạy trong tải thứ nhất là i1, của dòng điện trong tải thứ hai là i2 và trong tải thứ ba là i3. Chọn gốc thời gian thích hợp ta có biểu thức của các dòng điện này như sau:
Đồ thị của các dòng điện này (vẽ trên cùng một hệ trục) như sau
Đồ thị này cho thấy:
Lúc mà một dòng điện đạt giá trị cực đại (bằng +Io) thì hai dòng điện kia đều có giá trị âm và cùng có độ lớn bằng nửa cực đại ( bằng -Io/2).
Lúc mà một dòng điện đạt giá trị cực tiểu (bằng -Io) thì hai dòng điện kia đều có giá trị dương và cùng có độ lớn bằng nửa cực đại ( bằng +Io/2).
a) Cách mắc hình sao: Trong cách mắc này ta thấy:
b) Cách mắc hình tam giác
Trong cách mắc này ta thấy:
Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người khi lựa chọn và sử dụng máy phát điện nhé!!