so sánh với Amazon Kindle Fire
Những ai đang chờ đợi chiếc máy tính bảng Kindle Fire giá 199 USD của Amazon có lẽ sẽ phải suy nghĩ lại sau khi đọc thông tin này. Hãng điện tử Trung Quốc Lenovo mới đây đã bắt đầu bán ra IdeaPad A1, mẫu máy tính bảng chạy Android tầm trung của hãng với mức giá cũng bằng với Kindle Fire, 199 USD. Tuy nhiên, IdeaPad A1 lại có thêm một số tính năng mà sản phẩm của Amazon không có.
Điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất của IdeaPad A1 so với Kindle Fire ở chỗ nó là một chiếc máy tính bảng đầy đủ chức năng. Máy sở hữu màn hình LED 7", độ phân giải 1.024 x 600 pixel, chip xử lý TI OMAP 3622 lõi đơn xung nhịp 1GHz, camera chính 5mp (camera phụ 2mp) và chạy Android 2.3. IdeaPad A1 dày 11,9mm, nặng khoảng 400g, được trang bị đầy đủ các kết nối Bluetooth, WiFi, khe cắm thẻ microSD, đầu sạc microUSB và 2 loa. Đặc biệt, sản phẩm của Lenovo có tính năng GPS và dẫn đường Offline, giúp người dùng dễ dàng xác định đường đi trong điều kiện không có Internet.
5 máy tính bảng cấu hình tốt giá dưới 200 USD
Kindle Fire hay IdeaPad A1 là những máy tính bảng có cấu hình khá “ổn”, đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Amazon hay Lenovo, và mức giá chỉ là 199 USD.
Amazon Kindle Fire (199 USD)
Nếu iPad 2 là “ông hoàng” trong phân khúc máy tính bảng cao cấp thì Kindle Fire xứng đáng là “ông vua” trong các dòng máy tính bảng giá rẻ. Với mức giá 199 USD, Amazon thậm chí chịu lỗ 2 USD cho một chiếc Kindle Fire được bán ra. Điều đó phần nào khẳng định được chất lượng của dòng máy tính bảng này.
Xét một cách tổng thể, Kindle Fire có thiết kế khá giống với RIM BlackBerry PlayBook, với màn hình IPS 7 inch độ phân giải 1.024 x 600 pixel, với nền tảng OMAP, RAM 512 MB và bộ nhớ trong 8GB. Ưu điểm của chiếc máy tính bảng này chính là kho nội dung số khổng lồ mà Amazon đang sở hữu, với sách, tạp chí, nhạc phim, cũng như các dịch vụ streaming chất lượng cao của Hulu hay Netflix, cùng với đó là trình duyệt Silk được đánh giá rất cao.
Lenovo IdeaPad A1 (199 USD)
IdeaPad A1 có lẽ là máy tính bảng Android tốt nhất được bán ra với giá chỉ tương đương 200 USD. Chiếc máy tính bảng 7 inch này đến từ một thương hiệu danh tiếng là Lenovo, nhiều màu sắc để người dùng lựa chọn và cấu hình cao (so với các máy tính bảng giá rẻ).
Máy được trang bị hệ điều hành ARM Cortex A8, RAM 512 MB, bộ nhớ trong 16GB và màn hình cảm ứng điện dung 7 inch, độ phân giải 1.024 x 600 pixel, với camera, thẻ nhớ microSD, kết nối Wi-Fi, Bluetooth và khả năng truy cập chợ ứng dụng Android Market.
RIM BlackBerry PlayBook (199 USD)
PlayBook từng được bán với giá 500 USD, tương đương iPad 2, nhưng hiện đã giảm giá thê thảm xuống còn 200 USD. Dù không thực sự thành công trên thị trường, không thể phủ nhận PlayBook là một sản phẩm chất lượng cao, với thiết kế chắc chắn, màn hình sáng và cấu hình mạnh mẽ.
Điểm yếu chết người của chiếc máy tính bảng này là việc nó thiếu đi các ứng dụng gốc quan trọng như lịch, email và hầu như không có các ứng dụng được phát triển của một bên thứ ba. Tuy nhiên, với mức giá 200 USD, đây hoàn toàn có thể là một món hời lớn, với màn hình IPS 7 inch độ phân giải 1.024 x 600 pixel, chip 1GHz, RAM 1GB và dung lượng 16 GB.
Coby Kyros 8 và 10 inch (160 – 200 USD)
Coby Kyros cũng là một trong những thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường máy tính bảng hiện tại, với nhiều kích thước màn hình khác nhau, từ 7 đến 10 inch. Trong đó, phiên bản 8 và 10 inch có cấu hình khá giống nhau, với chip ARM 1GHz, RAM 512 MB, dung lượng lưu trữ 4GB (có thể mở rộng lên 32GB). Màn hình cảm ứng điện trở của máy kém nhạy hơn một chút so với các máy tính bảng phổ biến hiện tại, nhưng lại làm việc tốt với bút cảm ứng phục vụ cho việc ghi chú. Với những mục đích cơ bản, mức giá 160 USD (bản 8 inch) và 200 USD (bản 10 inch) là hoàn toàn chấp nhận được.
Pandigital 7 (90 USD)
Pandigital cũng là một trong những nhà sản xuất có sản phẩm bán chạy nhất trong phân khúc máy tính bảng giá rẻ, tiêu biểu là chiếc Pandigital 7. Máy được trang bị chip ARM, RAM 256 MB với màn hình 7 inch cảm ứng điện dung, tỉ lệ 4:3, độ phân giải là 800 x 600 pixel.
Tuy nhiên, việc máy chạy hệ điều hành Android 2.0 cũng đồng nghĩa, nó không được hỗ trợ Flash và không thể truy cập Android Market, nhưng bạn vẫn có thể cài đặt các ứng dụng của bên thứ ba. Dung lượng lưu trữ trong của máy là 1GB, cho phép mở rộng lên 32GB qua khe cắm thẻ nhớ SD.
Theozing
Thật sự mà nói thì mình không có nhiều thiện cảm với những chiếc máy tính bảng giá rẻ đến từ Trung Quốc hay những chiếc máy tính bảng mác Việt Nam ruột Trung Quốc. Tất cả đều có đặc điểm chung đó là cấu hình vừa phải, chất lượng vừa phải và tất nhiên giá cũng vừa phải, thông thường chúng đều có giá dưới 5 triệu đồng. Chiếc Lenovo IdeaPad A1 (hay còn gọi là Lepad A1) mình đang cầm là phiên bản 2GB và đang được bán với giá khoảng 4tr6, một mức giá khá tốt. Có thể nói đây là điểm sáng nhỏ nhoi trong rất nhiều những chiếc máy tính bảng khác cùng mức giá. So với tablet TQ như ePad, aPad hay "VN tàu" thì IdeaPad A1 là một lựa chọn tốt, tuy nhiên so với Galaxy Tab, Nook Color có giá cao hơn một chút thì nó không bằng. Với Kindle Fire cùng bước giá, A1 có cấu hình tốt hơn nhưng chất lượng phần cứng không bằng, màn hình xấu hơn.
Cấu hình chi tiết:
Với màn hình 7-inch thì IdeaPad A1 có kích thước vừa phải và mình có thể cầm máy bằng 1 tay khá dễ dàng, tuy nhiên máy không phải là nhẹ vì thế cầm 1 tay lâu thì vẫn mỏi như thường. Toàn bộ vỏ máy được làm bằng nhựa nhưng may là không ọp ẹp như những chiếc máy tính bảng TQ khác mà khá chắc chắn. Cầm đầm tay, đây là điểm mạnh của A1 so với các tablet khác cùng mức giá dưới 5tr. Viền máy làm bằng nhựa mạ bạc, có thể nói về thiết kế thì nó đẹp và mỏng hơn Galaxy Tab 1 chút. Nút bấm không đẹp, bên cạnh phải phiá trên hai phím tăng giảm âm lượng là phím lock, mà lock cái gì thì thực sự là mình không rõ vì gạt tới gạt lui thì máy ko bị khoá, âm thanh ko bị tắt và các phím bấm vẫn bình thường.
Các chi tiết của A1 được hoàn thiện khá tốt, từ viền máy đến các phím bấm, khe cắm thẻ nhớ, giắc microUSB. Ngoài khung viền bằng nhựa thì quanh màn hình còn có thêm 1 viền nhỏ màu đen cách điệu nữa, viền xung quanh màn hình không quá to, làm cho máy dài và cân đối.
Màn hình của IdeaPad A1 không đẹp nếu không muốn nói là xấu. Chất lượng phần cứng tốt mà kèm theo một màn hình tốt nữa thì thật tuyệt, tiếc là không được như vậy. Màn hình của A1 cùng độ phân giải với Galaxy Tab 7", tuy nhiên nó xấu hơn. Việc những icon có độ phân giải thấp, hình ảnh không đẹp trong máy cũng làm cho chất lượng hiển thị kém đi khá nhiều, màn hình hơi nhạt màu và nhiều hột. Trong phòng thì ta có thể đọc văn bản, duyệt web tốt với màn hình này, nhưng ra ngoài trời thì rất khó chịu, nó bóng và chói.
Máy có hai camera trước và sau, tuy nhiên cũng giống như bao chiếc máy tính bảng giá rẻ khác, chỉ để cho vui mà thôi. Mình sẽ không nói nhiều về chất lượng của camera này vì thực sự không có gì để nói. Chất lượng tạm ổn để vui chơi.
IdeaPad A1 của mình là hàng bán tại thị trường Trung Quốc vì thế mặc định nó có giao diện tiếng Trung, cần phải chỉnh lại trong settings. Kèm theo đó là những phần mềm của Tàu, rất may là có thể gỡ ra dễ dàng vì thực ra chúng chỉ là những phần mềm cài thêm, không ăn vào rom. Android 2.3.4 của máy có thể root được, sau khi root thì bạn làm được nhiều trò hơn. Với cấu hình vừa phải thì máy chạy nhanh, đủ mượt. Mình chưa có dịp thử cài nhiều phần mềm vào vì thực tế chỉ có nhu cầu lướt web, ebook, nghe nhạc, vọc vài phần mềm, games nho nhỏ ... những việc này thì nó làm tốt. Máy không có Market nhưng bạn có thể cài BlackMarket hoặc đơn giản là root máy để có thể làm được nhiều việc hơn.
Hi vọng trong thời gian tới các bác bên xda-developers sẽ quan tâm chú ý đến em này và làm rom cook cho nó. Cảm ơn bác @appleshops.vn đã cho mượn máy để test. Anh em có thể coi cách root máy tại đây.
Amazon Kindle Fire (TI OMAP4 1.0GHz, 512MB RAM, 8GB Flash Driver, 7 inch, Android OS v2.3) Wifi Model đại diện cho KindleFire |
vs |
Lenovo IdeaPad A1 (TI OMAP 3622 1.0GHz, 512MB RAM, 16GB Flash Driver, 7 inch, Android OS v2.3) đại diện cho IdeaPadA1 |
|||||||
Thông tin cơ bản | |||||||||
Hãng sản xuất (Manufacture) | - | vs | Lenovo | Hãng sản xuất (Manufacture) | |||||
Màn hình | |||||||||
Loại màn hình cảm ứng | Màn hình cảm ứng điện dung (Capacitive Touchscreen) | vs | Màn hình cảm ứng điện dung (Capacitive Touchscreen) | Loại màn hình cảm ứng | |||||
Công nghệ màn hình | - | vs | LED | Công nghệ màn hình | |||||
Độ lớn màn hình (inch) | 7 inch | vs | 7 inch | Độ lớn màn hình (inch) | |||||
Độ phân giải màn hình (Resolution) | LED (1024 x 600) | vs | LED (1024 x 600) | Độ phân giải màn hình (Resolution) | |||||
CPU | |||||||||
Loại CPU (CPU Type) | TI OMAP4 | vs | TI OMAP 3622 | Loại CPU (CPU Type) | |||||
Tốc độ (CPU Speed) | 1.00Ghz | vs | 1.00Ghz | Tốc độ (CPU Speed) | |||||
Bộ nhớ đệm (CPU Cache) | - | vs | - | Bộ nhớ đệm (CPU Cache) | |||||
Memory | |||||||||
Loại RAM (RAM Type) | - | vs | - | Loại RAM (RAM Type) | |||||
Dung lượng bộ nhớ (RAM) | 512MB | vs | 512MB | Dung lượng bộ nhớ (RAM) | |||||
Thiết bị lưu trữ | |||||||||
Thiết bị lưu trữ (Storage) | Flash Drive | vs | Flash Drive | Thiết bị lưu trữ (Storage) | |||||
Dung lượng lưu trữ | 8GB | vs | 16GB | Dung lượng lưu trữ | |||||
Graphics | |||||||||
GPU/VPU | - | vs | - | GPU/VPU | |||||
Graphic Memory | - | vs | - | Graphic Memory | |||||
Drive | |||||||||
Loại ổ đĩa quang (Optical drive) | - | vs | - | Loại ổ đĩa quang (Optical drive) | |||||
Thông số khác | |||||||||
Thiết bị nhập liệu | • Màn hình cảm ứng đa điểm (Multi-touch screen) |
vs | • Màn hình cảm ứng (Touch screen) |
Thiết bị nhập liệu | |||||
Mạng (Network) | • IEEE 802.11b/g/n |
vs | • IEEE 802.11b/g/n |
Mạng (Network) | |||||
Kết nối không dây khác | • - |
vs | • Bluetooth 2.1 • GPS |
Kết nối không dây khác | |||||
Cổng giao tiếp (Ports) | • Headphone • Microphone |
vs | • Headphone • Microphone |
Cổng giao tiếp (Ports) | |||||
Cổng USB | • USB 2.0 port |
vs | • USB 2.0 port |
Cổng USB | |||||
Cổng đọc thẻ (Card Reader) | - | vs | Card Reader | Cổng đọc thẻ (Card Reader) | |||||
Tính năng đặc biệt | • Camera |
vs | • Camera |
Tính năng đặc biệt | |||||
Tính năng khác | vs | Tính năng khác | |||||||
Hệ điều hành (OS) | Android OS, v2.3 (Gingerbread) | vs | Android OS, v2.3 (Gingerbread) | Hệ điều hành (OS) | |||||
Loại Pin sử dụng (Battery Type) | Lithium ion (Li-ion) | vs | Lithium ion (Li-ion) | Loại Pin sử dụng (Battery Type) | |||||
Số lượng Cells | - | vs | - | Số lượng Cells | |||||
Dung lượng pin | - | vs | - | Dung lượng pin | |||||
Thời lượng sử dụng (giờ) | 8 | vs | 7 | Thời lượng sử dụng (giờ) | |||||
Trọng lượng (Kg) | 0.41 | vs | 0.4 | Trọng lượng (Kg) | |||||
Kích thước (Dimensions) | 191 x 119 x 11.4 | vs | 195 x 125 x 11.95 mm | Kích thước (Dimensions) | |||||
Website (Hãng sản xuất) | Chi tiết | vs | Website (Hãng sản xuất) |
Review Amazon Kindle Fire
Thiết kế tổng quan
Kindle Fire sở hữu thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn
Thiết kế của Kindle Fire khá đơn giản và dầy dặn. Nếu so sánh Kindle Fire với iPad 2 hay Samsung Galaxy Tab 10.1, những tablet được đánh giá rất cao về kiểu dáng và độ mỏng, Kindle Fire rõ ràng là thua xa.
Chiếc tablet vuông vắn và chắc chắn của Amazon có độ mỏng là 11.4mm, dầy hơn khá nhiều so với 8.6mm của Galaxy Tab 10.1 và 8.8mm của iPad 2. Tuy nhiên, nhờ màn kích thước chỉ 7” cùng trọng lượng chỉ khoảng 413g, Kindle Fire rất nhỏ gọn và dễ dàng cầm nắm bằng một tay trong thời gian dài mà không gây nhức mỏi.
Một ưu điểm của Kindle Fire là phần viền màn hình khá mỏng tạo cảm giác như diện tích màn hình rộng hơn so với con số thực tế 7 inch. Mặt trước của Kindle Fire cũng rất bóng bẩy và bắt mắt do được trang bị lớp kính cường lực Gorilla Glass. Tuy vậy, cũng như những sản phẩm tablet khác, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc lưu lại dấu vân tay hay vết mồ hôi trên Kindle Fire chỉ sau vài lần sử dụng.
Về phía mặt sau, Kindle Fire được bọc một lớp cao su chống trượt với khả năng chống xước rất tốt tuy tính thẩm mỹ chưa cao do dễ bám bụi bẩn và mồ hôi.
Mặt sau được bọc cao su mềm chống xước và giúp cầm nắm dễ dàng hơn
Nhằm giảm giá thành, Kindle Fire được lược giản tối đa các cổng kết nối. Bạn sẽ chỉ có duy nhất một giắc cắm tai nghe chuẩn 3.5mm và 1 giắc micro USB để sạc pin hay kết nối với máy tính. Kindle Fire cũng không có khe cắm thẻ nhớ hay cổng USB để mở rộng khả năng lưu trữ. Và với chỉ duy nhất một phiên bản 8GB cho người dùng lựa chọn, việc lưu trữ phim ảnh, nhạc, game trên chiếc tablet là khá hạn chế.
Thậm chí Amazon còn lược bỏ cả những tiện ích như camera, định vị toàn cầu GPS, bluetooth, 3G, cũng để phục vụ mục tiêu “dìm giá” chiếc tablet của mình.
Phím cứng Home hay phím tăng giảm âm lượng trên Kindle Fire cũng hoàn toàn không xuất hiện nhưng may mắn thay giao diện của Kindle Fire giúp bạn dễ dàng trở lại màn hình chính nhờ phím Home cảm ứng luôn thường trực ở góc trái màn hình. Phần tinh chỉnh âm lượng cũng tương đối đơn giản khi chỉ cần gõ nhẹ vào góc phải màn hình, lập tức tùy chọn tăng giảm âm lượng sẽ hiện ra.
Kindle Fire chỉ có duy nhất 1 nút nguồn, cổng sạc kiêm cổng kết nối với máy tính và 1 giắc cắm tai nghe
Xem thêm ảnh thiết kế của Amazon Kindle Fire |
Màn hình cho chất lượng hiển thị rất tốt
2 loa chất lượng cao được bố phía cạnh trên
Âm thanh là một trong những điểm mạnh của Kindle Fire. Trang bị 2 loa kích thước khá lớn ở phía cạnh trên màn hình, chiếc tablet của Amazon thể hiện tốt mọi thể loại nhạc từ Rock, Dance sôi động đến những bản ballad du dương, trữ tình. Âm bass mạnh mẽ, âm treble trong trẻo, âm lượng lớn đủ để lấp đầy một căn phòng 30 mét vuông và không bị rè khi vặn lớn hết cỡ.
Vừa lướt web hay đọc sách và thưởng thức những bản nhạc yêu thích trên Kindle Fire là một trải nghiệm vô cùng thú vị.
Hiệu năng sử dụng
Dù có phần cứng khá tốt nhưng Kindle Fire lại chưa thực sự được tối ưu về phần mềm
Hiệu năng là một trong những điều khách hàng quan tâm nhất trên một chiếc tablet. Và ở mặt này, Kindle Fire tỏ ra chưa thật sự làm thỏa mãn người dùng.
Được trang bị vi xử lý 2 nhân TI OMAP 4430 tốc độ 1Ghz tích hợp sẵn chip xử lý đồ họa PowerVR SGX 540 cùng bộ nhớ RAM 512MB nhưng đôi khi chiếc tablet của Amazon vẫn tỏ ra “đơ” khoảng vài giây và không nhận lệnh. Bạn sẽ khá thường xuyên phải làm quen với việc bấm tới nhiều lần mà Kindle Fire vẫn “trơ như gỗ đá” hay hiệu ứng xoay màn hình không được trơn tru, mượt mà.
Cùng với việc ra mắt Kindle Fire, Amazon cũng giới thiệu trình duyệt Amazon Silk với khả năng tăng tốc duyệt web nhờ công nghệ điện toán đám mây. Nhưng thực tế sử dụng cho thấy, tính năng này hoạt động không tốt và thậm chí còn phản tác dụng khi làm giảm tốc độ duyệt web.
Có lẽ khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu phải đi qua các máy chủ EC2 của Amazon nên làm tăng độ trễ, khiến cho tốc độ duyệt web giảm đi đáng kể. Bạn nên tắt tính năng này bằng cách truy cập vào phần Setting của trình duyệt và bỏ tích ở mục “Accelerate page loading”. Hiệu ứng cuộn trang, phóng to thu nhỏ trong Amazon Silk cũng không thật sự trơn tru, hiện tượng giật, lag và đơ đôi khi vẫn xảy ra.
Tính năng tăng tốc duyệt web tỏ ra phản tác dụng
Kho phần mềm và game khá ít ỏi so với Android Market
Các game như Angry Birds hoàn toàn có thể chạy tốt trên Kindle Fire
Hỗ trợ đầy đủ Flash giúp việc lướt web thú vị hơn
Kho sách đồ sộ với đủ các thể loại
Kho phim phong phú nhưng khó sử dụng tại Việt Nam
Giao diện chính của Kindle Fire
Phần quản lý ứng dụng và game không quá khác biệt với giao diện gốc của Android
Thời lượng pin chưa tốt như mong đợi
Kết luận
Với giá thành chỉ khoảng 5.500.000 VND cùng với danh tiếng từ thương hiệu Amazon, khó có thể đòi hỏi nhiều hơn ở Kindle Fire. Dù vẫn còn tồn tại những hạn chế về hiệu năng, tính năng và các cổng kết nối nhưng nếu đã từng trót mê những thiết bị đọc sách như Kindle thì Kindle Fire chắc chắn sẽ không thể thiếu vắng “trong bộ sưu tập” những sản phẩm công nghệ yêu thích của bạn.
Ưu điểm
- Nhỏ gọn, chắc chắn, tiện cầm bằng một tay.
- Loa chất lượng cao.
- Màn hình sắc nét, màu sắc tươi tắn, độ sáng cao.
- Mức giá hấp dẫn, thương hiệu nổi tiếng.
- Kho sách phong phú.
Hạn chế
- Hiện tượng giật, lag khi sử dụng xảy ra khá thường xuyên.
- Thời lượng pin chỉ đạt mức trung bình.
- Thiếu các cổng kết nối cần thiết như khe cắm thẻ nhớ, USB.
- Không có 3G, bluetooth, GPS, camera, mic.
- Giao diện chưa thật sự trực quan, sinh động.
So sánh thông số kỹ thuật với một số sản phẩm khác
Amazon Kindle Fire | Nook Tablet | Samsung Galaxy Tab 7 Plus | |
Bộ xử lý | TI OMAP 4430 2 nhân tốc độ 1Ghz | TI OMAP 4430 2 nhân tốc độ 1Ghz | Samsung Exynos 2 nhân tốc độ 1.2Ghz |
RAM | 512MB | 1GB | 1GB |
Bộ nhớ lưu trữ | 8GB không có khe cắm thẻ nhớ | 16GB có khe cắm thẻ nhớ microSD hỗ trợ tối đa thẻ 32GB | 16/32 GB có khe cắm thẻ nhớ microSD hỗ trợ tối đa thẻ 32GB |
Hệ điều hành | Android 2.3 Gingerbread | Android 2.3 Gingerbread | Android 3.2 Honeycomb |
Màn hình | 7" độ phân giải 1024 x 600 panel IPS | 7" độ phân giải 1024 x 600 panel IPS | |
Camera | Không có | Không có | 1 camera 2MP phía trước và 1 camera 3MP phía sau có đèn LED Flash và khả năng tự động lấy nét |
Microphone | Không có | Có | Có |
GPS | Không có | Không có | Có |
Bluetooth | Không có | Không có | Có |
3G | Không có | Không có | Có, hỗ trợ gọi điện thoại, nhắn tin với mạng GSM |
Cảm biến gia tốc | Có | Có | Có |
Cảm biến xoay màn hình | Có | Có | Có |
Giắc cắm tai nghe | 3.5 mm | 3.5 mm | 3.5 mm |
Giá tham khảo | 5.500.000 VND | 6.500.000 VND | 13.000.000 VND |
Giá của Amazon Kindle Fire tham khảo tại một số cửa hàng
Máy đọc sách (maydocsach.vn) | 5.700.000VND |
Nhà sách trực tuyến (nhasach.edu.vn) | 5.700.000VND |
Thế giới trực tuyến (thegioitructuyen.vn) | 5.700.000VND |
Chưa bao giờ máy tính bảng lại bùng nổ như bây giờ, đi đâu bạn cũng thấy máy tính bảng và máy tính bảng. Không ít trong số đó có thêm tính năng đọc sách và tự ví mình như một thiết bị đọc sách thứ thiệt. Chắc hẳn bạn cũng sẽ nghĩ như thế về Nook Color khi nó ra đời. Tuy nhiên thực tế lại khác, những cảm nhận đầu tiên về Nook Color cho thấy đây là một thiết bị đọc sách tuyệt vời. Với màn hình màu 7" cộng nghệ IPS độ phân giải lên đến 1024x600 (169 ppi) cho chất lượng hiển thị tốt, cân bằng giữa màn hình e-ink truyền thống và LCD hiện đại. Nook Color thực sự là một luồng gió mới cho thị trường máy đọc sách đang phát triển nở rộ, nó mang trong mình nhiều ưu điểm mà những chiếc máy khác ra cùng thời điểm khó mà có được.
Nook Color sử dụng chip TI OMAP 3621 CPU tốc độ 800MHz (tùy theo tác vụ mà tốc độ xử lý được điều chỉnh một cách hợp lý để tiết kiệm pin). Nó có 512MB RAM, bộ nhớ trong 8GB và hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD. Như đã nói ở trên màn hình máy có kích thước 7" độ phân giải 1024 x 600, góc nhìn nghiêng lên đến 178 độ. Barnes & Noble luôn tự hào với màn hình của Nook Color, với việc sử dụng công nghệ VividView cho chất lượng hiển thị tốt hơn. Máy được tích hợp sẵn Wifi chuẩn 802.11b/g/n và không có phiên bản 3G.
Máy chạy hệ điều hành Android 2.1. Tuy nhiên để hướng tới là 1 thiết bị đọc sách chuyên nghiệp, B&N đã thiết kế một giao diện riêng cho Nook Color mà qua đó các tính năng máy đã bị hạn chế, tính năng đọc sách được nhấn mạnh. Các tính năng khác như duyệt web, nghe nhạc, xem phim hay chơi games chỉ là thứ yếu mà thôi. Với tính năng đọc sách, Nook Color thể hiện khá tốt, với màn hình màu bạn có nhiều lựa chọn hơn cho kho sách, tạp chí của mình. Riêng đối với PDF, thử nghiệm với các file dung lượng lớn máy đọc trơn tru.
Điểm mạnh của Nook Color ở màn hình, nhưng điểm yếu của nó cũng từ màn hình mà ra. Dù công nghệ thế nào đi nữa thì cuối cùng đây cũng là 1 màn hình LCD và nó tự phát sáng. Khó có thể so sánh màn hình này với e-ink truyền thống. Ở trong điều kiện bình thường trong nhà, có thể nó tốt nhưng khi ra ngoài trời nắng e-ink chiến thắng tuyệt đối.
Nguồn: Engadget, gizmodo
1 bài review của tinhte:http://www.tinhte.vn/f426/nookcolor-doc-sach-va-hon-nua-580517/
Khi ra mắt,NOOKcolorđược Barnes&Noble gọi là thiết bị đọc sách chuyên dụng, để đạt được mục đích này họ đã trang bị cho sản phẩm của mình một phần cứng đủ tốt. Máy có màn hình tốt, phần cứng tốt, pin lâu và đặc biệt là cái giá rất cạnh tranh. Thật ra mà nói, với cấu hình của mình và với việc chạy hệ điều hành Android thì NOOKcolor xứng đáng với cái tên máy tính bảng hơn. Bài viết này mình sẽ đánh giá NOOKcolor trên phương diện của một thiết bị đọc sách chuyên dụng, đối thủ cạnh tranh vớiAmazon KindlevàSony Reader, chiếc "máy tính bảng NOOKcolor" sẽ được nói đến ở mộtbài viết khác chi tiết hơn.
Đối với những ai thiên về việc đọc sách truyền thống thì có lẽ sẽ không thích NOOKcolor bằng Kindle (Kindle 3 đang là thiết bị đọc sách chuyên dụng phổ biến nhất VN) vì máy không sử dụng màn hìnhe-inktruyền thống và pin cũng không lâu bằng Kindle. Thực tế thì NOOKcolor đã chọn phân khúc khách hàng khác với các e-book reader truyền thống nói chung và Kindle nói riêng. Đối tượng khách hàng được nhắm đến ở đây là những người muốn một cái gì đó nhiều hơn là những trang sách trắng đen và một tốc độ xử lý đủ để không phải chờ đợi. Ngoài việc đọc chữ thì giờ đây với NOOKcolor bạn sẽ dễ dàng đọc những file PDF lớn, đọc truyện tranh một cách đơn giản. Ngoài ra các tính năng phụ cũng rất hữu ích như lướt web, chơi game, xem phim và nghe nhạc ...
Một số thông tin về cấu hình máy:
Màn hình
Nhắc đến một thiết bị đọc sách thì điều người ta quan tâm đầu tiên chính là màn hình, và dường như là đã là một quy chuẩn đó là phải là công nghệ e-ink thì mới là tốt nhất. Đứng về mặt này mà nói thì màn hình NOOKcolor đã thua đứt đuôi con nòng nọc. Máy sử dụng màn hình IPS độ phân giải cao với công nghệ VividView cho chất lượng hiện thị tốt nhất có thể.
Màn hình e-ink đúng là rất tốt cho công việc đọc sách, tuy nhiên những hạn chế của nó thì khá nhiều. Màn hình này rất phù hợp với những thiết bị đọc sách truyền thống khi mà những người chủ của nó không cần nhiều tính năng và với họ tính năng duy nhất được quan tâm là màn hình hiển thị tốt. Ebook chỉ có chữ và hình trắng đen.
Một điểm khá mừng là màn hình của NOOKcolor không tệ nếu không muốn nói là nó khá tốt, chất lượng hiển thị gần như tương đương với e-ink. Nếu đánh giá chất lượng hiển thị của màn hình theo thang điểm 10 với 10 cho e-ink thì màn hình của NOOKcolor cũng phải được 8 điểm trở lên. Màn hình máy cũng không quá bóng vì lớp kính ngoài có khả năng chống chói.
Trong quá trình sử dụng mình không gặp nhiều khó khăn khi đọc sách trên màn hình của NOOKcolor, với việc độ sáng màn hình có thể được điều chỉnh linh hoạt và khá dễ dàng thì người đọc có thể nhanh chóng chỉnh màn hình phù hợp với môi trường xung quanh và hỗ trợ cho việc đọc tốt nhất. Mình không có thói quen ra chỗ nắng đọc sách cho lắm nhưng với mục đích thử nghiệm thì cũng đã một vài lần ôm máy ra gốc cây ngồi thử, thật mừng là vẫn có thể đọc sách bình thường được. Thông thường mình hay đọc sách trước khi ngủ, khi đèn phòng đã tắt hết thì chỉnh độ sáng màn hình về mức thấp nhất, lúc này đọc sách rất tuyệt và bạn sẽ thấy nó giống với màn hình e-ink trong điều kiện ánh sáng đầy đủ (trong bóng tối thì e-ink cần phải có 1 cái đèn chiếu vào)
Một điều sẽ làm người ta cân nhắc khi lựa chọn NOOKcolor thay vì các ereader e-ink khác đó là với màn hình này bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho tủ sách của mình. Máy đọc và hiển thị PDF khá tốt, thử nghiệm với nhiều file dung lượng khác nhau thì không phải đợi lâu để mở. Thử nghiệm với 1 file PDF nặng hơn 300MB với hơn 6000 trang (truyện scan Teppi) thì mất khoảng dưới 10s cho thao tác mở file, trong quá trình đọc thời gian chuyển trang cũng không lâu mà gần như là tức thời. Thử nghiệm với 1 file PDF dung lượng 130MB với nội dung là các báo cáo, bảng biểu và giải trình thì thời gian cũng tương tự.
Nếu bạn e ngại rằng đọc trên màn hình LCD của NOOKcolor lâu sẽ bị mỏi mắt thì có thể yên tâm là sẽ không có chuyện này xảy ra. Có một thực tế là từ khi e-ink ra đời thì người ta mặc định ngay rằng e-ink mới là chuẩn, tất cả các màn hình khác nhìn lâu sẽ bị nhức mặt nhưng ít ai hiểu rằng việc nhức mắt không phải lí do vì màn hình mà vì bản thân từng người thì đúng hơn. Đơn cử ngay như bản thân mình: thông thường mình làm việc trên màn hình máy tính (màn hình thường thôi, không phải gương) sau đó nghỉ quay qua đọc ebook một thời gian rồi làm việc tiếp, trong ngày cứ làm vậy hoài. Trước dùng Kindle 3 thì chuyển qua chuyển lại vài lần là bị nhức mắt, sau này với NOOKcolor lại không bị nhức mắt như vậy.
Pin và trọng lượng máy
Sau màn hình thì pin và trọng lượng của máy là những điều quan trọng tiếp theo mà người dùng sẽ quan tâm đến nếu như muốn mua một chiếc máy đọc sách.
Với màn hình e-ink thì thời gian sử dụng pin luôn luôn lâu, đặc tính riêng này khiến cho thời gian sử dụng của các ereader truyền thống không tính bằng giờ mà tính bằng số lần bạn chuyển trang hay số thao tác bạn thực hiện với máy. Với Kindle 3 bạn có thể sự dụng liên tục vài ngày thì mới hết pin được.
Với NOOKcolor thì thời gian sử dụng pin không được lâu như thế, một phần vì màn hình LCD mà phần khác cũng là do BXL của máy. Với ereader truyền thống không cần bộ xử lý nhanh và mạnh vì nó cũng chỉ có 1 tính năng chính là đọc sách, nhưng với NOOKcolor thì khác, BXL nhanh của máy giúp bạn không phải chờ đợi lâu để mở 1 cuốn sách, xem 1 file PDF dung lượng lớn.
Pin của NOOKcolor có dung lượng 4000mAh, theo lí thuyết thì bạn có thể sử dụng liên tục trong 8h. Tuy nhiên thực tế có vẻ như thời gian sử dụng lâu hơn, vì thông thường bạn sẽ đặt độ sáng màn hình thấp hơn mức chuẩn, chuyện này tiết kiệm khá nhiều pin. Mình đã dùng máy khá nhiều trong 1 ngày, vừa đọc sách, vừa check mail và lướt web qua wifi. Từ sáng thì đến tối mức pin chuyển về màu đỏ, tức là còn khoảng 20% pin. Nếu bạn không quá khó khăn thì chuyện 1 - 2 ngày sạc máy một lần có lẽ sẽ không làm bạn bực mình.
Với cục pin dung lượng khá cao này thì việc NOOKcolor nặng 422g là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nó vẫn nặng hơn các ereader phổ biến khác như Kindle 3 chỉ có 247g. Trong quá trình đọc sách thường mình để máy trên bàn hoặc để kê tay trên đùi, dùng lâu khoảng 30p là phải đổi tư thế vì mỏi tay. Đặc điểm màn hình tỷ lệ 16:9 làm cho máy dài và bề ngang không quá lớn, chuyện này khá hữu ích cho việc cầm máy, giúp cho việc cầm máy bằng 1 tay được tốt hơn, thêm nữa là cầm 1 tay vẫn có thể chuyển trang sách được.
Các định dạng "sách" được hỗ trợ
Đấy chính là thế mạnh của NOOKcolor, với việc sử dụng hệ điều hành Android thì máy có khả năng mở rộng rất tốt. Cũng giống như Sony Reader, mặc định máy có hỗ trợ unicode nhưng không đọc được tiếng Việt tuy nhiêu sau khi thực hiện vài thao tác nhỏ thì chuyện này đã được giải quyết. Thông thường việc đầu tiên sau khi mua máy về là tiến hành root máy và cài thêm các phần mềm cần thiết, công việc này rất đơn giản và không có gì khó khăn cả.
Để nâng cao tính năng đọc sách thì các phần mềm cần thiết cài vào gồm có:Aldiko 2.0, Adobe reader và ACV Droid Viewer. Phần mềm có sẵn hỗ trợ cả những file Office, tuy nhiên nếu muốn bạn cũng có thể cài thêm Document To Go hay QuickOffice. Có thể cài thêm phần mềm Kindle để đọc ebook dạng PRC, tuy nhiên công việc chuyển từ PRC sang epub là rất đơn giản (sử dụng Calibre) vì thế mình không sử dụng phần mềm này. Một lí do khác là sau khi Amazon mua Mobipocket Reader thì đã ngưng phát triển nó, prc dần đi vào quên lãng. Hiện nay hầu hết các ebook reader đều hỗ trợ định dạng epub.
Aldiko 2.0 chạy trên NOOKcolor khá tốt, chạy nhanh và ổn định. Phiên bản mới này cải thiện đáng kể tốc độ mở sách cũng như độ mượt khi chuyển trang. Định dạng ebook chính mà phần mềm này hỗ trợ là EPUB, với việc sử dụng Calibre để chuyển file khá dễ dàng thì bạn có nhiều cách để làm cho mình 1 ebook ưng ý. Thông thường mình tải ebook từwww.e-thuvien.com
Adobe reader có lẽ không cần nói ai cũng biết phần mềm này để làm gì. Như đã nói ở phần trên, mình đã thử dùng Adbe reader để mở những file có kích thước khá lớn trên 100MB thì máy vẫn chạy rất tốt. Với những ai hay đọc tài liệu nhiều thì có lẽ sẽ biết tính năng "Reflow Text", hiển thị lại trang rất hữu ích cho những ai cần đọc tài liệu nhiều.
ACV Droid Viewer là phần mềm dùng để đọc truyện tranh, truyện tranh có thể là nhiều hình hoặc cũng có thể nén trong 1 file .zip. Thế mạnh của phần mềm này là duyệt file khá nhanh và bạn có nhiều lựa chọn để hiển thị một trang truyện lên màn hình từ không resize hay tự căn chỉnh theo kích thước màn hình.
Lại là vấn đề muôn thuở, nếu bạn đang có nhu cầu mua một chiếc máy tính bảng Android 7-inch giá rẻ rẻ, bỏ qua các lựa chọn khác thì giữa Nook Tablet và Kindle Fire sẽ chọn chiếc nào là hợp lý? Thực ra sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả mọi người, tùy vào nhu cầu của bạn thân mà bạn phải tự lựa chọn. Trong bài viết này mình cũng sẽ không kết luận cái nào đáng mua cái nào không đáng mua, chỉ đơn giản là so sánh hai chiếc máy này với nhau. Nếu bạn thấy Kindle Fire hơn Nook Tablet ở những điểm bạn thích, vậy thì mua Fire và ngược lại. Mình sẽ cố gắng so sánh hai chiếc máy này ở nhiều điểm khác nhau, nếu muốn thêm cái nào thì bạn cứ ý kiến và mình sẽ thử. Về quan điểm của bản thân thì mình sẽ chọn mua Nook Tablet.So sánh cấu hình Nook Color - Nook Tablet - Kindle Fire
Nook Color Nook Tablet Kindle Fire Màn hình VividView (IPS), có lớp lamina chống chói Màn hình VividView (IPS), có lớp lamina chống chói Màn hình công nghệ IPS 800MHz single-core 1GHz dual-core 1GHz dual-core 512 MB RAM 1 GB RAM 512 MB RAM 8GB 16GB (người dùng dc 1GB) 8GB microSD (tối đa 32GB) microSD (tối đa 32GB) Không có 205mm x 128mm x 12.2mm 205mm x 128mm x 12.2mm 190.5mm x 119.38mm x 11.43mm 449g 400g 413g PIN 8 tiếng đọc sách liên tục PIN 11.5 tiếng đọc sách liên tục PIN 8 tiếng đọc sách liên tục Wifi 802.11 b/g/n Wifi 802.11 b/g/n Wifi 802.11 b/g/n Không có micro Có micro Không có micro Nook Tablet và Kindle Fire đều là những chiếc máy tính bảng Android tốt, nó ngon hơn phần lớn những chiếc máy tính bảng 7-inch cùng mức giá, xét về phương diện nào đó thì nó còn ngon hơn cả Galaxy tab 7 plus. Bài này chỉ so sánh 2 máy với nhau, vì thế nếu nói màn hình Kindle Fire tệ hơn Nook Tablet thì cũng ko có nghĩa là màn hình Kindle Fire rất tệ, mà nên hiểu rằng một thằng 10 điểm và 1 thằng 8 điểm. Các bạn chú ý điểm này giùm mình nhé Bắt đầu đánh giá thôi:
Thiết kế và chất lượng sản phẩm
Nếu nói về thiết kế thì Kindle Fire đẹp và gọn hơn Nook Tablet. Fire nặng hơn nhưng nhờ kích thước nhỏ hơn nên bạn vẫn có thể cầm máy một cách thoải mái. Viền màn hình của Fire nhỏ nhưng cũng đủ để bạn thao tác, với người có ngón tay cái to như mình thì cầm vào viền cạnh máy chỉ cầm dc khoảng 1/2 bề rộng ngón tay, như vậy là đủ để cầm chắc máy. Thiết kế của Fire cũng hợp lý hơn khi loa ở trên đỉnh còn cổng kết nối ở cạnh dưới. Phần khó chịu chính là giắc tai nghe, cổng kết nối và nút power để khá gần nhau, đẹp thì đẹp nhưng ko tiện. Mình thường xuyên nhấn nhầm vào nút power khi rút cable usb ra.
Việc thiếu các phím bấm khác như Home, tăng giảm âm lượng thực ra cũng không quan trọng lắm. Chỉ khó chịu một chỗ là với Nook Tablet mình sẽ biết bấm tổ hợp phím nào để recovery máy mỗi khi bị lỗi trong quá trình vọc, còn với Kindle Fire thì bó tay.
Nói về Nook Tablet, vẫn kiểu thiết kế cũ của Nook Color, chỉ nhẹ hơn 1 chút. Kiểu thiết kế này làm cho máy có kích thước khá lớn, rất may là vẫn có thể cầm tốt bằng 1 tay. Mình thích khung viền bao quanh máy vì nó làm cho có cảm giác rất chắc chắn. Góc chéo ở dưới là nơi nhét thẻ nhớ và cũng là một điểm nhấn khá hay.
Cả hai đều được làm rất chắc chắn, hoàn thiện tốt, không hề có chút cảm giác rẻ tiền khi cầm trên tay.So sánh màn hình
Cùng sử dụng công nghệ IPS, Nook Tablet và Kindle Fire là một trong những chiếc máy tính bảng có màn hình đẹp nhất hiện nay. Nếu bạn chưa nhìn Nook Tablet mà mới cầm Kindle Fire thì sẽ thấy màn hình chú này rất đẹp. Nhưng nếu để hai con cạnh nhau thì Nook còn đẹp hơn.
Màn hình của Fire khá giống với PlayBook, không chống chói tốt giống như Nook. Nook được phủ thêm một lớp chống chói riêng nên rất tốt. Khi bạn dùng cả hai ở ngoài trời sáng hoặc trong phòng nhưng có nhiều đèn thì sẽ thấy sự bất cập này, Kindle Fire bị in bóng nhiều hơn Nook. Ngoài ra nếu soi mói kỹ hơn thì thấy rằng màu sắc trên Fire cũng không được đẹp như trên Nook. Mình đã thử coi cùng 1 bộ film HD trên cả hai con thì thấy màu của Nook nhỉnh hơn, đậm hơn 1 chút và tất nhiên là cũng đẹp hơn 1 chút.
Có thế chính lớp kính phủ toàn mặt trước cuả Kindle làm ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của máy và nó cũng làm cho màn hình bóng hơn. Amazon chưa có kinh nghiệm làm tablet, chắc phiên bản Kindle Fire 2 sẽ tốt hơn.
Cảm giác chạm tay, kéo thả trên màn hình của Nook cũng tốt hơn của Kindle, trên Nook bạn sẽ thấy kéo thả mượt hơn, (Nook nhanh hơn Fire) vì thế bạn sẽ thấy thao tác trên Nook nhẹ nhành hơn.
Hệ điều hành (OS) - root - rom cook
Cả hai đều hành Android 2.3 và mặc định thì giới hạn nhiều tính năng, quan trọng nhất là không có market. Tuy nhiên thật tuyệt là cả hai đều có thể root một cách dễ dàng. Bây giờ người ta đã phát triển tools để root Nook Tablet và Kindle Fire, vì thế bạn không cần phải làm nhiều thao tác cho công việc này nữa. Nook và Fire root dễ như nhau, sau khi root thì cũng giống như những máy tính bảng Android khác, đầy đủ tính năng. Bạn có Market để cài app, đây là phần quan trọng nhất của root.
Với rom gốc và đã root thì Fire thiệt thòi hơn Nook ở chỗ Amazon cài khá nhiều app của mình phát triển và lẽ tất nhiên là những app này luôn chạy nền. Cùng với bộ nhớ ram không nhiều khiến cho Fire chạy không mượt bằng Nook.
Rom Cook lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, root được không có nghĩa là cài rom cook được. Hiện tại Fire đang ngon hơn Nook ở khoản rom cook. Nó đã có khá nhiều rom cook được phát triển từ CM7 cho đến Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Việc cài rom cook cho Fire cũng không quá khó khăn (với điều kiện bạn đủ thông minh để hiểu hướng dẫn). Còn với Nook Tablet thì hiện tại vẫn chưa có rom cook nào cả, tương lai thì còn bỏ ngỏ. Nguyên nhân đến từ việc Nook Tablet đang bị khoá bootloader (B&N cần làm vậy để đảm bảo cho nguồn sống của họ, một kinh nghiệm được rút ra từ Nook Color), người ta vẫn chưa tìm ra cách để mở khoá cái bootloader này. Bootloader là gì thì bạn tự tìm hiểu nhé, trong khuôn khổ này mình ko nhắc đến để tránh lạc đề.
Để thống nhất thì mình chỉ root hai chiếc máy này và cài các phần mềm giống nhau trên cả hai. Hình chụp màn hình dưới đây bạn sẽ thấy sự khác nhau căn bản giữa Nook Tablet và Kindle fire.Cài đặt phần mềm - vấn đề với bộ nhớ
Kindle Fire không hỗ trợ thẻ nhớ và dành cho người dùng 1.17GB để cài phần mềm (khi cài phần mềm nó sẽ nhảy vào đây) - 5.37GB để chứa data của Games và app, các thứ linh tinh khác của bạn. Khi bạn cắm Kindle Fire vào máy tính thì cái phần 5.37GB sẽ hiện ra, nó được hiểu như thẻ nhớ của máy.
Nook Tablet hỗ trợ thẻ nhớ ngoài và bộ nhớ trong 16GB. Bộ nhớ trong dc chia là 2 phần 15GB và 1GB. Phần 15GB sẽ được dùng để cài phần mềm (tức là khi bạn cài phần mềm vào thì nó nhảy vào đây), 1GB cho bạn chứa dữ liệu hay làm gì thì tuỳ. Thẻ nhớ dùng để lưu data của game và app. Tốt nhất bạn hãy mua một cái thẻ 8GB. Xem hình vẽ dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về những bộ nhớ này.
Đầu tiên mình chép file cài đặt và data của phần mềm (tổng dung lượng khoảng 1GB) và 1 bộ film mHD (2.2GB) vào thẻ nhớ của Nook và bộ nhớ 5.37GB của Fire. Sau đó tiến hành cài đặt và kiểm tra mức độ thay đổi bộ nhớ từng máy.Như vậy nếu Nook Tablet được trang bị một thẻ nhớ 8GB thì tốt hơn. Và dù có bị ngăn bộ nhớ 15GB người dùng không được can thiệp thì nó vẫn tốt hơn Kindle Fire ở khoản này. Có một điều khá đặc biệt là khi tải cùng 1 file trên market để cài đặt thì Kindle Fire tải nhanh hơn Nook Tablet khoảng vài giây. Mình mới chỉ thử với các app nhỏ hơn 5MB, chưa có điều kiện để thử các app dung lượng lớn hơn.
Bộ nhớ trong 15GB đã bị chiếm 350MB - thẻ nhớ là 330MB (data games)
Bộ nhớ để cài app là 1.17GB đã bị chiếm 160MB - bộ nhớ 5.37 đã bị chiếm 540MB (data game)
Nếu bạn copy file setup của app vào máy và tiến hành cài thì Nook làm nhanh hơn Fire khá nhiều, thời gian chênh lệch khi cài game samurai II - nặng: 41MB là khoảng 10s.
So sánh ram của hai máy
Ram của Fire là 512MB và của Nook là 1GB, chênh lệch đã quá rõ ràng. Nhiều người nói Kindle Fire dùng vẫn rất mượt mà, điều này đúng nếu để nó một mình. Còn nếu so Nook và Fire thì có thể thấy Nook nhỉnh hơn hẳn. Bạn sẽ cảm thấy Fire chậm chạp thấy rõ nếu so với tốc độ của Nook. Phần trước mình có thử cài rất nhiều app vào máy, suốt quá trình dùng không giải phóng ram. Được một thời gian thì Fire có vẻ giật, báo hiệu ram đã cạn, còn Nook thì vẫn bình thường.
Dưới đây là mức độ free ram của từng máy. Cả hai đều chạy Mxplayer, Market, Screenshit It, còn lại là các app tự chạy. Số lượng app tự chạy của Fire là khá nhiều và đều liên quan đến Amazon.
Thử coi film HD 720p
Với những chiếc máy di động thì thực tế là mình không coi film HD 720p mà chỉ chọn mHD 720p, chất lượng khá tương đương nhau, nhưng HD khoảng 4GB thì mHD chỉ khoảng 2GB đổ lại. Bộ film được dùng thử trong trường hợp này là How To Train Your Dragon 2010 [mHD 720p Bluray][x264][AC3][TRiM™] - dung lượng 2.2GB. Phần mềm được sử dụng là Mx player (miễn phí trên Market)
Cấu hình đóng vai trò khá quan trọng, trong khi Fire có vẻ như hơi chậm một chút, có giật (mức độ rất rất nhẹ khó mà nhận ra khi không so với Nook, nhưng vẫn có) thì Nook hoàn toàn mượt mà. Một điều cần nhắc đến là nhiệt độ của máy khi coi film. Nook chỉ hơi ấm ấm thì Fire khá nóng.
Thời gian sử dụng pin
Để kiểm tra thời gian sử dụng pin thì mình chỉnh màn hình cả hai ở mức độ sáng nhất, kết nối wifi, không chỉnh chế độ tự thay đổi độ sáng, tắt chế độ tự tắt màn hình. Thực tế nếu bạn dùng bình thường thì không cần phải chỉnh thế này và thời gian dùng sẽ lâu hơn.
Ở thao tác thứ nhất là cài một đống phần mềm ở trên vào máy, vừa cài vừa mò mất hơn 1 tiếng đồng hồ (chính xác là 75p sử dụng liên tục): Nook còn 78% pin - Fire còn 74% pin (khởi đầu đều là 100%). Vậy Nook mất 22% và Fire mất 26% pin.
Sau đó là bắt đầu coi film HD bằng MxPlayer, film dài 1h30p. Tình trạng pin sau khi coi xong là Nook 39% - Fire 32%. Vậy Nook mất 39% và Fire mất 43% pin.
Như vậy Fire và Nook có mức độ tiêu hao pin khá tương đương nhau, Nook có thời gian sử dụng lâu hơn một chút. Với điều kiện dùng như thế này thì có thể dùng máy trong 5 tiếng liên tục. Thực tế sử dụng thì sẽ lâu hơn vì giảm độ sáng màn hình và nếu đọc sách thì máy sẽ lâu hết pin hơn.