Cho tôi hỏi công việc của Giám sát kinh doanh?

tôi chúng tuyển vào vị trí giám sát kinh doanh của 1 công ty nhưng chưa biết làm như thế nào cả? có bác nào biết thì mách cho tôi với nhé![;;)][:x]
Trả lời 16 năm trước
Bạn trúng tuyển vào vị trí Sales Supervisor á. Ôi chúc mừng nhá [:x] Người ta thường ví các Giám Sát Bán Hàng hay Giám Sát Kinh Doanh như Tướng ngoài biên ải ( Sales supervisor đượcgọi tắt là Sup). Tôi còn nghe nhiều nghĩa khác như Tướng xa trường, Tướng giữ thành ... mà xét về đặc thù nghề nghiệp thì GSBH là bộ phận rất quan trọng trong một công ty. Sếp của Tôi từng nói rằng GSBH quyết định đến 60% sự thành bại của một công ty ngoài thị trường..Ngày nay khi kinh doanh mang nhiều định hướng Marketting, GSBH ngày càng trở nên quen thuộc và trở thành nghành nghề thời thượng. Kỹ năng nghiệp vụ của GSBH là một trong những kỹ năng khó học hỏi và nhiều áp lực. Một GSBH giỏi phải vừa thể hiện khả năng quản lý điều hành giỏi vừa phải là một nhân viên bán hàng xuất sắc, Phải đồng thời duy trì hoạt động của kênh phân phối, khách hàng. Kiểm soát, thúc đẩy, đào tạo và cả tuyển dụng đội ngũ bán hàng.. áp lực doanh số đè nặng theo chu kỳ tháng. Làm việc với anh em Sales sao cho anh em tin tưởng nể phục,nhất là phải có vài chú lính ruột sẵn sàng sống chết với mình. Tuy nghiêm khắc nhưng cũng phải sẵn sàng bảo vệ lính và chơi tới bến lúc cùng chơi. Với Nhà phân phối thì khác phải dựa trên tinh thần vừa là đối tác vừa là người cùng chung công ty. Nếu làm cho công ty có các nhãn hàng mạnh (Uniliver, P&G, Colgate, Kinh Đô..) thì oai lắm, tối ngày dí đặt hàng , doạ nay cắt mai cắt...còn làm cho nhãn hàng yếu thì như con cún con,,cuối tháng chạy doanh số năn nỉ muốn chết, hoạc gặp cha nào thích nhậu nhẹt thì cứ phải tăng ba tăng ba mới chịu...mà đã xong đâu lên đơn hàng rồi thì phải chầu chực, Hăm dọa làm mặt khổ sở kiu mấy "Boss" chuyển tiền xong mới yên. Nhiệm vụ của một GSBH là: - Quản lý, giám sát, thực hiện hoạt động bán hàng tại khu vực được giao - Báo cáo trực tiếp cho cấp trên. - Quản lý hoạt động bán hàng của nhà Phân phối tại khu vực được giao. -Quản lý và giám sát đội ngũ bán hàng. -Quản lý, triển khai, tổng kết các chương trình hỗ trợ bán hàng -Hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn nhân viên bán hàng nhằm đạt được các chỉ tiêu bán hàng do công ty đề ra. -Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh. Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ. - Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên. [):D(] Chúc bạn thành công trên vai trò Tướng ngoài biên ải [):D(]
Trả lời 16 năm trước
Bạn có thể tham khảo thêm Bài của VN Economy Khi còn là giám đốc huấn luyện một công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ, sếp đã đặt cho tôi câu hỏi, đại ý: Trong phòng bán hàng thì giữa giám đốc vùng, giám đốc khu vực, giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng nên chú trọng phát triển cấp nào nhất? Tôi trả lời ngay: "Giám sát bán hàng, theo tôi rất quan trọng. Họ như những vị tướng trấn giữ vùng biên ải. Tướng bất tài, mất đất, trị an bất ổn. Tướng giỏi, bờ cõi mở mang, thiên hạ thái bình". Sau khi kinh qua nhiều vị trí trong nghề bán hàng, rồi đảm đương chức vụ giám đốc bán hàng toàn quốc, tôi lại nghi ngờ quan điểm của mình. Tôi thấy cách nhìn nhận công việc giám sát bán hàng như thế vẫn còn sơ lược, chưa thấu đáo về tầm quan trọng của đội ngũ này. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhà sản xuất thường xuyên tung ra những chiêu thức tiếp thị mới mẻ. Người tiêu dùng bị "bao vây" bởi các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đa dạng. Ẩn chứa sau những hoạt động rầm rộ và tốn kém đó là ước mơ cháy bỏng của doanh nghiệp: phải giành được thị phần, chiếm được vị thế vững chắc trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng. Người có thể biến những ước mơ này thành hiện thực chính là những người quản lý cấp cơ sở - gọi chung là giám sát mại vụ (giám sát bán hàng). Với sự am hiểu thị trường, khả năng lãnh đạo, người này có thể huy động mọi nguồn lực tại cơ sở từ nhân viên bán hàng đến nhân viên của đại lý, và cả bản thân nhà đại lý để thực hiện kế hoạch. Thực tế cho thấy, có những chương trình khuyến mãi hoặc giới thiệu sản phẩm ở địa phương này thì thành công, khách hàng nhiệt tình hưởng ứng; ở địa phương khác thì lại lắm rắc rối, đôi khi cả kiện tụng. Gần như 90% trường hợp sau đều có phần ảnh hưởng từ việc thiếu kinh nghiệm, lơ là kiểm tra đôn đốc của giám sát bán hàng phụ trách địa bàn. "Anh thích nhất điều gì ở các giám sát bán hàng?". Câu trả lời của các nhà phân phối không phải là "sự hỗ trợ và giúp đỡ", mà là "sự am hiểu địa bàn và khả năng lãnh đạo đội ngũ tiếp thị bán hàng". Điều này thật sự là một bất ngờ, vì rất nhiều người cho rằng giám sát bán hàng như "đứng giữa hai làn đạn", từ công ty và từ nhà phân phối. Nghiêng về phía nào cũng bị bên kia phàn nàn. Vì thế, họ buộc phải làm cho cả hai hài lòng. Có nhiều giám sát cho rằng, sự tồn tại của họ trong tổ chức phụ thuộc vào mối quan hệ với nhà phân phối. Sự gắn bó nảy sinh trên cách suy nghĩ như thế có thể dẫn đến những tiêu cực, nhỏ thì công ty bị áp lực phải giảm chỉ tiêu, tăng khuyến mãi; lớn thì ngân sách tiếp thị bị chiếm dụng, khách hàng mất lòng tin và địa bàn bị thu hẹp. Thách thức với giám sát không phải là biết cách "chinh phục trái tim nhà phân phối", mà là nâng cao hiểu biết thị trường và kỹ năng lãnh đạo đội ngũ. Hiểu theo cách khác, giám sát không phải là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, mà phải là một nhà kinh doanh tài ba, biết cách biến ước mơ của nhà sản xuất thành mục tiêu chung của nhà phân phối và đội ngũ bán hàng. Giám sát phải tinh tường và nhạy bén với từng cơ hội, phải huy động được mọi nguồn lực để biến các cơ hội này thành doanh số và ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Nếu ví giám sát bán hàng là tướng ngoài biên ải, thì vị tướng này phải có đủ dũng khí và đảm lược để suy nghĩ và hành động độc lập, để đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình. Qua công tác tư vấn và huấn luyện bán hàng cho khách hàng, tôi có điều kiện tiếp xúc với nhiều quan điểm, nhiều kiểu tổ chức và thậm chí nhiều "trường phái" bán hàng khác nhau. Nhiều khách hàng có chung một băn khoăn: "Tôi có những nhân viên bán hàng giỏi. Muốn đưa họ lên làm giám sát bán hàng, nhưng lại e rằng họ không thể hoàn thành được nhiệm vụ vì thiếu kinh nghiệm. Còn nếu tuyển người có kinh nghiệm từ bên ngoài, tôi lại sợ họ mất thời gian để làm quen địa bàn và nhân viên. Và ngại nhất là những nhân viên bán hàng giỏi sẽ thất vọng và không còn động lực phấn đấu. Vậy tôi phải làm sao?". Đây là thách thức thường gặp của nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề này, cần xem xét và đánh giá chính xác năng lực của từng ứng viên. Bán hàng giỏi - chưa đủ để trở thành một giám sát giỏi. Anh ta cần phải có tố chất và kỹ năng cơ bản như giỏi giao tiếp, tạo ảnh hưởng lên người khác, lập kế hoạch, lãnh đạo đội ngũ… Có thể những kỹ năng này chưa thể hiện trong công việc (vì ít có cơ hội) nên cần phải xem xét đến môi trường ngoài công việc như vui chơi, huấn luyện, ngoại khóa, gia đình hay công tác xã hội… Chuyển đổi từ người thừa hành sang quản lý là một thay đổi rất lớn. Vì thế, cần có sự chuẩn bị cho nhân viên tiềm năng với vài thách thức nhỏ trước khi giao thêm những công việc quan trọng hơn. Và quan trọng, phải có kế hoạch huấn luyện và đào tạo cho các ứng viên này để khơi dậy tiềm năng và tạo nhận thức về cơ hội mới cho họ. Có nhiều công ty treo thưởng cho thành tích bán hàng là một khóa huấn luyện về kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Điều này giúp nhân viên hiểu rằng mình có cơ hội để thăng tiến nghề nghiệp, và dường như không ai muốn bỏ lỡ cơ hội như thế. Kết quả là bạn sẽ có được những thành tích kinh doanh tốt đẹp, đồng thời có được một lực lượng quản lý kế thừa. Việc tuyển dụng từ bên ngoài cũng rất cần thiết khi nguồn lực bên trong không đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là khi muốn mở rộng địa bàn phân phối mà nguồn lực chưa sẵn sàng. Trong trường hợp này, những khóa huấn luyện sơ khởi và các hướng dẫn cơ bản từ cấp quản lý trực tiếp sẽ giúp người mới hòa nhập nhanh hơn. Để những câu hỏi như trên không xảy ra trong tương lai, doanh nghiệp nên xây dựng hay chuẩn bị một lực lượng giám sát kế thừa. Ông bà ta có nói: "Dụng nhân như dụng mộc". Để có được những giám sát giỏi, người giám đốc kinh doanh cần phải hiểu rõ nhân viên của mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, và nhất là phải có những khóa huấn luyện phù hợp để củng cố thái độ tích cực và nâng cao kỹ năng chiến đấu của các "vị tướng ngoài biên ải". Có như vậy, "thành trì doanh nghiệp" mới vững chắc, và an tâm triển khai các kế hoạch phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.
ngô thị thu trà
ngô thị thu trà
Trả lời 12 năm trước

2 bài viết rất hay và thật, e hiện đang làm giám sát bán hàng, cv rất nhiều khó khăn. đang cày cuốc bục mặt ra đây.

ngô thị thu trà
ngô thị thu trà
Trả lời 12 năm trước

trúng tuyển vậy mà chưa biết cv mình như nào, cty gì vậy?

bui duc hung
bui duc hung
Trả lời 11 năm trước

cho mình hỏi là công việc giám sát bán hàng có bị rủi ro gì không, ví dụ như bị nha phân phối hù dọa hay cho người đánh mình không. vì nhf phân phối không hài lòng với kết quả đánh giá của mình........

vo minh hien
vo minh hien
Trả lời 11 năm trước

sợ bị đánh thì đừng có làm,đã làm thì phải chấp nhận rủi ro lớn nhất!

Hà Minh Quyết
Hà Minh Quyết
Trả lời 10 năm trước

Mình cũng đang có thắc mắc, rất may là có 2 bài trên để giải quyết vấn đề của mình. Thanks for share!

Đức Cường Nguyễn
Đức Cường Nguyễn
Trả lời 8 năm trước

Thanks much