Xin các bác cho e ít kinh nghiệm về thi công hoàn thiện

E là sinh viên XD mới ra trường, khoa VLXD nên ko được học gì về thi công hay kết cấu cả. Bây giờ e sắp phải thi công về hoàn thiện nhà chung cư, biệt thự, phần ốp lát vệ sinh, điện – nước, nội thất,… Bác nào đã có kinh nghiệm về phần này rồi thì cho e vài lời khuyên với. Chú ý phần nào? Phần nào dễ sai, cái gì zu zi sai được… Hay đại loại bất kể cái gì liên quan đến cái tiêu đề các bác cho e ít lời khuyên. Vài hôm nữa bắt đầu chiến rồi. Mong nhận được trả lời từ các bác tiền bối. Thank all!!

Chita
Chita
Trả lời 12 năm trước


Nếu xây nhà từ đầu thì gia chủ có nhiều khả năng lựa chọn vật liệu sao cho hài hoà và đạt thuận lợi nhất. Nhưng nhiều trường hợp do thiếu cân nhắc thấu đáo, hoặc làm nhà sửa chữa cải tạo phải phụ thuộc vào nhà cũ thì các bất lợi sẽ nảy sinh từ việc dùng vật liệu không đúng nơi, đúng chỗ. Khi đó, cũng chính giải pháp về vật liệu thay thế sẽ giúp khắc phục các bất lợi về sử dụng và phong thuỷ cho ngôi nhà.

Dùng thảm mềm để giảm độ bóng loáng và chống trơn trượt tại phòng ăn.


Một dạng sai sót thường hay gặp khi dùng vật liệu trong nhà ở là sử dụng sai vật liệu (về công năng lẫn phong thuỷ). Nếu như phần thô đòi hỏi gia chủ hết sức lưu tâm vấn đề “ăn chắc mặc bền” và đã có các thông số kỹ thuật chuẩn (như mác bêtông, chủng loại gạch xây, quy cách cốt thép…) thì phần hoàn thiện lại hay gây tranh cãi và chỉnh sửa nhiều nhất. Về mặt phong thuỷ và kiến trúc, phần hoàn thiện có một số dạng “nhầm lẫn” về sử dụng vật liệu, đơn cử như sau:

– Đưa vật liệu trong nhà ra ngoài trời và ngược lại: những vật liệu để dùng ốp lát trong vệ sinh thì lại ốp lên mặt tiền gây phản cảm và thiếu thẩm mỹ mặt đứng. Còn đá thô thường dùng trong sân vườn thì lạm dụng ốp tường phòng ngủ khiến không gian trở nên nặng nề, âm u do đá thiên về tính âm nhiều.

– Vật liệu và sản phẩm nội thất đặt không đúng không gian, nhất là với các loại gạch và thiết bị chiếu sáng. Ví dụ, một bộ đèn chùm quá to treo trong phòng sinh hoạt nhỏ gây nên hoả vượng, nóng nực và ngột ngạt. Hoặc dùng gạch kích cỡ nhỏ đem ốp lát nơi phòng khách rộng khiến không gian trở nên vụn vặt, thiếu điểm nhấn trang trọng. Tất nhiên, không có một khuôn mẫu bắt buộc nào cả, nhưng sự tương xứng tỷ lệ sẽ luôn đem lại hài hoà, các đột biến nếu có chỉ nên là điểm xuyết mà thôi.

Dán sỏi, xếp đặt tiểu cảnh, cây xanh vào góc phòng để giảm sự đơn điệu của mảng tường sơn nước.

– Bề mặt của vật liệu gây cảm giác không ưng ý, thậm chí phản cảm như lạm dụng gạch trần hay đá ong, khiến nhà trông xưa cũ (trừ khi là ý thích riêng hay tạo phong cách nơi quán xá). Hoặc các vật liệu phản quang, bóng loáng quá gây chói mắt (như gương soi chiếu vào giường ngủ, dùng nhiều cửa kính ở hướng nắng gắt).

– Vật liệu dùng sai phương vị, sai ngũ hành của không gian. Ví dụ như phòng ngủ thuộc mộc mà lại dùng nhiều sắt thép kim loại (kim khắc mộc), dùng đá bóng trơn tại các nơi có nhiều nước và dầu mỡ (như khu bếp, vệ sinh), trải thảm vào vị trí đi lại nhiều mà không có điều kiện dọn dẹp… đều gây nên các bất lợi trong quá trình sử dụng.

Nhận ra được sự sai sót cũng chính là có thể khắc phục được. Đơn giản thì có thể treo thêm rèm hay màn sáo tại các vùng dùng nhiều cửa kính bị nắng chói gắt để giảm dương thịnh. Hoặc phức tạp hơn như thay gạch lát nền, thay màu sơn tường cho phù hợp với không gian sử dụng, ít nhiều đều tạo ra biến đổi rõ rệt về trường khí của những không gian này.

Dĩ nhiên, cũng có những vật liệu kiên cố khó có thể thay đổi được thì giải pháp phong thuỷ khắc phục là phủ lên bề mặt vật liệu đó một lớp vật liệu khác để giải trừ tác động xấu. Ví dụ như trải tấm thảm có độ bám dính trên mặt sàn bóng loáng để giảm trơn trượt. Hoặc tường phòng ngủ đã lỡ ốp đá ốp gạch thô sần sùi nhiều thì có thể lăn sơn màu nhạt lên để bớt cảm giác tối và nặng. Việc đặt kế bên mảng vật liệu này bằng một chất liệu khác mang tính cải thiện trường khí, hoặc xung khắc với vật liệu có tính hung cũng giúp thay đổi cảm nhận về vật liệu theo chiều hướng có lợi hơn. Ví dụ như dùng bình phong che bớt mảng tường sần sùi, tạo nên những đóng mở không gian, tạo chiều sâu và tránh những tác động xấu khi một vật liệu không như ý đã “lỡ dùng”.

THS.KTS Hà Anh Tuấn