Đánh giá sơ bộ ECS H67H2-M ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước


ECS vốn không cạnh tranh lại với các đại gia như Asus và Gigabyte ở các dòng bo mạch chủ cao cấp, chính vì vậy mà hãng này quyết định tập trung vào các dòng bo mạch chủ cấp thấp. H67H2-M chính là vũ khí để ECS tấn công vào mảng thị trường này với thế hệ bộ xử lý mới Sandy Bridge của Intel.

Bo mạch chủ H67H2-M sử dụng chipset H67 cho phép người dùng tận dụng được nhân đồ họa Intel HD Graphics 2000 và 3000 bên trong các bộ xử lý Sandy Bridge. So với chipset P67, H67 có thêm 1 kết nối với bộ xử lý mang tên FDI (Flexible Display Interface). Tuy nhiên, chipset H67 chỉ cho phép bo mạch chủ xuất ra 1 đường PCI Express (16x), khác với con số 3 của chipset P67 (16x + 8x + 8x).

Về phía H67H2-M, những gì mà bo mạch chủ này hỗ trợ có thể xem ở bảng này (mở sang tab mới để theo dõi dễ hơn).

Hộp và phụ kiện

Vỏ hộp của H67H2-M khá nhiều màu sắc, có vẻ như ECS đã đưa tất cả những gì mà bo mạch chủ này hỗ trợ ra bên ngoài, mỗi tính năng còn được nhắc lại đến 2 lần (mặt trước và mặt sau vỏ hộp). Thực sự nhìn vào thì hơi chóng mặt.

Phụ kiện của ECS H67H2-M khá đơn giản, tất cả chỉ bao gồm miếng Fe, 4 dây SATA, 1 khe đưa SATA ra sau thùng máy, sách hướng dẫn, giấy hướng dẫn nhanh, đĩa driver và một số đầu nhựa bảo vệ cổng USB. Chú ý: mèo Chiii không phải là phụ kiện kèm theo.

Thiết kế chung

ECS H67H2-M được thiết kế chủ yếu với tông màu trắng đen, một số vùng hơi ngả sang màu xanh đậm. Các khe RAM ,khe PCI và PCI Express đều sử dụng màu trắng hoặc đen. Gọi là màu trắng tuy nhiên các khe này hơi ngả vàng, khác hẳn với màu trắng của cổng SATA.

Tản nhiệt dành cho loạt các MOSFET và chipset nhìn khá bắt mắt, lấy ý tưởng từ hình ảnh mũi tên. 2 khối tản nhiệt mang tên Qooltech IIIđược nối với nhau bằng 2 pipeline, đường kính vào khoảng 6mm. Tất cả các tụ có trên bo mạch chủ từ bé đến lớn đều là tụ rắn.

Bo mạch chủ này có kích thước micro-ATX, do đó có thể sử dụng với hầu hết các case thông dụng trên thị trường.

Chi tiết

ECS H67H2-M hỗ trợ 5 cổng SATA, 2 trong số chúng là SATA 3.0 và 1 là eSATA. Các cổng SATA 3.0 được phân biệt bởi màu đen so với màu trắng của SATA thường. Một điểm rất có ý đồ của ECS đó là 4 cổng SATA được quay ngang song song với bo mạch chủ để tiện cắm hơn với các ổ cứng đặt bên trong thùng máy, và 1 cổng SATA quay vuông góc đề phòng trường hợp bạn nối cổng SATA ra phía sau thùng máy.

Nằm gần các khe SATA là nút POWER và RESET tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Một điểm cộng cho ECS vì mặc dù là bo mạch chủ cấp thấp nhưng vẫn có tính năng này.

Một điểm rất quen thuộc với các bo mạch chủ ECS gần đây chính là cụm đèn LED để debug. Tuy nhiên, trong tài liệu đi kèm hoàn toàn không có bảng tra cứu mã lỗi. ECS muốn người dùng liên hệ trực tiếp để được giải đáp về mã lỗi chăng?

Chipset H67 không hỗ trợ cổng PCI, do đó H67H2-M sử dụng chip IT8993E để chuyển đổi từ giao tiếp PCI Express sang PCI 32-bit.

Các bộ xử lý thuộc dòng Sandy Bridge nhìn chung là không tiêu thụ nhiều điện năng lắm (cụ thể là từ ít hơn đến bằng các thế hệ trước đây), bo mạch chủ chipset H67 nhìn cũng không có khả năng OC, nhưng ECS lại yêu cầu nguồn cấp 8-pin cho bộ xử lý. Hơi khó hiểu nhưng cũng không quan trọng lắm.

Các cổng kết nối ở mặt sau của H67H2-M gồm có 1 cổng D-Sub, 1 cổng DVI, 1 cổng HDMI, 1 cổng DisplayPort, nhiều cổng USB (chính xác là 2 cổng USB 3.0 màu xanh và 4 cổng USB 2.0), 2 cổng Gigabit Ethernet, 1 cổng eSATA, và các cổng âm thanh. Một điểm đáng chú ý là ở mặt sau còn có 1 nút Clear CMOS, với các dòng bo mạch chủ chipset P67, ECS tạo nút này khá to và có chữ rõ ràng, còn ở H67H2-M thì nó khá nhỏ. Cách thiết kế của nút Clear CMOS này cũng đáng bị trừ điểm ở chỗ rất dễ bị bấm nhầm, đặc biệt là khi bạn gắn các cáp hình ảnh như HDMI.

ECS H67H2-M cung cấp 2 cổng Gigabit Ethernet rất tiện trong trường hợp 1 trong số chúng không chịu hoạt động. Cả 2 đều thông qua chip RTL8111E do đó trong trường hợp máy tính của bạn bị sét đánh chẳng hạn thì cả 2 đều sẽ phải chịu chung số phận với nhau.

Mặt sau bo mạch chủ này có đến 6 cổng USB, 2 trong số chúng là USB 3.0 và sử dụng controller EJ683A từ Etron Tech. Ngoài ra, 4 nhóm pin trên bo mạch chủ cho phép mở rộng thêm 8 cổng USB 2.0 ra phía trước. H67H2-M hỗ trợ công nghệ EZ-charge do đó các cổng USB có thể dùng để sạc pin cho các thiết bị di động.

Phần âm thanh của H67H2-M do chip ACL892 đảm nhiệm và nhìn chung cũng không có gì đáng bàn.

BIOS

ECS H67H2-M dùng AMIBIOS, giao diện không khác nhiều so với các dòng bo mạch chủ khác của ECS. Mục hệ số nhân không thay đổi được đồng nghĩa với việc khả năng OC gần bằng 0, điều này cũng khá dễ hiểu đối với chipset H67. BIOS vẫn luôn là một điểm yếu của ECS, và có thể hãng này sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong tương lai.

BIOS -002 BIOS -003 BIOS -004 BIOS -005 BIOS -006 BIOS -007 BIOS -008
BIOS -009 BIOS -010 BIOS -011 BIOS -012 BIOS -013 BIOS -014 BIOS -015
BIOS -016 BIOS -017 BIOS -018 BIOS -019 BIOS -020 BIOS -021 BIOS -022
BIOS -023 BIOS -024 BIOS -025 BIOS -026 BIOS -027 BIOS -028 BIOS -029

Kết luận

Không rõ giá tại Việt Nam khi bo mạch chủ này được bán ra là bao nhiêu, tuy nhiên có một chắc chắn là nó sẽ thấp hơn các bo mạch chủ tương đương từ các tên tuổi Gigabyte và ASUS từ 10 – 20 USD. Với mức giá đó, rõ ràng đây là một lựa chọn đáng để xem xét. Đây sẽ là bo mạch chủ nền Sandy Bridge dành cho các bạn với túi tiền có hạn và yêu thích màu đen.

ECS H67H2-0 ECS H67H2-1 ECS H67H2-1-1 ECS H67H2-1-10 ECS H67H2-1-11 ECS H67H2-1-12 ECS H67H2-1-13
ECS H67H2-1-14 ECS H67H2-1-15 ECS H67H2-1-16 ECS H67H2-1-17 ECS H67H2-1-18 ECS H67H2-1-19 ECS H67H2-1-2
ECS H67H2-1-20 ECS H67H2-1-21 ECS H67H2-1-22 ECS H67H2-1-23 ECS H67H2-1-24 ECS H67H2-1-25 ECS H67H2-1-26
ECS H67H2-1-27 ECS H67H2-1-28 ECS H67H2-1-29 ECS H67H2-1-3 ECS H67H2-1-30 ECS H67H2-1-31 ECS H67H2-1-32
ECS H67H2-1-33 ECS H67H2-1-4 ECS H67H2-1-5 ECS H67H2-1-6 ECS H67H2-1-7 ECS H67H2-1-8 ECS H67H2-1-9
ECS H67H2-M