Em muốn biết chi tiết hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản?

Anh Huong Dao
Anh Huong Dao
Trả lời 15 năm trước
Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản xuất và chế biến trong nước, Nhật Bản áp dụng Luật VSATTP, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của con người. Trong đó quy định rõ những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản bao gồm: các loại thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa các thành phần độc tố; các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị hỏng; các loại thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức chế biến hoặc nguyên liệu chế biến; các loại thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; các loại thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được NK vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến như hamberger, xúc xích... trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Nhà XK các sản phẩm này cũng phải chứng minh được rằng chúng không gây hại tới toàn bộ thực vật và động vật của Nhật Bản. Nhật Bản còn quy định giấy phép NK đối với một số loài cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biến ăn được. Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý NK theo quy định cua Luật Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu quota NK, phải được đồng ý trước cua Bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Kể từ ngày 3/2/2004, Nhật Bản quy định 8 mặt hàng thực phẩm hải sản và một số thực phẩm sống theo mã HS trong biểu thuế NK của Nhật Bản nằm trong diện quota NK. Các mặt hàng này bao gồm: cá đánh bắt ở vùng duyên hải Nhật Bản (cá trích, cá tuyết, cá ngừ đuôi vàng, cá thu, cá sardine, cá thu house, cá thu đao); con điệp, động vật có vỏ như trai sò, mực ống; rong biển ăn được (nori, konbu - kể cả các chế phẩm). (Theo AgroViet-Chuyên trang xúc tiến thương mại) Những thông tin chung, bạn có thể tìm đọc trong cuốn RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ của Viện nghiên cứu Thương mại.- H.: Thống kê, 2005.- 313 tr. Sách đề cập tới 4 phần chính: -Cơ sở lý luận của các loại rào cản trong thương mại quốc tế, phân loại các loại rào cản, sự hình thành và sử dụng rào cản trong thương mại quốc tế -Khái quát tình hình áp dụng các rào cản thương mại của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và về các rào cản thương mại có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam -Thực trạng rào cản thương mại của Việt Nam: thuế nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan, đánh giá những mặt được và hạn chế -Một số kiến nghị, giải pháp, dự báo xu hướng phát triển của rào cản thương mại quốc tế. Cụ thể đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết tại trang: Thông tin thương mại kinh tế thuỷ sản-FISTENET mục Quy định nhập khẩu Thuỷ sản Nhật Bản http://www.fistenet.gov.vn/VSTP/index_.asp?menu=QD_N để biết thêm thông tin và các quy trình NK và biểu thuế NK của Nhật bản đối với hàng thuỷ sản Việt nam. theo viện nghiên cứu hải sản !