Vàng có phải là tiền ko ?

Thua tat ca cac anh cac chi, em co mot cau hoi la: Vang co phai la tien ko a.?:(

nguyễn xuân thuận
nguyễn xuân thuận
Trả lời 12 năm trước

Vàng là vàng tiền là tiền

bạn hỏi hơi thừa

chung quy lại hai cái đó tôi rất thích và hai cái đó mua được gạo

Trần Thị Huyền
Trần Thị Huyền
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn. Vàng không phải là tiền mà là cái có thể quy đổi ra tiền giống như ngày xưa người ta chưa nghỉ ra tiền dùng vỏ ốc để thay tiền bây giờ trao đổi hàng hóa vậy bạn ạ

Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Văn Tiến
Trả lời 12 năm trước

Vàng là một loại tiền!

Theo dòng biến hóa của đồng tiền

Những loại tiền được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại:

1. Trao đổi hàng hóa (9000 – 6000 nămtrước Công nguyên)

Vào cái thuở sơ khai khi mà tiền còn chưa tồn tại thì người ta dùng phương thức trao đổi hàng đổi hàng để đổi lấy những vật dụng mình cần. Ban đầu thì vật nuôi thường được dùng để trao đổi rồi sau đó là các loại nông sản khi trồng trọt đã bắt đầu phát triển.

2. Vỏ ốc (1200nămtrước Công nguyên)

Từ 1200 đến năm 800 Trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu dùng vỏ ốc để làm tiền và phương thức này đã lan rộng sang các nước châu Phi và Bắc Mỹ (ngày nay nhiều vùng đất ở châu Phi vẫn còn sử dụng loại tiền này).

3. Tiền đá

Thời kỳ này cũng phát hiện thấy những đồng tiền xu với kích cỡ khổng lồ bằng đá được người dân trên đảo Yap sử dụng, trong đó có những đồng nặng tới 4 tấn.

4. Tiền kim loại đầu tiên (1000 nămtrước Công nguyên)

Những đồng tiền kim loại đầu tiên được người Trung Quốc tạo ra vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên (cuối thời kỳ Đồ đá) để thay thế cho loại tiền vỏ ốc. Được làm bằng kim loại thường như đồng, thiếc, những đồng xu cổ này có thêm lỗ ở giữa để dễ dàng xâu lại thành chuỗi. Các loại dụng cụ như dao hay mai, thuổng cũng có giá trị để trao đổi.
5. Tiền đúc bằng bạc và vàng (500 nămtrước Công nguyên)
Vào khoảng những năm 500 trước Công nguyên, những đồng tiền đúc với những đặc điểm giống như loại tiền xu hiện đại như có hình tròn, kích thước đều nhau và được ký hiệu bằng hình ảnh các vị thần hay nhà vua để nhận biết lần đầu tiên xuất hiện tại Lyđia (một phần của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Công nghệ này nhanh chóng lan rộng sang Hy Lạp, Ba Tư, Macedonia và đế chế La Mã. Loại tiền này bắt đầu được làm bằng những kim loại quý như bạc hay vàng.

6. Tiền da (118 nămtrước Công nguyên)

Loại “tiền giấy” đầu tiên được phát minh tại Trung Quốc là vào năm 118 trước Công nguyên. Tuy nhiên, vì lúc này người ta chưa phát minh ra giấy nên vật liệu được dùng là da hươu nai thuộc. Có hình dạng một miếng da vuông trắng (kích cỡ khoảng 30,48 cm2) được trang trí bằng những họa tiết đường viền sặc sỡ, loại tiền này nhẹ và dễ dàng mang đi hơn rất nhiều so với tiền đồng.

7. Tiền giấy (năm 806)

Đến những năm 806, loại tiền giấy đích thực đã xuất hiện lần đầu tiên cũng tại Trung Quốc và được sử dụng phổ biến cho đến khoảng năm 1455 thì biến mất ở Trung Quốc trong vài trăm năm và phải đến vài năm sau mới thấy xuất hiện trở lại ở Châu Âu.

8. Bột vàng, vàng thỏi, hạt cocoa

Tại Mêxicô, những đế chế lớn như Aztec và Maya thì người dân chủ yếu sử dụng loại bột vàng (đựng trong những ống trong), vàng thỏi cũng như hạt cocoa thay cho tiền.

9. Wampum ( năm 1535)

Loại tiền phổ biến và được dùng rộng rãi nhất bởi thổ dân Bắc Mỹ là wampum, một loại chuỗi hạt từ vỏ trai, sò, ốc. Wampum có nghĩa là “màu trắng”. Trong lịch sử của Mỹ vào khoảng những năm 1700, thuốc lá cũng là mặt hàng được dùng làm tiền để trao đổi qua lại.

10. Vàng (năm 1816)

Vàng được chính thức sử dụng như một đơn vị tiền tệ có giá trị vào năm 1816 ở Anh quốc tuy nhiên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để giảm thiểu nguy cơ gây lạm phát. Tại Mỹ, đạo luật về tiêu chuẩn vàng được công nhận vào năm 1900.

11. Thẻ tín dụng ( năm 1950)

Thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành vào năm 1950 dùng để trả tiền ăn tại hệ thống 14 nhà hàng khác nhau tại New York, Mỹ.

Với nhiều tính năng tiện lợi, việc dùng thẻ tín dụng hiện được xem là xu hướng trong thời đại mới tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của những loại tiền truyền thống trong đời sống cũng như giá trị về mặt văn hóa, ghi nhận những bước tiến phát triển của xã hội loài người trong suốt chiều dài lịch sử - một hành trình dài và thú vị như chúng ta vừa dõi theo trên đây.

Jeanny

thachanh
thachanh
Trả lời 12 năm trước

Dựa vào các thuộc tính của tiền thì nói "Vàng là tiền là đúng", nhưng nếu nói Tiền là vàng là sai.

Còn xét trên khía cạnh của Ngân hàng thìVàng là hàng hay tiền?

NHNN đã cắt đứt mọi sợi dây liên hệ với yếu tố tiền tệ của vàng. Có nghĩa, từ nay, vàng nổi lên với vai trò là hàng hóa. Vậy ai sẽ quản vàng và quản lý như thế nào.

Đúng vào lúc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị trình Chính phủ nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thì câu chuyện “vàng là hàng hay tiền”, “ai sẽ quản vàng”, “mô hình thị trường vàng tương lai”, lại được xới lên tại một hội thảo do Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia tổ chức ngày 9/6.

Tại hội thảo này, với tên gọi “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, so với quy mô GDP thì mức tích trữ vàng của người dân Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới.

Theo ông, sở dĩ người dân thích dự trữ vàng như vậy là do yếu tố tập quán mang tính truyền thống, nhưng còn một lý do khác rất căn bản là lạm phát. Thời kỳ sau chiến tranh, có những năm lạm phát tới 900%, khiến cho dự trữ vàng trong dân quá lớn. “Khi đồng tiền thành giấy lộn thì họ phải tìm phương tiện khác để bảo vệ tài sản của mình”, ông Giá nói.

Nhìn ở góc độ khác xung quanh các văn bản pháp quy quản lý hoạt động kinh doanh vàng gần đây, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm vàng ACB cho rằng, từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2011, Nhà nước đã ban hành 3 văn bản pháp lý rất quan trọng để quản lý thị trường vàng: Thông tư số 22 (tháng 10/2010); Nghị quyết 11 (tháng 2/2011) và đặc biệt là Thông tư số 11 (tháng 4/2011), yêu cầu các ngân hàng thương mại dừng huy động và cho vay vàng.

“Điều này được hiểu, Nhà nước đã cắt đứt mọi sợi dây liên hệ với yếu tố tiền tệ của vàng. Có nghĩa, từ nay, vàng nổi lên với vai trò là hàng hóa. Như thế thì phải quản lý vàng với tư cách là một hàng hóa, không nên mất thời gian đi tìm định nghĩa vàng là hàng hay tiền”, ông Khanh nói.

Một câu hỏi đặt ra, nếu vàng “chỉ là hàng hóa” thì ai sẽ quản vàng? Mô hình quản lý vàng như thế nào?

Theo ông Khanh, nếu triệt tiêu yếu tố tiền tệ của vàng thì việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là của nhiều bộ ngành, chứ không riêng một đầu mối nào. Chẳng hạn, đối với vấn đề chất lượng vàng, vàng giả thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải đảm nhiệm; quản lý lưu thông thì do Bộ Công Thương; cấp phép kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư?

Vậy còn vai trò Ngân hàng Nhà nước ở đâu? Ông Khanh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên làm hai việc: thứ nhất, làm tăng tỷ trọng vàng trong dự trữ quốc gia; thứ hai, phối hợp với các bộ ngành xây dựng cơ chế sàn giao dịch vàng quốc gia, như ý kiến đề xuất của BIDV.

Một điều cần nhớ là có thể không coi vàng là tiền nhưng phải coi trọng tính thanh khoản của vàng vì nếu không, vàng sẽ thành... đất!”, một chuyên gia cảnh báo. Theo ông này, dù quản lý thị trường vàng theo mô thức nào thì cũng phải để cho vàng “chạy ra, chạy vào” theo sự chuyển động của nền kinh tế, không để vàng bị tắc nghẽn, tránh lệch pha về giá giữa trong và ngoài nước. Nhờ đó, thị trường vàng không chỉ liên thông trong nước mà còn được kết nối với nước ngoài.

Khi bàn về tính thanh khoản của vàng trong tương lai, một chuyên gia tài chính nói: “Khi người ta có nhu cầu giữ vàng sẽ có người có nhu cầu bán vàng. Nên tổ chức để người mua có chỗ mua, người cần bán có chỗ mà bán, không nên coi đây là hình thức vô thừa nhận”.

Theo ông, vừa qua, doanh nghiệp và ngân hàng đang bị siết huy động và cho vay vàng thì một lượng lớn vốn bằng vàng không đưa được vào kinh doanh. Chẳng hạn, Ngân hàng Á Châu (ACB) huy động được hơn 20 tấn vàng và khi cho vay, có người muốn vay vàng, có người muốn vay tiền đồng. Như thế, ACB sẽ phải bán bớt vàng, lấy tiền đồng cho dân vay. Nay cấm huy động và cho vay vàng thì phải có sàn giao dịch vàng để tạo đầu ra cho việc mua bán này.

Thậm chí, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia Lê Đức Thúy cũng cho rằng, ngay cả với số vàng dự trữ quốc gia do Ngân hàng Nhà nước đang quản lý, nếu có ngân hàng nào muốn kinh doanh hộ thì cũng nên mạnh dạn gửi cho họ kinh doanh, thay vì khóa kín trong 3-4 lần cửa sắt như hiện nay.

Tại hội thảo này, nhiều chuyên gia đồng tình với đề xuất thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia của BIDV. Tuy nhiên, có một số ý kiến nên cân nhắc đối với cơ chế giao dịch T+ 2 tại đề án này vì mấy lý do:

Thứ nhất, do giá vàng biến động hàng ngày, việc giao dịch T+2 sẽ gây nguy cơ mất cơ hội đầu tư, tăng rủi ro cho nhà đầu tư làm giảm hấp dẫn của sàn vàng. Vì thế, có thể nhà đầu tư sẽ quay trở lại với các giao dịch ngầm.

Thứ hai, việc để T+2 sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính lớn có thể nhàn rỗi tại một tổ chức tín dụng nào đó được ưu ái, tạo nên sự thiếu bình đẳng cho các tổ chức tín dụng khác.

Chưa kể, cơ chế giao dịch T+2 sẽ làm cho sàn giao dịch vàng Việt Nam kém hấp dẫn, khó lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Nguồn: Vneconomy