Tại sao giảm lạm phát lại phải tăng lãi xuất ngân hàng, nhất là tăng lãi xuất tiền đồng?

Chocolate nóng
Chocolate nóng
Trả lời 16 năm trước
Ngoài thị trường thì thừa tiền VND, hay nói cách khác số lượng tiền VND vượt qua giá trị của cải vật chất của xã hội--->đồng tiền bị mất giá. Các biện pháp giảm lạm phát của NHNN chủ yếu tập trung vào các ngân hàng TM: dự trữ bắt buộc, tín phiếu bắt buộc, lãi suất chiết khấu... do đó các ngân hàng cần nhiều tiền hơn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và giải ngân các dự án. Vì vậy các NHTM phải tăng lãi suất huy động nhằm huy động thêm tiền VND.
rice
rice
Trả lời 16 năm trước
Các ngân hàng đang cần tiền đồng vì hai lý do: 1. Hiện nay nhu cầu cho vay và thanh toán của nền kinh tế quá lớn. Điều này thể hiện là nền kinh tế đang ở trong trạng thái quá nóng, cầu đầu tư nhiều. Vì vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, nên tất yếu lãi suất phải tăng. 2. Ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, nên việc vay qua thị trường liên ngân hàng, qua cửa sổ chiết khấu của ngân hàng nhà nước khó khăn. ==> vì lý do này, kể cả ngân hàng NH không phát hành đợt tín phiếu ép buộc kia thì các NHTM vẫn phải tăng lãi suất. Khi ngân hàng NN phát hành tín phiếu, tăng lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc, các ngân hàng TM càng cần phải tăng lãi suất để hút vốn, trong bối cảnh lạm phát cao làm cho lãi suất tiết kiệm thực là âm. Có vô lý không khi nền kinh tế đang rất cần tiền mà nhà nước lại thu hồi tiền đồng? Không hề vô lý. NHNN rút tiền để làm giảm cung tiền, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này tất yếu sẽ làm lãi suất tăng cao, giảm đầu tư của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng chậm và cả nền kinh tế cũng vậy. Đây là hi sinh tăng trưởng để cứu lạm phát. Việc tăng trưởng chậm lại sẽ tốt hơn, đảm bảm bền vững, tránh kinh tế tăng quá nóng. Khi tiền đồng thiếu, các NHTM buộc phải cân nhắc hơn khi cho vay, chỉ cho vay các dự án thực sự hiệu quả, tránh rủi ro. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế sẽ tốt hơn. Cái dở của người làm chính sách của VN là thiếu minh bạch và thiếu đối thoại. Chính sách không hề rõ ràng, không có chiến lược dài hạn và cũng không có giải thích tuyên bố giải trình. Chính vì thế mà tính rủi ro chính sách cao, tính tin cậy thấp và dễ gây hoang mang bối rối.
anhduythich
anhduythich
Trả lời 16 năm trước
chưa hiểu lắm
Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Thực ra các chuyên gia tài chính cũng không thể hiểu được lượng tiền chạy đi đâu. Vì khi lượng tiền trong lưu thông nhiều, theo lý thuyết khi NHNN thắt chặt CSTT sẽ đưa được lượng cung về vị trí ban đầu. Nhưng khi NHNN đưa ra các biện pháp thắt chặt thì các NH lại gặp phải vấn đề về thanh khoản. Điều đó có nghĩa là một lượng tiền lớn không nằm trong NH, và chẳng ai biết nó đang ở đâu??? Yếu tố lạm phát của VN trong thời gian vừa qua gắn liền với việc đầu tư không hiệu quả, đặc biệt là các dự án công. Chỉ số ICOR năm vừa rồi gần 5/1 là quá cao, có nghĩa là việc tăng tiền cho đầu tư không mang lại sự gia tăng GDP phù hợp để kiềm chế lạm phát. Còn việc NHNN quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông là đúng, nhưng theo em thì tiến trình này đang diễn ra quá nhanh, có thể gây sốc cho hệ thống NH. Các chính sách thắt chặt đưa ra một cách liên tục làm cho các NH điêu đứng. Một số NH mất khả năng thanh toán tạm thời, như VPBank rút số tièn lớn khỏi tk tiết kiệm phải thông báo trc 1 tuần, hay SHB mất khả năng thanh toán trênnthị trường liên NH...
nguyen van tuyen
nguyen van tuyen
Trả lời 16 năm trước
tăng lãi xuất ngân hàng nhất là tăng lai xuất tiền đồng là nhằm rút bớt tiền trong lưu thông, thu hồi những đồng tiền không được sử dụng làm bình ổn tiền tệ ,ngoài ra hạn chế việc mang tiền vào lưu thông trong nền kinh tế điều này có tác động làm giảm lạm phát
hoàng võ anh khoa
hoàng võ anh khoa
Trả lời 16 năm trước
Nói gọn thì là thế này: + Giả sử trên thị trường có A đơn vị tiền tệ, B đơn vị hàng hóa -->Suy ra: giá cả hàng hóa = A/B = P1 + Khi hàng hóa không thay đổi, lượng tiền trong lưu thông nhiều quá, ví dụ là A1 > A. --> Khi đó, giá P2 = A1/B > P1 --> giá cả tăng --> lạm phát. * Để ngăn lạm phát thí có 2 cách: + Giảm A1 xuống = A bằng cách: thu bớt tiền trong lưu thông (NN đang làm). Tiền trong lưu thông giảm đi dẫn đến nguồn vốn huy động được của ngân hàng giảm--> ảnh hưởng đến tính thanh khoản--> Ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút vốn. (chủ yếu là đồng nội tệ) + Tăng B lên (khó)