Thuê hoạt động thì thời gian thuê tương đối ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích của nó và ko có sự chuyển giao quyền sở hữu vào cuối thời hạn thuê cũng như lợi ích và rủi ro gắn liền với tài sản thuê cho bên đi thuê.
Vd : nhà xuởng là bạn thuê hoạt động vì căn nhà có thể có thời gian sd hữu ích tới 15 năm nhưng bạn chỉ thuê sx trong có 5 năm thì là thuê hđ.
Thuê tài chính là có sự chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro cho bên đi thuê , thời gian thuê chiếm phần lớn thời gian sd hữu ích và cuối năm thuê tài chính có thể mua lại tài sản đó với giá trị thanh tóan hợp lý .
Vd : bạn thuê tài chính một cái máy để sx sp trong thời gian 4 năm mà tg sd hữu ích của nó là 5 năm .
Thường thì thuê TSCĐ là thuê TC khi ts đó dùng suốt thời gian sd của máy , do thời gian thuê lớn nên các cpkh bạn phải gánh chịu và ghi tăng nguyên giá . Bên cho thuê chỉ có nghĩa vụ là mua TSCĐ sau đó đem cho bạn thuê ; bạn trả lại khỏan nợ gốc của TSCĐ và tiền lãi của khỏan nợ đó cho bên thuê.
Mặc dù ĐN phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại TS thuê là sự chuyển giao lợi ích và rủi ro của TS cho bên thuê nhưng mình thường phân biệt theo cái đơn giản hơn là thời gian thuê cho dễ xử lý.
- TSCĐ thuê tài chính: là thuê TS mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TS cho bên cho thuê. Quyền sở hữu TScó thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
+ Các TS cố định được coi là thuê TC thì hợp đồng thuê phải thoả mãn 1 trong 4 điều kiện sau(QĐ 165/2002/QĐ-BTC-31/12/02)
ĐK1: Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển sang bên đi thuê khi hết thời hạn thuê.
ĐK2: Hợp đồng cho phép bên thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với mức giá tính thấp hơn giá trị hợp lí vào cuối thời hạn thuê.
ĐK3: Thời hạn cho thuê TS tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng thực tế của TS cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
ĐK4: Tại thời điểm thuê giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối đa chiếm phần lớn giá trị hợp lí của TSCĐ thuê.
ĐK5: Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn.
Ghi chú: TSCĐ thuê cũng được gọi là thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn:
1. Bên thuê huỷ bỏ hợp đồng và đền bù tồn thất phát sinh liên quan đến huỷ hợp đồng cho bên cho thuê.
2. Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lí của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê.
3. Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với giá thuê thấp hơn giá thị trường.
+ Bên đi thuê ghi sổ kế toán giá trị tài sản thuê và số nợ gốc phải trả(các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu được tính vào nguyên giá của TSCĐ thuê) và phải tính khấu hao TSCĐ thuê theo định kì vào chi phí SXKD.
+ Bên cho thuê TSCĐ được coi họat động này là hoạt động đầu tư tài sản. Do vậy, phải hạch toán quá trình đầu tư: trị giá TSCĐ cho thuê, chi phí cho thuê, lãi, lỗ..
TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không rơi vào các trường hợp thue tài chính
- Bên đi thuê hạch toán tiền thuê phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.