Tại sao nói việc phát hiện ra hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn chung

Trả lời 16 năm trước
Để trả lời cho câu hỏi trên , em cần trình bày những ý sau: 1/ Hàng hóa sức lao động(SLĐ): Theo C.Mac: " SLĐ hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". SLĐ là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất. SLĐ chỉ trơt thành hàng hóa khi có 2 điều kiện sau: - Người LĐ phải là người được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi phối SLĐ ấy đến mức có thể bán SLĐ đó trong một t.gian nhất định. - Người LĐ ko còn có TLSX cần thiết để tự mình thực hiện LĐ và cũng ko còn của cải gì khác, muốn sống, chỉ còn cách bán SLĐ cho người khác sử dụng. 2/ Cũng giống như hàng hóa khác, hàng hóa SLĐ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị của hàng hóa SLĐ cũng bằng lượng LĐ XH cần thiết để sx và tái sx ra nó. Nhưng việc sx và tái sx ra SLĐ phải đc thực hiện bằng cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng hàng hóa SLĐ bằng lượng giá trị những tư liệu cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân và gia đình của họ cùng với chi phí đào tạo công nhân theo yêu cầu của sx. Giá trị hàng hóa SLĐ phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. - Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ là công dụng của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng SLĐ của nhà TB.Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa SLĐ khi đc sử dụng sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc giá trị thặng dư. 3/ Hàng hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ thành TB. Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết mâu thẫn chung của nhà TB. Như vậy, tiền chỉ trở thành TB khi nó đc sử dụng làm phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền. Điều đó chỉ thực hiện đc khi người có tiền tìm được một loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa SLĐ. 4/ Hàng hóa SLĐ là loại hàng hóa đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở 2 thuộc tính: - Giá trị hàng hóa SLĐ mang tính chất tinh thần và lịch sử. - Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ khi tiêu dùng nó lại thu đc một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó Hoặc cách 2 là - Trước hết em cần so sánh công thức chung của tư bản với công thức lưu thông hàng hóa giản đơn đã, T-H-T' và H-T-H. - Sau đó phân tích công thức chung của tư bản để thấy được mâu thuẫn của nó. - Chứng minh sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung, có thể nói đơn giản là: Sức lao động đã làm cho mâu thuẫn của công thức chung mất đi tính thần bí, khó hiểu. - Kết luận. [;)]
Xuân Ngọc
Xuân Ngọc
Trả lời 4 năm trước
cảm ơn chủ thớt, đang đi tìm câu trả lời!!!
Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 16 năm trước
Chúng ta thấy rằng, Nếu ta bán hàng hóa ngang giá thì tất nhiên chỉ có sự thay đổi của hình thái giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền. Chỉ có lợi về giá trị sử dụng thôi. VD như khi bạn trao đổi một chỉ vàng lấy 3 chỉ bạc thì nó chỉ có lợi về giá trị sử dụng thôi. còn nếu trao đổi kô ngang giá thì số lời anh ta nhận được là số tiền anh ta mất đi khi làm người mua => anh ta cũng kô được lợi gì hết ( người ta hay gọi là móm [:-P] ) vậy tư bản không xuất hiện trong lưu thông mà cũng kô tạo ra lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thứ chung của chủ nghĩa tư bản. Nên để giả iquyết mâu thuẫn này, ta phải dựa vào sức lao động => bạn làm tiép nha. mình chỉ nói tới đây thôi
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 5 năm trước

Bởi vì giá trị thặng dư của CNTB phần lớn được tạo ra từ giá trị hàng hóa sức lao động (phản ánh bản chất bóc lột của CNTB), có được giá trị thặng dư thì sẽ giải quyết được tất cả các mâu thuẫn giữa các nhà tư bản, giá trị thặng dư càng lớn thì mâu thuẫn trong nội bộ CNTB được giảm xuống nhanh chóng, bởi vì mục đích cuối cùng và lớn nhất của CNTB là giá trị thặng dư. Đó là lý do chính giải thích cho vấn đề bạn đặt ra

Nguyen Bao Quan
Nguyen Bao Quan
Trả lời 5 năm trước

Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản:
a) Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:“Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”.
Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ thì sức lao động của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức sức lao động của mình như một hàng hóa.; Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt trở thành “vô sản”, để tồn tại anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Nhưng trước CNTB thì hàng hóa sức lao động chưa xuất hiện. Chỉ dưới CNTB thì hàng hóa sức lao động mới xuất hiện và trở thành phố biến.
b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:Giá trị hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Muốn sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn, ở, mặc, học nghề... Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị ấy được hợp thành bởi: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao dộng, duy trì đời sống của bản thân người công nhân; Phí tổn đào tạo người công nhân; Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. Sự biến đổi giá trị hàng hóa sức lao độngmột mặt tăng lêndo sự tăng lên của nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, học tập, học nghề...mặt khác lại bị giảm xuốngdo sự tăng năng suất lao động xã hội.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
Nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động, mà giá trị sử dụng của nó có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Chính đặc tính này đã làm cho hàng hoá sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển thành tư bản. Do đó việc tìm ra và lý giải phạm trù hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Nếu "T" của tư bản không dùng để bóc lột sức lao động của công nhân thì không thể có "T'=T+∆T”.

Linh
Linh
Trả lời 5 năm trước

có hai ý cần nêu:

a) Sức lao động là sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa:

b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: giá trị và giá trị sử dụng

Khanh Tran
Khanh Tran
Trả lời 4 năm trước

Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hóa đó là hàng hóa sức lao động.

a) Sức lao động, sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

- Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động.

- Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.

+ Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

b) Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

- Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.

- Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

- Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.

Minh Hiếu
Minh Hiếu
Trả lời 4 năm trước

Sức lao động, sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

- Sức lao động là cái có trước, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động.

- Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.

+ Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

Ngọc Trần
Ngọc Trần
Trả lời 4 năm trước

mấy câu triết này khoai quá, cảm ơn anh chị nha, tổng hợp các câu trả lười là em đã có được đáp án cho câu này rồi!!!

Hoàng Bảo Châu
Hoàng Bảo Châu
Trả lời 4 năm trước

Bởi vì giá trị thặng dư của CNTB phần lớn được tạo ra từ giá trị hàng hóa sức lao động (phản ánh bản chất bóc lột của CNTB), có được giá trị thặng dư thì sẽ giải quyết được tất cả các mâu thuẫn giữa các nhà tư bản, giá trị thặng dư càng lớn thì mâu thuẫn trong nội bộ CNTB được giảm xuống nhanh chóng, bởi vì mục đích cuối cùng và lớn nhất của CNTB là giá trị thặng dư. Đó là lý do chính giải thích cho vấn đề bạn đặt ra bạn nhé