tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]Những ampli monitor này Hafler thường có mấy đặc điểm sau:[/b]
1- Dùng MOSFET Audio. David Hafler là 1 trong những người tiên phong xử dùng MOSFET Audio này của Hitachi cho sản phẩm của mình. Một phần không nhỏ là bởi vì chất âm và nhiều tính ưu việt của nó nhất là cho Push Pull class AB.
2- Băng thông rất rộng. Thường là từ > 40kHz Full Power. Đơn giản là dùng xuất thẳng và dùng Feedback cộng thêm việc dùng MOSFET Audio.
3- Méo hài rất thấp cho dù là Push Pull Class AB. Thường là dưới 0.01% Full Power. Ở 1kHz là 0.001% Full Power. 1 phần cũng là do việc chọn MOSFET Audio.
4- Công suất thường là 60W/kênh đổ lên.
5- Biến thế nguồn lớn. Tụ lọc nguồn có giá trị cao.
6- Điện trở trong phần khuyếch đại âm thanh đều thuộc loại Metalized Film 1%.
7- Tụ điện trong phần khuyếch đại âm thanh dùng tụ Film chứ không dùng tụ hóa hay Tantalum.
8- Một số ampli Hafler dùng ngõ vô vi sai bằng JFET và những ampli này cho âm thanh rất hay và khá nổi tiếng. Giá trị hàng 2nd hand loại ampli này khá cao và luôn được săn lùng.
Tóm lại David Hafler nguyên là người thiết kế đồ HIFI. Mặc dù sản phẩm của ông không có giá "heaven and earth" nhưng về kỹ thuật, độ bền, chất lượng âm thanh luôn được đánh giá cao và luôn được coi là "the best sound quality for the money!" vì ông là người luôn coi kỹ thuật và nghệ thuật đi liền với nhau và đương nhiên giá cả phải chăng. Em đồng ý lời đồn và review này vì cá nhân em đã đi thẩm âm khá nhiều ampli Hafler và phải nói rằng chưa có ampli nào tệ từ ampli nghe nhạc ở nhà, phòng thâu đến ampli PA đồ Pro. Và tư tưởng Hafler cũng đã ít nhiều thấm nhuần tư tưởng thiết kế và chơi đồ HIEND của em.
tun oi
Trả lời 14 năm trước
Amp được sử dụng là Carver M1.0 có giá bán $699. Stereophile không nêu tên chiếc amp tham chiếu bởi vì sẽ không công bằng với nhà sản xuất. Sau này, thông tin cho biết điều chỉnh lớn nhất mà Bob làm chỉ đơn giản là gắn thêm trở nối tiếp với phần output của amp M1.0 nhằm tương đương với mức trở xuất âm khá cao của chiếc amp đèn. Một số điều chỉnh khác liên quan đến phần hồi tiếp. (tổng chi phí cho việc mod chưa quá $10)
Điều đáng quan tâm là các thành viên tham gia cuộc thách đấu gồm (1) J. Gorden Holt – Biên tập viên và Trưởng nhóm Test, (2) Larry Archibald, Chủ tạp chí, (3) John Atkinson, Biên tập viên Quốc tế và (4) một người reviewer thường xuyên khác.
Theo ý kiến của tôi (tác giả bài viết) cuộc thách đấu này có một số ý nghĩa sau:
1 - Khẳng định phương pháp null difference testing (em cũng không biết dịch cái này ra sao nữa, chỉ hiểu tạm là so sánh 1 thiết bị với 1 thiết bị khác cho đến khi không còn sự khác biệt) với "những đôi tai có kinh nghiệm nhất trên thế giới". Đơn giản là Bob đã điều chỉnh amp của mình giống amp tham chiếu và rồi JGH, JA cũng như LA của Stereophile không thể phân biệt được.
2 - Bạn không cần sử dụng những linh kiện đắt tiền nhất hoặc những kỹ thuật “đặc biệt” để làm cho một chiếc amp rẽ tiền sử dụng linh kiện thông thường cho chất âm như những chiếc amp đắt tiền.
Bob đã mua các linh kiện phục vụ việc mod từ Radio Sack và làm trong phòng khách sạn tại Sante Fe (trụ sở của Stereophile). Bob đã làm cho một chiếc amp nặng 9kg được sản xuất đại trà từ những linh kiện rẻ tiền cho chất âm gần với chiếc amp đèn đắt tiền đến mức những Đôi tai vàng hàng đầu cũng không thể phân biệt nổi.