Đạo xử thế của ông cha ta có câu "Làm người phải có lòng biết sỉ ",ý nghĩa là gì ?

Trả lời 16 năm trước
Ra hoa dày đặc mà kết trái lưa thưa, là hiện tượng của trời. Lời nói đa đoan mà hành sự ít thành, là hiện tượng của người. Con chim ưng và chim tiêu liêu cho rằng núi còn quá thấp, phải lên làm tổ tận ngọn cây trên đỉnh núi. Cá, rùa và ba ba cho rằng nước đầm còn quá cạn, phải đào hang ở đáy nước để ở, cuối cùng chúng nó vẫn bị tóm bắt, đó là vì tham lam mà chết! Do vậy, người quân tử sống ở đời không tham lợi mà quên nghĩa, thì không bị sỉ nhục làm ô danh. Người làm việc có lòng biết sỉ, ngược lại với người vô liêm sỉ; người cẩn thận có những việc không dám làm, ngược với người không có gì không dám làm. Sự khác biệt giữa hiền lương và không hiền lương, lẽ nào cách xa nhau lắm sao? Không có gì không dám làm, chính là họ không biết chỗ sỉ nhục. Do đó, Khổng Tử thường đề cập đến chữ “sỉ”, dùng nó để khích lệ mọi người. Biết chỗ sỉ nhục thì không có gì đáng phải lo lắng. Dạy dỗ người khác, trước hết phải để họ có cảm giác sỉ nhục, phải bồi dưỡng lòng biết sỉ. Khiển trách họ, để họ biết sợ; biểu dương họ, để họ biết phấn đấu. Đây đều là phương pháp dạy dỗ. Đến khi họ không biết sợ, không biết tu tỉnh thì hết cách