Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Đã có nhiều dẫn chứng khoa học, nhiều thống kê cụ thể cho thấy nhận định đó sai "đứt đuôi con nòng nọc".
[center][gallery]/3/kwv1261369252.jpg[/gallery]
Đa số người cao tuổi đều có một sức khoẻ tốt, đều duy trì tình trạng tự cáng đáng các nhu cầu hàng ngày, duy trì khả năng làm việc[/center]
[blue]
Trên 60 tuổi đều già cả rồi?[/blue]
Ở nhiều nước, để cân bằng cung cầu nhân lực và do hoàn cảnh kinh tế, tới một tuổi nào đó người đi làm được nghỉ hưu, nhường công việc cho lớp người sinh sau. Họ được khuyến dụ về để vui thú điền viên, rằng đã đóng góp, trả nợ đầy đủ cho xã hội rồi. Ở Việt Nam hiện phụ nữ 55 tuổi là nghỉ hưu, đàn ông thì được làm thêm tới 60 tuổi. Bên Mỹ, trước đây khi đáo hạn tuổi 65 cũng bắt buộc nghỉ hưu. Nhưng từ năm 1986, sự bắt buộc về hưu này được huỷ bỏ vì có tính cách kỳ thị tuổi tác, chẳng khác gì kỳ thị chủng tộc, nam nữ. Từ tiêu chuẩn hành chánh đó, nhiều người đã suy luận một khi về hưu là họ đều già rồi. Và hãy… gom họ vào một nhóm những người có nhiều khó khăn về mọi phương diện từ sức khoẻ, tài chính, đến sinh hoạt trong những năm cuối đời. Ngay cả người về hưu cũng không ít người nghĩ: "Thôi đã đến lúc ta nghỉ cho khoẻ thân già. Rồi còn dành thì giờ tuổi già, đi chơi đây đó chứ…"
Về phương diện y khoa, không có một chứng cớ sinh lý học nào hỗ trợ cho ý kiến coi về hưu là lúc cơ thể bắt đầu già. Có người bảy tám mươi tuổi mà vẫn rắn rỏi, nhanh nhẹn, trái lại có người mới gần năm chục mà hom hem, tóc bạc khô, đi đứng không vững. Hoá ra già là do thể chất, gen di truyền, cách sống, ảnh hưởng của môi trường quyết định. Mà cũng rất khó để xác định ở khoảng thời gian nào của cuộc đời, người ta sẽ bắt đầu già. Có người nói ta già từ khi còn trong lòng mẹ. Người ta đã cố gắng đo một số mốc sinh lý để coi xem già bắt đầu từ tuổi nào, như đo sức mạnh bắp thịt, chỉ số huyết áp, giảm thính, thị giác, dung tích của phổi... nhưng kết quả chưa rõ ràng. Thôi thì cứ đành nhận là khi nào ta cảm thấy già thì ta già vậy.
[i]
"Có nhiều dẫn chứng rằng người cao tuổi làm việc chuyên cần, đáng tin cậy, ít gây ra tai nạn, ít bị ảnh hưởng của những căng thẳng vu vơ hơn nhiều lao động trẻ khác"[/i]
[blue]Không phải hễ già thì… yếu[/blue]
Thường khi nói tới già ta cứ gắn vào chữ yếu. Họ đều già yếu rồi. Người thì đi xe lăn, người chống gậy, lủng lẳng mang thêm bình dưỡng khí để thở. Một tháng 30 ngày thì đi bác sĩ hết 29 ngày, đâu còn sức lực gì. Nhiều khi cả thầy thuốc cũng giải thích cho bệnh nhân những vấn đề của sức khoẻ đều do sự chồng chất của những ngày sinh nhật gây ra. Thực ra, đa số người cao tuổi đều có một sức khoẻ tốt, đều duy trì tình trạng tự cáng đáng các nhu cầu hàng ngày, duy trì khả năng làm việc. 80% các vấn đề sức khoẻ của người già có thể tránh hoặc trì hoãn được khi cơ thể được chăm sóc. Sự hoá già cũng đến từ từ, nhẹ nhàng hơn. Xin nhớ sự hoá già và bệnh tật đôi khi trùng hợp nhưng không có liên hệ nhân, quả.
Xưa, có một thời gian, người cao tuổi được mời lên chiếu trên của các sinh hoạt cộng đồng xã hội trong vai trò hướng dẫn, cố vấn, nhờ ở những kinh nghiệm khôn ngoan từng trải của họ. Rồi với sự thay đổi quan niệm sống, cộng thêm sự lên xuống của cung cầu kinh tế, người già "xuống cấp", đôi khi bị coi là gánh nặng. Cái quan niệm già vô dụng, không làm việc được, có lẽ chỉ đúng phần nào vào thuở nhân loại phải lấy sức người kéo cày thay trâu, khuân mang những tảng đá khổng lồ lên xây kim tự tháp, kéo thuyền rồng cho vua chúa ngự cảnh dọc sông. Với những việc tay chân như vậy người già đúng là không còn dẻo dai để làm. Nhưng ngay khi đó cũng có những người tuổi cao ngồi tham mưu, đóng góp tâm sức, thực hiện kế hoạch chung cho quốc gia.
Giảm đi một vài chức năng của cơ thể không đồng nghĩa với mất khả năng lao động. Ngày nay với sự tiến bộ kỹ thuật, khoa học, nhu cầu sức lao động chân tay đã bớt và người khiếm khuyết một vài chức năng của cơ thể vẫn còn hữu dụng trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời cũng có nhiều dẫn chứng người cao tuổi làm việc chuyên cần, đáng tin cậy, ít gây ra tai nạn, ít bị ảnh hưởng của những căng thẳng vu vơ hơn nhiều lao động trẻ khác. Một vài phản ứng chậm chạp, đắn đo, một số chậm hiểu tính toán đôi khi lại giúp hoàn tất công việc an toàn hơn.
[right][b]
BS Nguyễn Ý Đức[/b][/right]
[red]Trí tuệ không giảm do tuổi cao
Có nhiều thành kiến gán cho sự hoá già là nguồn gốc của sự nói trước quên sau, trí tuệ trì trệ. Có thời kỳ, ngay cả các nhà khảo cứu cũng cho là về già trí tuệ suy yếu. Tuy nhiên, mới đây nhiều nghiên cứu y khoa đã kết luận trí tuệ không giảm do tuổi cao, ngoại trừ người già đồng thời mắc một số bệnh thần kinh đặc biệt hay chẳng may bị chứng bệnh sa sút trí tuệ. Nói chung sự sáng suốt của con người còn duy trì được tới tuổi ngoài 70. Bác sĩ Robert Butler, một nhà lão khoa có uy tín đã từng xác định: "Cứ tin khi sống lâu, trí tuệ ta trở thành suy thoái là không đúng. Hãy thử để con người sống trong cô lập, không giao tiếp với ngoài đời thì chỉ một thời gian ngắn họ sẽ trở thành bất thường, không lý trí, buông xuôi. Trái lại, nếu sống năng động với nhiều thử thách thì không những tinh anh hơn mà còn thọ lâu, khoẻ mạnh hơn".
Có thể, cũng như ở lứa tuổi khác, người cao tuổi có giảm đi phần nào trí nhớ ngắn hạn như đột nhiên quên tên người quen, quên một sự kiện vừa xảy ra hay không nhớ để chiếc chìa khoá xe ở đâu, hoặc không làm hai việc một lúc. Nhưng với sự tập luyện lặp đi lặp lại, sửa soạn và dành thì giờ rộng rãi cho công việc, làm việc theo thứ tự ưu tiên, khả năng trí óc của họ sẽ khá hơn.[/red]
[right][b]
Theo SGTT[/b][/right]