Trong trường hợp bình thường không cần lấy ráy tai. Ty nhiên, trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do chính bạn vệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráy tai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.
Những trường hợp này cần phải được lấy ráy tai để tránh cảm giác nặng (đầy) tai hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứa ống tai hoặc gây giảm thính lực tạm thời do tắc nghẽn hoàn toàn 2 bên ống tai.