Làm thế nào để phòng tránh các dịch bệnh mùa hè cho trẻ?

Chào các mẹ, em sinh bé được 2 tháng rồi ạ. Do bé nhà em là tập đầu nên em chưa có nhiều kinh nghiệm.

Vì sinh mùa hè nhiều dịch bệnh nên em muốn hỏi các mẹ cách phòng tránh để giúp bé khỏe mạnh vào mùa hè ạ. Em cảm ơn các mẹ.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

1. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie…). Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói).

2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

3. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định của Bộ Y tế

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

4. Uống nhiều nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.

Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. - Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông...) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.

- Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Với trẻ nhỏ, mùa hè là mùa dễ phát sinh các bệnh thủy đậu, bệnh tả, tiêu chảy, và vàng da... là những loạibệnh trẻ con rất dễ mắc phải.


1. Rôm sảy

Nguyên nhân gây nên rôm sảy là do khi cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi, nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da bé. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay mồ hôi bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.Những bé dưới 3 tuổi thường có nguy cơ bị rôm sẩy cao.

Để phòng tránh rôm sảy cho bé vào mùa hè này mẹ nên tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho bé, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Ngoài ra mẹ cho bé mặc quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu, làm bằng chất liệu thấm mồ hôi, cũng đừng quên cho bé uống thêm nhiều nước, ăn thêm trái cây và rau xanh.

2. Sốt vi rút

Sốt vi rút là bệnh phổ biến ở các bé vào mùa hè. Nguyên nhân là do vi rút gây bệnh thường sinh sôi nhanh vào mùa hè, các bé đề kháng yếu nên dễ bị vi rút tấn công. Khi phát hiện bé bị sốt vi rút mẹ cần chăm sóc mũi họng cho bé để hạn chế bội nhiễm, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng; vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Đồng thời cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước.Khi phát hiện bé các có các triệu chứng như sốt cao 38,5 độ,lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài thì mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời. Các biện pháp chính điều trị sốt vi rút cho bé đó là hạ sốt, bù điện giải bằng đường uống, và mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Trong một số trường hợp, sốt vi rút sẽ gây nên biến chứng vì vậy khi phát hiện bé triệu chứng của sốt vi rút mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.

3. Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể được liệt vào bệnh dễ mắc phải nhất ở các bé vào mùa hè. Tiêu chảy có nhiều dạng (tiêu chảy cấp, tả lị, tiêu chảy kéo dài) và xảy ra ở các độ tuổi nhưng 80 % xảy ra ở các bé dưới 2 tuổi.
Khi bé bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch Oresol, cho bé bú càng nhiều càng tốt, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám. Mẹ lưu ý, truyền dịch chỉ được thực hiện khi bé bị mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài nhiều lần mà không thể bù kịp bằng đường uống. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh và men vi sinh cũng là điều cần thiết. Mẹ tuyệt đối không nên tùy ý cho bé dùng thuốc tiêu chảy mà phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bé bị tiêu chảy điều cần thiết mẹ nên làm là cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, nếu là các bé vẫn trong giai đoạn bú mẹ mẹ cho bé bú nhiều hơn. Để phòng tránh tiêu chảy cho các bé vào mùa hè này, mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt cho bé, cho bé sử dụng thực phẩm và nguồn nước sạch.

3. Tiêu chảy

Tiêu chảy có thể được liệt vào bệnh dễ mắc phải nhất ở các bé vào mùa hè. Tiêu chảy có nhiều dạng (tiêu chảy cấp, tả lị, tiêu chảy kéo dài) và xảy ra ở các độ tuổi nhưng 80 % xảy ra ở các bé dưới 2 tuổi.

Khi bé bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch Oresol, cho bé bú càng nhiều càng tốt, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám. Mẹ lưu ý, truyền dịch chỉ được thực hiện khi bé bị mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài nhiều lần mà không thể bù kịp bằng đường uống. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh và men vi sinh cũng là điều cần thiết. Mẹ tuyệt đối không nên tùy ý cho bé dùng thuốc tiêu chảy mà phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bé bị tiêu chảy điều cần thiết mẹ nên làm là cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, nếu là các bé vẫn trong giai đoạn bú mẹ mẹ cho bé bú nhiều hơn. Để phòng tránh tiêu chảy cho các bé vào mùa hè này, mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt cho bé, cho bé sử dụng thực phẩm và nguồn nước sạch.

4. Viêm đường hô hấp

Tỉ lệ các bé mắc bệnh về hô hấp vào mùa hè chiếm 30% – 50%. Khi các bé bị viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, đau ngực, quấy khóc, lười ăn, hay nôn trớ. Để phòng bệnh hô hấp cấp cho bé mẹ cần phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho bé, dù là mùa hè nhưng mẹ hạn chế cho bé ăn đồ ăn hay thức uống lạnh, đồng thời khi cho bé ngủ mẹ không nên xối thẳng quạt hay điều hòa về phía bé mà nên cho tản ra xung quanh.

5. Bệnh tay – chân – miệng

Tay – chân- miệng phổ biến, thường gặp ở các bé khi hè về. Nguyên nhân gây nên bệnh là do siêu vi trùng đường ruột thuộc Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71)gây ra. Bệnh thường gặp ở bé dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất ở các bé dưới 3 tuổi và bệnh thường lây lan nhanh từ bé này sang bé khác.

Khi mắc bệnh tay- chân- miệng các bé thường có biểu hiện như mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc. Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát, các mụn nước sẽ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Tiếp sau đó các mụn, bọng nước sẽ xuất hiện ở bàn tay, bàn tay, hay thậm chí là ở vùng mông của bé.

Khi mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của bệnh tay – chân – miệng, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc để tránh biến chứng.

Vũ Tiến Huy
Vũ Tiến Huy
Trả lời 8 năm trước
Thời tiết oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, mùa hè trẻ rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết… Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật cho trẻ trong mùa hè?
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh tiêu chảy dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước.Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.

Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm
Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém.
Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Chân tay miệng
Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.
Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.
Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bệnh thuỷ đậu
Thuỷ đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày. Bệnh hay gặp lúc chuyển mùa, giao thời tiết nóng – lạnh. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai.
Đây là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xunh quanh là các bé khác dễ bị lây. Cha mẹ cần tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da để phòng bệnh. Quan trọng là cần đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 12 tháng tuổi. Trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa.
Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thuỷ đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tắc, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè và gây nguy hiểm ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện bệnh là trẻ sốt cao đột ngột 39 – 40độ C kéo dài, không kèm theo ho, sổ mũi. Trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn trẻ có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch.
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ cần phải cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu). Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu… Thả cá vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên. Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước. Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Ngoài ra, cha mẹ nên mắc màn khi trẻ ngủ để tránh muỗi đốt. Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ. Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế và diệt muỗi.

Viêm màng não
Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…
Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.
Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm… Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.