Bao quy đầu là phần da bao phủ quy đầu liên tục với da bao thân dương vật. Bao quy đầu gồm phần da bên ngoài và phần da mỏng bên trong (niệm mạc) dính vào quy đầu. Giữa phần da mỏng này và quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp cho quy đầu “tự tuột lên” được.
Khi lớp dịch này cùng với lớp tế bào của niêm mạc bao quy đấu tróc ra đọng lại thành một đốm trắng được gọi là SMEGMA(Chất bả trắng). Đây là một nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm ở bao quy đầu.
Đối với trẻ sơ sinh,bao quy đầu không tuột lên được.Trẻlớn lên,bao quy đầu sẽ tự tuột ra dần và đến khoảng 16 tuổi chỉ còn 1% là không tự tuột lên được. Trong khoảng thời gian này có thể một số biến chứng xảy ra như nhiễm trùng bao quy đầu, viêm tắt quy đầu (Balanitis Xerotica Obliterans).
TS.BS Mai Hương cho biết, bao quy đầu tuột lên được sẽ giúp giữ vệ sinh tốt cho bộ phận sinh dục vì những chất bẩn không đọng lại được bên trong. Vậy làm thế nào để giữ vệ sinh cho quy đầu? Tuột bao quy đầu có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi nếu da ở phần đỉnh bao quy đầu mềm mại, mỏng. Tuột bao quy đầu có thể thực hiện một phần (ló một phần quy đầu ra khỏi bao quy đầu) hoặc hoàn toàn (quy đầu lộ ra trọn vẹn khi da quy đầu được kéo hẳn ra sau) tùy theo tuổi củatrẻ hoặc theo đánh giá của bác sĩ. Đối với bé trai 3 tháng tuổi thì không cần thiết phải tuột hẳn bao quy đầu mà chỉ cần tuột cho ló lỗ tiểu ra nhìn thấy được rồi sau đó phụ huynh tuột dần hàng ngày. Tuy nhiên đối với mộttrẻ 5 tuổi thì nên tuột hẳn ra ngay lần đầu nếu có thể.
Cần vệ sinhbaoquyđầuhàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cần lộnbao quyđầura và dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rảnh quy đầu cho đến khi thấy các chất cặn bẩn có màu trắng đã hết thì chobao quyđầutrở về vị trí ban đầu.
Thường thì những ngày đầu, lần đầu vệ sinhbao quyđầucho trẻ nhất là lúc lộnbao quyđầura làm cho trẻ sẽ khó chịu, thậm chí kêu đau, khóc thét, vì vậy cần động viên trẻ và làm thật nhẹ nhàng, từng bước một để những lần sau trẻ không sợ và với trẻ lớn có thể hướng dẫn kỹ cho trẻ thì trẻ cũng có thể tự làm được các thao tác đơn giản này.
Khi nào cắt bao quy đầu cho trẻ?
Theo Ts.Bs.Mai Hương, khi trẻ có hiện tượng bất thường về đi tiểu hoặc khi tắm cho trẻ không thấy quy đầu hoặc nghi ngờ cháu hẹpbao quyđầuthì nên cho trẻ đi khám bệnh. Đối với người trưởng thành, nếu thấybao quyđầukhông tụt xuống được, tiểu khó, nước tiểu ứ đọng, khi dương vật cương thấy đau… cũng cần đi khám để xác định và xử lý càng sớm càng tốt.
Khi đã được bác sĩ khám và xác định bị hẹpbao quyđầuthì nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, muộn lắm là trước 15 – 16 tuổi (tuổi dậy thì của con trai). Theo khuyến cáo của một số tác giả nước ngoài thì nếu vệ sinh hàng ngày và dùng nước vòi rửa sạch chất cặn, bẩn thì có thể tránh được phẫu thuật nhưng tỷ lệ khỏi hẳn không cao.
Cắt bao quy đầu chỉ nên thực hiện khi không thể tuột được. Cắt bao quy đầu cũng có những biến chứng như chảy máu sau khi cắt, sưng phù bao quy đầu, cắt ít da, dương vật thụt vào trong sau cắt (bệnh nhân béo phì), thủng niệu đạo, tổn thương quy đầu.
Cắtcắt bai quyđầulà cắt bỏ phần da che phủ quy đầu. Đây là một phẫu thuật đơn giản được thực hiện ở các cơ sở y tế, chỉ cần gây tê tại chỗ đối với người lớn (trẻ em thì phải gây mê). Thời gian phẫu thuật trung bình từ 20-30 phút, liền vết thương sau 10 ngày và có thể sinh hoạt bình thường. Nhiều dân tộc trên thế giới có tục lệ cắtbao quyđầucho trẻ trai từ rất sớm. Hiện nay, các nước châu Âu đã khuyến cáo nên thực hiện cắt bao quy đầungay trong vòng 1 tháng sau sinh, vì lúc đó cháu bé còn chưa có ý thức về điều này. Cắt bao quy đầu khi bé trai còn nhỏ với kỹ thuật y tế hiện nay thực hiện rất nhanh chóng, an toàn và không gây tâm lý mặc cảm cho đứa trẻ.
nếu trẻ của bạn còn nhỏ thì chưa cần nghỉ tới chuyện kắt bao quy đầu nếu cháu vẫn có thể đi tiểu bình thường. khi cháu lớn khoảng hơn 15 tuổi thì xem mức độ : nếu không mở hoặc là quá nhỏ thì nên đi kắt, con nếu đã mở hơi rộng rồi thì dần dần nó sẽ ra hết không cần phải đi kắt đâu bạn à.