Cách trị rôm sảy cho bé ?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Nắng nóng, trên da bé xuất hiện nhiều đốm mụn nhỏ, đỏ, gây ngứa ngáy, đó là rôm sảy. Bạn có thể giảm rôm sảy cho bé bằng các cách sau.

Chọn lựa quần áo

Những chiếc quần áo cho bé ngày hè phải luôn được thiết kế trên chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi hiệu quả, tạo cho bé cảm giác thoáng mát. Nên chọn những bộ đồ có máu sáng để hấp thụ nhiệt hiệu quả hơn. Ngược lại, những bộ trang phục được thiết kế trên chất liệu nylon không thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

Chườm mát

Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh thường xuyên lau người cho bé để tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho bé. Một ngày có thể thực hiện theo cách này khoảng 4 - 5 lần, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút.

Hạn chế tiết mồ hôi

Nên hạn chế quá trình tiết mồ hôi của cơ thể bé, vì cơ thể tiết càng nhiều mồ hôi càng khiến cho những đốm rôm sảy xuất hiện nhiều hơn, tăng cảm giác ngứa rát. Những vùng cơ thể dễ bị rôm sảy là bụng, lưng, cổ, nách, gáy. Cần giữ thông thoáng những vùng này để hạn chế tiết mồ hôi.

Mẹo hay trị rôm sảy cho bé, Làm mẹ, tri rom say cho be, chua rom say cho be, be bi rom say, con bi rom say, rom say, lam me, nuoi con, lam cha me
Thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy. (Ảnh minh họa).

Bảo vệ bé khi ra nắng

Nhiều bậc cha mẹ thường xem nhẹ việc bảo vệ làn da cho bé khi ra nắng, lầm tưởng này không chỉ là nguyên nhân khiến cho da bé bị sạm đen mà còn tạo điều kiện cho rôm sảy xuất hiện.

Lời khuyên dành cho bạn là cần thoa kem chống nắng cho bé loại dành cho trẻ nhỏ, cộng thêm áo chống nắng và mũ rộng vành để hạn chế tác động của tia cực tím. Nên hạn chế việc cho bé ra ngoài vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều vì đó là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất.

Cho bé uống nước đều đặn

Nước không những giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả mà còn có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Nếu thiếu nước, rôm sảy sẽ “viếng thăm” bé nhiều hơn. Ngoài nước lọc, ngày hè bạn có thể cho bé uống thêm nước trái cây, nước dừa hoặc nước mía đều rất có lợi cho cơ thể bé.

Không massage cho bé bằng tinh dầu

Các bậc cha mẹ thường dùng tinh dầu dừa, tinh dầu oliu để massage cho bé. Tuy nhiên vào ngày hè nóng nực, không nên dùng các loại tinh dầu này vì nó sẽ khiến cho bé có cảm giác khó chịu, gây chàm hoặc mọc rôm.

Lưu ý cho bé dùng điều hòa

Không nên lạm dụng máy điều hòa với trẻ nhỏ vì có thể gây khô mũi, khô họng, viêm phổi, giảm khả năng thích ứng của bé với môi trường bên ngoài. Hơn thế nữa, các chuyên gia nhi khoa khuyên bạn không nên cho bé nằm điều hòa ngay khi mới tắm xong, sẽ dễ gây cảm.

1st.online
1st.online
Trả lời 13 năm trước

Trị rôm sảy cho bé ư

- Rôm sảy là chứng bệnh về da thường gặp đối với trẻ vào những ngày hè, khi tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da. Rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ ra mồ hôi nhiều.

Bước 1: Tắm cho bé với nước có pha bột ngô, bột yến mạch hay soda.

Bước 2: Trong quá trình tắm, có thể dùng xà bông có tính dịu nhẹ, hay công hiệu hơn là loại xà bông có tác dụng diệt rôm sảy. Sau khi tắm xong, dùng khăn tắm lau khô người bé.

Bước 3: Thoa kem có chứa thành phần hydrocortisone, bởi loại kem này có tác dụng trị rôm sảy. Nên thoa kem lên toàn bộ cơ thể bé.

Bước 4: Sử dụng sản phẩm có chứa axit salicylic để bôi lên nốt rôm, sảy. Loại kem này sẽ có tác dụng làm khô bề mặt da, làm se lỗ chân lông.

Bước 5: Thoa kem lại sau từ 3 đến 4 giờ.

Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách nhưng những nốt rôm sảy vẫn không chịu “đầu hàng”, bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia da liễu.

- Để ngăn chặn sự xuất hiện của rôm sảy, luôn giữ cho cơ thể được mát mẻ. Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm só và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:

1. Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều

Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.

2. “Ngụy trang” cho bé

Việc ngụy trang cho bé rất quan trọng bởi nó giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh việc mặc cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt chuẩn (bởi kính rởm sẽ làm hại mắt hơn là không đeo kính), bạn cũng cần thoa kem chống nắng cho trẻ.

Khi thoa kem chống nắng chú ý thoa tất cả các vùng mà quần áo, mũ nón không thể bảo vệ được.

Ngoài ra, cần đội cho trẻ những chiếc mũ rộng vành, để giúp hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt.

3. Vệ sinh da sạch sẽ

Để vệ sinh da sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm dành cho trẻ em, không dùng những loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm 1 quả chanh vào nước tắm của trẻ để tránh rôm sảy.

Giữ cho làn da luôn thoáng mát, bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng. Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Mụn nhọt, nhất là các nhọt đầu đinh, là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra. Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều nhớp nháp trên da, gây nổi rôm sảy, ngứa gãi, làm ảnh hưởng đến lớp sừng. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết ngoại độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.

Lúc đầu, trên da xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.

Những trẻ em cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...). Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

Có những trường hợp nhiều nhọt mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Trẻ rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.

Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, ta có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ. Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

Để được chia sẻ thêm, bạn vui vui lòng gọi 1900.6899 hoặc soạn tin nhắn theo cú pháp: AZH Cau Hoi ---> gửi tới 8785 hoặc 8585.