Nên chăm sóc trẻ hiếu động như thế nào?

Nên chăm sóc trẻ hiếu động như thế nào?
Trả lời 14 năm trước
- Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. - Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm. - Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ. - Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn. - Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ. - Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động. - Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích. - Luôn giám sát trẻ.
Lê Thị Thùy Linh check gia
Lê Thị Thùy Linh check gia
Trả lời 14 năm trước
Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi. 8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động: * Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ. * Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm. * Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ. * Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn. * Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ. * Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động. * Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích. * Luôn giám sát trẻ.