Văn học dịch giờ và trước đây có khác nhau nhiều không nhỉ?

Trả lời 16 năm trước
Nhìn vào các kệ sách văn học dịch hiện nay, bạn đọc rất dễ ngợp bởi sách dịch đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài, tác giả. Thời cơ chế thị trường, cạnh tranh quyết liệt, mỗi nhà xuất bản đều cố gắng tìm kiếm một “cái riêng” của mình. NXB Văn Nghệ liên kết với Fahasa giới thiệu các tác phẩm kinh điển thế giới… NXB xuất bản Văn Học khá mạnh với tiểu thuyết Nga, Pháp… Công ty Văn hóa Phương Nam gần như độc quyền về văn học Trung Quốc hiện đại… Trên các kệ sách, sách văn học dịch khá bắt mắt về hình thức, hấp dẫn với các nhan đề như: Cũng một kiếp người, Giờ trong đời một người đàn bà, Hiệu của các bà, Một cuộc đời, Hãy để ngày ấy lụi tàn, Cuốn theo chiều gió, Đỏ đen, Don Kihote, Con chim trốn tuyết, Người đàn bà trên sàn diễn, Bức họa Maja khỏa thân,... Thử lướt qua một vài trang, bạn đọc có thể thấy sách dịch hôm nay đã khác xưa. Rất nhiều cuốn sách đều ghi rõ “dịch từ bản gốc”. Nếu như trước đây, phần lớn các tác phẩm văn học đều được dịch thông qua các bản tiếng Pháp, tiếng Nga thì nay được dịch trực tiếp từ tiếng Anh hoặc từ ngôn ngữ gốc của chính tác phẩm. Với các bản dịch mới này, người đọc có phần ngỡ ngàng với một văn phong mới. Tuy nội dung của sách dịch cũ và mới không khác nhau nhiều lắm, nhưng trình độ thẩm thấu văn học của người dịch hôm nay dường như có một khoảng cách, ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm và sự cảm thụ của độc giả. Chị Ngọc Hân- biên tập NXB Văn Nghệ cho biết: “Ở góc độ người đọc, những bản dịch mới có cái hay và cả cái dở. Về văn phong, những bản dịch mới góp phần làm phong phú đời sống văn học, nhưng với thế hệ bạn đọc đã quen với văn học dịch trước đây thì lại thấy xa lạ và không thích. Hiện nay, người biên tập sách dịch rất cực vì người dịch đa phần giỏi về tiếng Anh nhưng lại thiếu hụt về vốn văn chương, ngôn từ tiếng Việt. Mặt khác, một số người dịch thiếu thời gian và độ thẩm thấu tác phẩm cũng như kinh nghiệm sống và sự hiểu biết về thời đại của tác phẩm…, chưa kể họ dịch với tốc độ nhanh, không nhuyễn, nếu biên tập không cẩn thận hành văn sẽ rất khó đọc..”