mình rất thích học guitar, cũng chăm chỉ mà đọc nhiều phần lí thuyết, nhớ các nốt nhạc trên dây và bước tiếp theo là đánh hợp âm. Mình thử tập với bài Cô bé mùa đông, mình cũng xem video trên mạng để học hỏi nhưng rồi thấy thắc mắc về cách rải ngón tay trong mỗi hợp âm, hình như có thể đánh ko cần theo từng nốt trong hợp âm miễn sao nghe nó chuẩn với bài ah`? Nếu ko phải thể thì làm thế nào để khi đánh thì nghe khớp nhạc, thuận tai mặc dù mình đánh tốc độ chậm (vì mới tập mà) nhưng mà vẫn thấy ko ổn. Mong mọi người giải đáp và tiện thể hỏi luôn theo các bác tập chăm chỉ thì bao giờ đánh được bài này
1. Hợp âm:
Bạn cần tập bấm và đánh các hợp âm cơ bản như: C D E F G A B, Am, Bm, _Cm, Dm, Em, Fm, Gm, Am,_C7, D7, E7, F7, G7, A7, B7.
chuyển qua lại các hợp âm trên cho nhuyễn.
2. Điệu:
Học cách đánh các điệu cơ bản: slow, slow rock (2 diệu này rất hay chơi cho dòng nhạc Trịnh), slow surf, surf, Rumba, Chachacha, Bosanova, Tango,valse, bolero, boston.
3. Luyện tập:
Khi tập cần ráp hợp âm và tiết điệu mà chơi lần lần, càng chơi nhiều càng lên tay.
Sau khi đã chơi nhuyễn các điệu rồi thì tự nghe và tìm cách chơi cho mình nghĩa là giờ đây bạn chỉ cần biết hợp âm của bài nhạc là tự tìm điệu mà phang vào thôi, không cần biết bài đó phải đánh điệu gì.
Chú ý:
Nhịp 3/4 đánh khác 4/4 (2/4) và 6/8 nhé.
Bài nhạc 3/4 thì thường chơi valse or boston.
2/4 thì có thể đánh như 4/4 nhưng chuyển hợp âm nhanh hơn tí.
Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại đệm tay mặt, một vài điều căn bản nhằm mục đích giúp các bạn có 1 cái khung (framework) để sau này có thể đệm tay mặt cho mọi bài hát:
1. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?:
Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v…
Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp.
Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v...
Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9 nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1 ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế thì không ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô nhịp vì như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm! Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3 hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4 ) đều thuộc loại này và được gọi chung là “nhịp đơn”
Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn 2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) thì đây là những “nhịp kép”, và muốn tìm “nhịp đơn tương ứng” thì dùng luật “trên chia 3, dưới chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 thì 6 chia 3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4 >>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ý đến tử số thì bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc nhịp 4 phách
Tóm tắt : Bước đầu tiên là cần tìm xem bài nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.
2. Ðịnh số lần “khảy” trong 1 ô nhịp
Khi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy “đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út : p – i – m - a) hoặc đánh trải một nhóm nốt. Hãy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy là 1 “khảy” (stroke) .
Với một bài thuộc nhịp 2 thì ta có thể đàn 2 “khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong khi tay trái bấm một hợp âm C thì tay mặt có thể đàn vài cách như sau:
a) trải - trải ( dùng ngón cái đánh trải 2 lần)
b) cái - trải ( dùng ngón cái đánh nốt bậc 1 của hợp âm - rồi sau đó đánh trải
c) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón trỏ, giữa, áp út)
Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không thay đổi như vậy thì nghe cũng chán, do đó bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:
a) p – i – m – a
b) p – i - ma - i
c) p – ima – ima - ima
Tương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6 lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:
a) p – i – m – a – m – i
Tóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể “khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp . Tương tự, với nhịp ba thì có thể khảy 3,6,9 lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 thì có thể khảy 4,8,12 lần
Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc và lối đệm tay mặt rất giản dị như đã trình bày ở thí dụ trên
Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse) và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị.
Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm hầu hết những thể loại thông dụng.
Ðể kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật tay mặt này, tóm tắt thì bạn cần nhớ các điểm sau đây:
1. Trước khi đệm, hãy nhìn xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 4
2. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc gấp ba (nhân 3)
3. Khi đệm một bài nhạc thì cần thay đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc và trở lại chậm để hết.
Càng chăm chỉ luyện tập thì càng biết đánh nhanh, vì vậy bạn cứ kiên trì nhé, nếu có thể nên đi học 1 lớp.
Bạn cần "học để biết" nhiều loại điệu nhạc khác nhau. Nếu bạn chơi theo kiểu bài bản thì ko nói, nhưng nếu là sinh viên thì mình nghĩ ko nên gò bó phải chơi đúng điệu nào cho bài nào.
Việc đầu tiên là bạn phải "mò" ra điệu nhạc mình nên chơi như thế nào. Như mình đã nói, bạn cần biết nhiều điệu nhạc, và từ đó, bạn có thể tự "ngẫu hứng"ra các điệu nhạc cho bài hát . Đầu tiên bạn lắng nghe tiếng bass, trống, và gảy tay ko thử xem (thử đủ cách), cái quan trọng là phải làm sao cho đúng nhịp . Cuối cùng thì tùy vào cảm hứng của bạn mà bạn có thể định ra cách đánh của riêng mình cho bài nhạc .
Công việc tiếp theo là ứng dụng vào khi chơi, bạn phải mò ra chủ âm của bài hát, thường là ở đầu đoạn và kết bài. Sau khi đã tìm ra được chủ âm, bạn có thể tìm ra được vòng hợp âm của bài hát đó.
Chúc vui.
Guitar đệm hát theo nhiều người vẫn bảo là "Mì ăn liền" nhưng thật ra ko hề " ăn liền" đâu! Cũng rất khó "nhai" dù dễ hơn classic rất nhiều!
Nếu bạn đi học thầy cô thì có lẽ việc học quá dễ dàng rồi. Nhưng nói vậy ko có nghĩa là bạn không thể trở nên chuyên nghiệp về đệm hát nếu không đi học!!!
Bài viết này tôi viết dựa trên chút kinh nghiệm nhỏ bé tự học của bản thân trong thời gian qua, thật ra cũng chẳng dài đâu và tôi cũng chẳng có trình độ guitar pro như nhiều bạn khác.Tôi bắt đầu chơi vào 14/7 ( ngày sinh nhật tôi) năm ngoái.
Có lẽ vì thế nên chắc chắn bài viết còn rất nhiều sai sót và chưa phải là phương pháp tối ưu nhất.
Phương pháp học Guitar nhanh, chắc
I.: Chuẩn bị về mặt tinh thần:
Nghe có vẻ ko liên quan gì đến bài viết, thật ra tâm lý tập luyện của các bạn ảnh hưởng lớn đến quá trình tự học.Đây là 3 nguyên nhân khiến nhiều bạn ko muốn tập luyện?
Bạn cho rằng mình không có năng khiếu âm nhạc, không thể chơi guitar hay?
Bạn cho rằng tự tập guitar rất khó?
Bạn cho rằng tập mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học, làm việc?
...........................
Xin thưa rằng có lẽ bạn đã lầm. Theo tôi nghỉ, ngăg khiếu chẳng quan trọng gì cả, điều quan trọng là bạn yêu guitar, muốn chinh phục nó. Bạn có yêu guitar không??? Nếu câu trả lời là có, tôi dám cá với các bạn rằng bạn sẽ đánh đàn chuyên nghiệp dù tự học.
Và như vậy tôi cũng dám cá rằng ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn, đôi khi muốn bỏ cuộc nhưng chắc chắn rồi bạn sẽ thành công trong việc chinh phục guitar.
Và bạn cho rằng mình mất thời gian cho việc tập guitar. Có lẽ không phải thế!
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, não bộ con người chia làm não trái và phải. Cả 2 ngang nhau.
Não trái: về suy luận logic, tính toán,....
Não phải: mộng mơ, âm nhạc,...
Vậy đã rõ, học guitar giúp 2 bộ não của bạn làm việc ngang bằng nhau, cùng phối hợp làm việc, giúp bạn có khả năng làm việc nhanh, nhớ lâu,......Làm tăng hiệu quả làm việc. giúp bạn yêu đời hơn,và đăck biệt với các bạn nam thì sẽ có một kĩ năng ....hehe....
Vậy còn lý do gì nữa để ngay bây giờ bạn và người thân không cùng nhau tập luyện Guitar. Hãy mua ngay một cây guitar đi nào!
II.Học đúng phương pháp.
Thật ra có rất nhiều phương pháp, các bước để học guitar đệm hát một cách hiệu quả nhưng sau đây tôi xin đưa ra phương pháp mà tôi đã học, có thể ko phải là tối ưu nhất cho các bạn muốn và đang tự học guitar, ko có điều kiện đến trường lớp...(như tôi )
Bước 1: Mua sách, mua đàn,...
Tất nhiên rồi, bạn phải cần những thứ này. Chọn sách bạn có thể chọn mua các cuốn sách mà mình cảm thấy hay, hiểu. Mình quên mấy cái tên sách mình đọc rồi. Ai biết cuốn nào thì chỉ nhé.Mua đàn thì cần nhờ người có kinh nghiệm mua 1 cây cho tạm ổne, ko cần quá mắc tiền vì sau này tôi biết khi pro rồi các bạn rất muốn tự chọn guitar
Bước 2Học nhạc lý cho tốt.
Không cần phải giải thích các bạn cũng hiểu chứ! học âm nhạc mà ko biết nhạc lý thì dẹp cho rồi !
Bước 3. Tập làm quen với guitar, cách cầm đàn, cách dùng pick, cách dánh,...
Các cách trên cầm đàn các bạn có thể tham khảo trên internet, và cuốn sách các bạn đã mua. Ghi nhớ phải chuẩn nhé! Càng chuẩn sau này càng dễ học. Nhất là học cáh tạo một tiếng đàn hay, cần nhờ mọi người giúp đỡ
Bước 4 Tập chạy nốt.
Bạn cần biết các nốt của guitar và chạy nốt từ do re mi fa sol... cho thật nhuyễn. Học theo kiểu này đầu giúp các bạn hiểu về guitar hơn và cho tay bạn quen với loại nhạc cụ mới.
Sau khi xong bạn cần nhìn bản nhạc và đánh theo nốt của bản nhạc.
Bạn tập thế đến khi nào tay nhuyễn hơn, cảm thấy an tâm thì sang bươc tiếp theo nhé ( khoảng 1 tháng)
Bước 5 Tập hợp âm.
Bạn cần tập những hợp âm dễ trước. Các hợp âm thông dụng nên ưu tiên hơn.
Một khi B4 bạn thực hiện tốt, việc học B5 sẽ dễ hơn, nhanh hơn.
Sau khi xem xong bạn tự nghĩ trong đầu và chuyển từ C--> D--> E,...... hoặc nhờ ngươfi khác đọc ngẫu nhiên cho mình chuyển.
Sau khi tập xong các hợp âm trong 1 cung, bạn có thể tìm các bản nhạc ghi hợp âm thực hành. Ko cần quan tâm đến tay phải, chỉ cần rải nhẹ là đủ vì mục đích của bạn là nhớ hợp âm, chuyển nhanh.
Bước 6 Tập chơi tay phải : điệu nhạc
Cái này ban đâu tôi nghĩ ko nên xem trong sách, phức tạp lắm, cứ xem trên mạng internet hoặc nhờ người biết chỉ. Có thể vào box Học guitar online của guitarpro.vn để xem. Rất nhiều.
Khi tập điệu nhạc nào đó, bạn nên tập cho nhớ, quen tay rồi tìm bài hát đánh điệu đó ráp vào.
Mới tập xong 1 điệu ráp vào ko dễ đâu,,,,,!!!!
Bạn cần tập chậm rồi nhanh dần. GHi nhớ: Phách mạnh: bass hoặc dập mạnh,phách nhẹ: rải,....
Một số điệu thông dụng:
Slow
Slowrock
Blue
Vasle
Valse lente
chachacha
Pop blad ( ko rõ tên)
Điệu gì màbasasss 1213212 bass, bass 1213121 bass
Còn nhiều nữa.... Trên thư viện ebook của guitarpro.vn có hết đấy.
Khi tập xong tất cả các điệu các bạn nên tìm hiểu sơ qua khả năg diễn tả cũng như cách phối hợp của chúng đề nâng cao kĩ năng.
VD: khi đánh valse khúc đầu, khúc sau mềm mại hơn bạn chơi vasle lente.
Bước 7.Tìm hiểu cách đánh khúc dạo đầu intro. ( có thể tập theo Guitarpro)
Bước 8Tập tự tìm hợp âm
Thật ra sau một thời gian dài tập chơi theo bản nhạc ghi sẵn ( ko nên tập theo Gp) bạn đã có vài khả năg tự tìm hợp âm. Ban đầu có thể là C,Am,.... nhưng bạn nên tự tìm nhiều để nâng cao lên. Có cả một khu thực tập cho các bạn ở guitarpro.vn ấy ---Box Nhờ tìm hơp âm)
Bước 9 Nâng cao tay nghề, tập chơi theo cảm hứng.
Cái này đòi hỏi người chơi am hiểu âm nhạc, hiểu tình cảm trong bài nhạc.
Các bạn nghiên cứu chỗ mấy ông già ngày xưa hay chơi ấy> Toàn cảm hứng
Bước 10 Nghĩ ra viết tiếp......
Nghe thì dài chứ ko dài đâu. Thực tê ở bản thân.
Tháng đầu : Tập toàn nốt
Tháng sau: biết hợp âm và vài điệu
Tháng thứ 3: Chơi nhìn hợp âm viết sẵn vô tư
Tháng thứ 4--->7 Ko có gì thay đổi nhiều, chỉ chơi tiếng đàn hay hơn tí, chắc hơn!
Bây giờ: Tháng thứ 11 : sắp kỉ niệm ngày đâu tiên chơi đàn
Dò nốt, tìm gam, .... vô tư nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót
Tươg lai: Đang học classisc, đọc tấu vài bài dễ .....
Chúc các bạn vui vẻ, ngày càng chơi đàn hay!
Lê ĐÌnh Duy- Guitar_it- guitarpro.vn
http://www.vatgia.com/amnhacbinhminh
Lỗi của bạn có thể mắc phải :
- Đánh nhanh chậm không đều ( lỗi về trường độ )
Cách sửa : Dậm nhịp khi hát và đánh đàn
- Đánh được điệu đệm trên đàn mà không hát được hoặc hát sai nhạc ( lỗi về cao độ )
Cách sửa : Tập đánh từng nốt đơn lẻ và hát sao cho khớp với nốt đó
- Đánh đều đều không có điểm nhấn trong điệu nhạc ( lỗi về cường độ )
Cách sửa : Xem kĩ phách nào, mạnh phách nào nhẹ trong nhịp
Về phần tay phải , kiểu đánh phụ thuộc vào nhịp của bài hát . Bài Cô bé mùa đông nhịp 4/4 , có rất nhiều điệu có thể sử dụng được như ballad , surf ... mỗi điệu có nhiều kiểu đánh khác nhau hay còn gọi là biến thể . Bạn nên tham khảo các bài hướng dẫn trên youtube để tìm hiểu rõ hơn
Nếu bạn ở Hà Nội có thể qua lớp học tại Giáp Bát , bên mình nhận dạy đệm hát cơ bản và nâng cao cho mọi lứa tuổi
►Địa chỉ : Số 44, ngõ 221 đường Giáp Bát , Hoàng Mai , Hà Nội
►Điện thoại: 0169.678.1258
►Facebook : Guitar Leo Shop
►Website : Nhacculeo.com