Siêu phẩm 3D Avatar và các vấn đề về thị lực?

Những người xem được 3D thì đeo kính 3D nhiều có hại mắt ko?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[gallery]/18/szk1264222623.jpg[/gallery] Avatar – bộ phim khoa học viễn tưởng đang khuấy đảo các rạp chiếu phim khắp thế giới – đang nằm trong danh sách đề cử hạng mục phim xuất sắc nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất phim Mỹ (PGA). Trước đó, ngày 17/1, siêu phẩm 3D đình đám này của đạo diễn tài danh James Cameron chiến thắng ở hạng mục Phim hay nhất trong lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2010 (Golden Globe) tại Beverly Hills, Mỹ. Đó là khía cạnh giải trí. Nhưng về mặt công nghệ, đặc biệt là trong y học, có thể bạn chưa biết siêu phẩm 3D này cũng giúp người xem chẩn đoán được một số vấn đề về thị lực. Nhiều người chưa từng xem phim 3D, nhưng ít nhiều cũng nghe mọi người nhắc rằng xem phim 3D thì nên xem ở hệ thống IMAX hoặc 3-D. Và sau khi vào rạp, họ không hề thấy được những điều lý thú khi xem phim 3D? Vì họ không biết rằng bản thân không thể xem được phim 3D. [gallery]/18/eou1264222671.jpg[/gallery] Nhắc lại một chút về nguyên lý hoạt động của công nghệ phim 3D. Theo giải thích của Trường Đại học Optometrists in Vision Development: “Phim 3D với công nghệ hiện đại, kỹ xảo hấp dẫn được tạo ra dựa trên nguyên lý chiếu đồng thời 2 hình ảnh có góc quay chênh lệch không đáng kể lên từng nhãn cầu. Việc xem phim 3D không thực hiện được bằng mắt thường mà phải thông qua 1 chiếc kính có trang bị bộ lọc phân cực. Nhờ bộ lọc này mỗi mắt chỉ nhìn thấy ảnh riêng cho mình. Với hình ảnh nhận được, cơ quan não bộ sẽ tổng hợp hai ảnh này để có ảnh không gian ba chiều, tái tạo lại các đường nét mang chiều sâu và bề rộng tựa như cảnh quan trong thế giới thực. Với chiếc kính 3D người xem được nhìn thấy những hình ảnh rất sống động.” [gallery]/18/kts1264222699.jpg[/gallery] Vấn đề là không phải mắt của mỗi người đều cảm nhận được hình ảnh chính xác, và do đó dẫn đến việc não bộ không thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh 3D. 56% số người tuổi từ 18-38 có vấn đề khó khăn khi tổng hợp hình ảnh 3D. 5% dân số khác không thể xem được hình ảnh 3D. Vì thế, đối với những người này, khi xem phim 3D giống như đang xem một mớ hỗn độn hình ảnh và màu sắc trước mắt. Tuy nhiên, vẫn có những bài tập, phương pháp trị liệu đặc biệt dành cho họ (mặc dù không tác dụng gì mấy với một số người), giúp họ có thể xem được hình ảnh 3D. Một trường hợp nổi tiếng được nhà nghiên cứu thần kinh Susan R. Barry viết trong quyển “Fixing my gaze” về kinh nghiệm của chính bản thân trong hành trình đi từ 2D đến 3D. Tham khảo thêm tại [url=http://www.fixingmygaze.com]http://www.fixingmygaze.com[/url]. Một số người khác tuy xem tốt ảnh 3D tĩnh hoặc chuyển động chậm, nhưng với những cảnh hành động nhanh thì lại có cảm giác nhức đầu, nôn mửa. Đây là hiện tượng thị giác quá mẫn cảm với chuyển động, và có những phương pháp điều trị khác cho những trường hợp này. [gallery]/18/hcf1264222731.jpg[/gallery] [b]Vậy với những người xem được 3D thì đeo kính 3D nhiều có hại mắt?[/b] Phim 3D và kính 3D được làm theo nguyên lí giống như đánh lừa não bộ, vì thế có thể nói sẽ không gây hại gì cho mắt nếu bạn xem phim 3D với thời gian hợp lí (không quá 2 phim/ngày). Ban đầu xem phim bằng kính 3D bạn thấy mỏi mắt và chảy nước mắt do chưa quen tập trung. Khi xem phim bằng kính 3D, bạn cần đảm bảo đeo kính vừa vặn, thoải mái trên mặt, tư thế ngồi thẳng và không nên chuyển hướng nhìn ra khỏi màn hình quá nhiều. Dần dần bạn sẽ thấy quen và “ghiền” phim 3D, vì thực sự hình ảnh cho chúng ta cảm giác “nhập cuộc” cùng diễn viên.