Tại sao Tết lại ăn mứt?

mrhung
mrhung
Trả lời 16 năm trước
Trước đây nhiều năm, người Việt Nam không ăn các loại bánh Âu vào dịp tết. Nhưng không thể thiếu các loại mứt, thường gọi là mứt tết vì chỉ ngày tết mới có. Qúy nhất hạng mà cũng ngon nhất hạng là mứt sen trần. Đi cùng mứt sen trần có hàng chục loại khác như: Mứt bí, mứt lạc (trứng chim), mứt gừng, mứt mận, mứt phật thủ, mứt quất, mứt cà chua, mứt xu hào, mứt hông tầu... Một hộp có 5 thứ gọi là ngũ vị. Mười thứ là thập cẩm. Nay mứt sen và các loại mứt khác thành món ăn phổ biến. Miền Nam còn làm thêm nhiều loại như mứt dừa, mứt na, mứt sầu riêng, mứt me nguyên quả.... Hầu như từ thời bao cấp đã thành tiền lệ, bánh bích quy, bánh xốp, bánh trứng nhện, bánh vừng vòng, và nay cao cấp hơn, mới có các loại bánh Âu nhập vào, cả bánh Ga Tô, bánh Mô Ka kem nên món ngọt ngày tết càng phong phú. Tuy nhiên, gia đình còn giữ nền nếp và phong cách cổ truyền, vẫn không thể thiếu món mứt tết, trong đó mứt sen trần là chủ đạo, là nguyên soái trong đoàn quân mang tên Mứt Tết đó.
ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

Theo mình, người Việt Nam thường thiên về thế giới tâm linh. và mong muốn yên bình , hạnh phúc, đủ đầy. trong mứt có các vị quả đại diện cho các mùa, các màu sắc. mặc dù ban cho là không bổ béo gì. Nhưng trên bàn nhà bạn đặt một phong mứt có đủ 5 màu sắc, trong đó là các loại quả đẹp, các vị khác nhau đại diện cho các mùa trong năm. Vậy là bạn đã đón thành quả cả một năm vào nhà chung vui mùa xuân với bạn. sự ấm áp hội tụ đủ đầy, yên bình rất Việt Nam. Ngoài ra còn thể hiện 5 màu sắc, năm loại quả thể hiện cho sự thịnh vượng, an khang ( tính theo: thịnh - suy - bi - thái ) theo CÁC CỤ VIỆT NAM . Số 5 là thịnh sinh ( thịnh vượng được tiếp tục phát triển) đó bạn. Các CỤ NHÀ TA cũng rất " RẮC RỐI LẮM CHUYỆN RA PHẾT" đấy chứ.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 13 năm trước

Bởi vì mứt ngọt. Theo mình biết thì do thói quen từ lâu thôi. Hồi trước người nước mình rất nghèo, thiếu ăn thường xuyên. Do đó, ăn các món có nhiều chất đường để giúp giảm bớt cái đói. Lâu dần thành ra thói quen vậy đó. Cũng gióng như người xứ Huế mình rất thích ăn chè thật ngọt. Cái này thì nghe anh Đoàn Công Lê Huy ở báo Hoa Học Trò nói nên mới biết vậy á.

Tết là dịp gia đình đoàn tụ, những người thân quen thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau, tiếp đãi nhau những món ngon, thức ngọt; mứt được dùng nhiều vì đây là món ăn cho vui miệng, đại đa số được chế biến từ quả, củ: gừng, bí, khoai lang, khóm (thơm, dứa), mãng cầu xiêm, chùm ruột, v.v. và chủ yếu là cất trữ được lâu và tiện dụng, nhà có khách là có thể bày ngay một lượng nhất định ra khay, đĩa, khỏi phải nấu nướng lích kích để khách phải chờ đợi lâu.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước

Mình cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ của Mứt như thế nào nhưng mình nghĩ nó là một thứ đồ rất truyền thống, rất đặc trưng của Việt Nam đấy chứ. Cũng như những dịp đặc biệt khác như sinh nhật thì thường có bánh gato hay Valentine thì chắc chắn phải có chocolate vậy bạn à.

Mứt có vị ngọt vì có nhiều đường, giúp bổ ... đường cho những ai thiếu đường.
Mứt được chế biến từ các loại nông sản, cho nên mứt dâng cúng lên thần thánh và tổ tiên để tạ ơn sự phù hộ của các vị đối với nông nghiệp.

Thực ra khi mình ở Việt Nam mình không mấy khi ăn Mứt nhưng bây giờ khi không có Mứt vào dịp Tết, mình lại cảm thấy thiếu thiếu. Dường như đã là một quan niệm, Tết là phải có Mứt trên bàn thờ thắp hương ông bà tổ tiên, nhà nào cũng vậy.