Cách điều trị ung thư buồng trứng?

hoang
hoang
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Khi có biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ khám âm đạo, tử cung,… siêu âm để phát hiện khối u, làm các xét nghiệm khác như chụp Xquang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,… để chẩn đoán ung thư. Điều trị ung thư buồng trứng bao gồm phẫu thuật kết hợp điều trị hóa chất.

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh sớm hay muộn bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư khu trú ở buồng trứng chưa lan ra lớp vỏ của buồng trứng thì có thể sẽ phẫu thuật cắt tử cung và hai phần phụ.

Ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn vì tế bào ung thư đã di căn sang rất nhiều các cơ quan khác, tỷ lệ phẫu thuật thành công và thời gian sống sau phẫu thuật là rất ít. Do đó, khi thấy có những biểu hiện bất thường của cơ thể nghi ngờ ung thư thư buồng trứng như đã nêu trên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

nguyễn thị kọ
nguyễn thị kọ
Trả lời 13 năm trước

Mình nghe nói lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt đối với ung thư hay u xơ tử cung đó

tranhoan bich
tranhoan bich
Trả lời 9 năm trước

Chào bạn !

Để điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư hoặc tăng thời gian sống cho bệnh nhân cần nhiều yếu tố: phát hiện sớm, có phác đồ điều trị đúng, thực hiện tốt chỉ định của bác sĩ, biết kết hợp Đông y để điều trị, đặc biệt là chế độ điều dưỡng và ăn uống hợp lý cho người bệnh...đòi hỏi bệnh nhân (hay người chăm sóc) phải có kiến thức hiểu biết nhất định.

Từ kinh nghiệm chăm sóc, điều trị bệnh thành công cho mẹ bị ung thư giai đoạn muộn và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa K, tôi có vài lời khuyên:
Một là, việc điều dưỡng ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng đối với người bệnh. Nên thực hiện tốt chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bệnh, bởi khi người bệnh có sức khỏe tốt (sức đề kháng) thì sự xâm lấn, phát triển của tế bào ung thư sẽ chậm lại.

Nếu bệnh nhân vẫn ăn được cơm, cháo thì cũng nên kết hợp dùng thêm sữa, trái cây..để có đủ dinh dưỡng, nếu người bệnh ăn được ít thì ăn nhiều bữa trong ngày.
Hai là, không được có ý buông xuôi dù người bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào. Nếu điều trị tây y thì việc kết hợp đồng thời dùng đông y là việc làm cần thiết và sẽ hiệu quả hơn. Nếu không điều trị bằng Tây Y thì chuyển sang Đông Y để điều trị (thuốc đông y có nhiều loại). Dùng thuốc đông y nào đó sau 2 tuần không đỡ thì thay ngay thuốc khác.(thuốc nào phải kiêng kỵ nhiều thứ thì không nên dùng bởi sẽ làm người bệnh suy kiệt về dinh dưỡng).

Ba là, trong trường hợp phải dùng thuốc giảm đau thì nên dùng theo hướng tăng dần; ví dụ: Efferalgan nếu hết tác dụng thì dùng sang Diclofenac, nếu lại hết tác dụng thì dùng sang Voltarel..(loại nhẹ dùng trước, loại nặng dùng sau), ưu tiên dùng về đêm để người bệnh có thể ngủ được nhiều nhất.
Bốn là, việc củng cố tinh thần cho người bệnh là đặc biệt quan trọng! Hơn lúc nào hết, người bệnh cần sự động viên chăm sóc về vật chất và tinh thần của những người thân có tâm và hiếu nghĩa, hãy làm hết sức mình để giúp người bệnh trong lúc hoạn nạn, bởi họ đang lâm trọng bệnh...đang đứng trước ngưỡng sinh tử của cuộc đời!
Nếu là số mệnh...nếu là ý chúa mà họ không vượt qua được thì những người tận tâm chăm sóc người bệnh vẫn thanh thản, an lòng vì đã làm tất cả những gì có thể cho người thân của mình.

Cảm thông với nỗi đau về thể xác và tinh thần của người bệnh mà gia đình tôi đã trải qua, gia đình tôi đã sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo để giúp người bệnh trong việc nâng cao tinh thần quyết liệt chống chọi với bệnh tật và thực hiện chế độ điều dưỡng ăn uống hợp lý trong từng thời kỳ điều trị bệnh, ăn gì, kiêng gì...đặc biệt là cuốn sách “ung thư xin đừng tuyệt vọng” của Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng (hiện là chủ tịch Hội ung thư VN. Nếu bạn (các bạn) cần thì để lại họ tên, địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng qua đường bưu điện vì những tập tài liệu và sách tham khảo không gửi được qua email (tặng miễn phí).

Chúc bạn và những người thân nhiều sức khỏe, an lành.

Trần Hoan

tranhoanbich@yahoo.com.vn

ĐT: 01663792894.