Đoán sức khỏe - tính cách qua giấc ngủ ?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Ngủ-mơ là con đường trực tiếp dẫn đến trạng thái vô thức mà con người vẫn cố giải mã để biết thêm về những bí mật của tạo hóa. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, bạn có thể hiểu hơn về sức khỏe lẫn tính cách qua chính cách ngủ và giấc mơ của mình.

Dậy sớm - dậy muộn

Nếu người nào đó ngủ sớm - dậy sớm, tỉnh dậy mà tràn đầy năng lượng, năng suất lao động sẽ rất cao trong buổi sáng, cấu trúc ngày làm việc của họ thích hợp nhất là từ 9 đến 17h. Thông thường phụ nữ dậy sớm hơn nam giới và xu hướng này phổ biến trong tầng lớp người già. “Những người ưa dậy sớm dám nghĩ, dám làm nhưng không phải là người hòa đồng với tập thể” - Michael Smolensky, giáo sư thỉnh giảng của Đại học Texas, Mỹ, đồng tác giả của cuốn Hướng dẫn đồng hồ sinh học cho một sức khỏe tốt hơn cho biết - “Họ có xu hướng thu mình, thích mọi việc phải chu đáo và có kỷ luật”.

Ngược lại, những người trở nên sống động, đầy nghị lực, làm việc năng suất hơn vào buổi tối thường ngủ muộn - dậy muộn, sống về đêm. Với họ, giữa buổi sáng và cuối buổi tối là đỉnh điểm sáng tạo nhất. Những người này quảng giao, dễ gần và cũng có xu hướng thích mạo hiểm hơn. Thanh thiếu niên độ tuổi dậy thì hầu hết là “cú mèo” bởi đồng hồ sinh học xáo trộn, cho dù phải dậy sớm thì hoạt động nghiêng về ban đêm sẽ kéo dài đến gần hết độ tuổi 20 mới trở lại trạng thái bình thường. Với những người ưa hoạt động về đêm, làm việc giờ hành chính có thể thích nghi được nhưng nên cân nhắc để có thể làm ca đêm hoặc công việc có thể làm thêm tại nhà.

Ngủ nhiều - ngủ ít

Norah Vincent, một giáo sư tâm lý của Đại học Manitoba ở Canada khảo sát về mối quan hệ giữa giấc ngủ và tính cách con người của gần 6.000 người Mỹ cho thấy, những người ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày có xu hướng dễ bị tổn thương nếu thiếu sự ủng hộ của người khác, nhưng lại rất tích cực và mạnh mẽ trong quan hệ đối với người thân, bạn bè.

Với người hiếm khi ngủ đủ 8 tiếng thì sao? Thực tế thì bạn thường bị thức giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại. Khoa học đã chứng minh những người ngủ ít sẽ dễ bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Theo nghiên cứu của Giáo sư Vincent, những người ngủ ít có thể là hệ quả của tình trạng căng thẳng lâu ngày. Lời khuyên trong trường hợp này là phân biệt “giờ lo lắng” với giờ đi ngủ. Hãy dành thời gian giải quyết mọi chuyện, nếu không được, có thể đơn giản hóa bằng cách tự nhủ: “Giờ không phải là lúc cần suy nghĩ, để đến mai cũng được”.

Tình trạng khó ngủ

Tâm trạng thoải mái trước khi ngủ sẽ cho bạn một giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Nếu bạn phải đếm, xem tivi muộn, nghĩ lan man hay làm việc buổi tối vì không thể ngủ được, hãy xem xét đến nhu cầu hoàn thiện và kiểm soát. Người cầu toàn thuộc nhóm bị chứng mất ngủ kinh niên nhiều nhất. Chỉ vì chưa hoàn thành điều gì đó, họ lo lắng, rồi tự dằn vặt đâm ra trằn trọc khó ngủ. Để cải thiện tình trạng này, hãy nhận ra những hạn chế của bản thân và chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống. Tập trung vào những mặt tích cực mà mình đã làm được để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Không mơ bao giờ

Nhìn chung là tất cả mọi người khi ngủ đều mơ nhưng cũng có một số ít người có vẻ không mơ bao giờ, hay ít nhất là không bao giờ nhớ gì cả. Trong khi họ có thể lo lắng rằng trí nhớ có vấn đề nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng không hề có mối liên quan. Vì thế, nếu không ngủ mơ, không có gì phải lo lắng vì đó là điều rất bình thường.

Với những người hồi tưởng rõ ràng về mọi giấc mơ của mình, một bộ phận mang năng lực sáng tạo đặc biệt trong cuộc sống, nhưng cũng có một số rơi vào dạng kỳ quặc, lập dị và nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn người khác.