Ti vi OLED hay QLED thực sự tốt hơn?
Mới đây, thị trường TV nóng lên sau sự ra mắt dòng ti vi QLED của Samsung. Từ trước đến nay, khách hàng mới chỉ biết đến TV LED hay là OLED – công nghệ sử dụng quang điện hữu cơ. QLED là từ viết tắt của công nghệ LED chấm lượng tử. Vậy, có điều gì khác biệt giữa OLED và QLED này?
Samsung là một trong số các nhà sản xuất và phân phối TV hàng đầu trên thế giới. Gần đây, Samsung lựa chọn cho mình hướng đi khác biệt trong khi các hãng khác vẫn đang mải mê với OLED – công nghệ mà Samsung đã từng phân phối. OLED vốn chỉ được áp dụng cho smartphone và máy tính bảng bởi khả năng hiển thị màu đẹp mắt, nhất là độ đen tuyệt đối với màu đen.
Các loại màn hình OLED cũng đang là công nghệ đem lại doanh thu lớn cho Sony hay LG. Song, sự xuất hiện của QLED có thể thay đổi điều này và thay đổi cả lợi nhuận của Samsung. Samsung tự hào rằng công nghệ Quantum Dot LED sẽ tốt hơn cả OLED cao cấp mà LG đang sở hữu.
Điểm đặc biệt của OLED là gì?
Khả năng hiển thị màu đen chân thực so với LCD.
Cơ chế đèn nền là điểm khiến cho OLED khác biệt so với LED. Các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử đặc trưng có thể phát sáng khi có dòng điện được áp dụng trên mỗi pixel của màn hình OLED . Các pixel không được kích hoạt khi không có điện chạy qua, nghĩa là khi giá trị RGB là 0-0-0 khiến cho màn hình hiển thị toàn bộ màu đen.
OLED có màn hình hiển thị màu đen tuyệt đối với độ tương phản tuyệt vời. Bởi khi không có dòng điện chạy qua thì màn hình sẽ hiển thị một màu đen toàn phần. Đó là điểm nổi trội của OLED bởi để kích hoạt đèn nền thì các sản phẩm của LCD hay LED luôn cần dòng điện.
OLED sở hữu màn hình mỏng và gọn hơn và có thể uốn cong bởi thiết kể không có đèn nền. Tuy nhiên, chi phí sản xuất lớn và có thể rất dễ bị hiện tượng “bóng mờ” khi trải qua một thời gian dài hiển thị hình ảnh tĩnh là điểm trừ của OLED.
QLED là gì?
QLED chính là Quantum Dot LED hay còn gọi là LED chấm lượng tử. Đây là điểm phát triển hơn so với màn hình LED truyền thống bởi LED có đèn nền màu trắng, trong khi đó QLED sử dụng đèn nền màu xanh dương và được điều chỉnh ánh sáng lên từng pixel khác nhau do lớp chấm lượng từ sử dụng tần số cao hay thấp.
Do lớp chấm lượng tử này nên cấu trúc nền tảng của LCD - subpixel đỏ - xanh lá - xanh dương sẽ được phân thành : đèn nền điều khiển ánh sáng xanh dương, các chấm tương ứng trên lớp chấm lượng tử sẽ điều khiển các màu đỏ và xanh lá cây. Một bức hình có màu RGB đẹp, sáng hơn sẽ được tạo ra bằng phương pháp rẻ hơn đó là kết hợp mức độ xanh dương và đỏ - xanh dương như cách phân chia trên.
Song, việc hiển thị màu đen không được chân thực do việc sử dụng đèn nền là điểm chưa thực sự phát triển của QLED. Ngoài ra, QLED cũng không sở hữu độ tương phản tốt bằng OLED.
TV SUHD Quantum Dot và QLED thực sự có giống nhau?
Rẻ và chất lượng hình ảnh tốt là hai nhu cầu của khách hàng mà Samsung nắm bắt được nên hãng này đang cố gắng tích cực sản xuất các TV cao cấp của họ với công nghệ chấm lượng tử.
Tuy nhiên với sự khẳng định thương hiệu của OLED trên thị trường bấy lâu nay cùng sự so sánh khập khiễng OLED và LCD sử dụng chấm lượng tử khiến cho sự thay đổi phát triển QLED của Samsung hình như không có vẻ hợp lí. Bởi nhìn chung, OLED hay QLED đều có những điểm mạnh khác nhau không thể phủ nhận.
Sự thật là công nghệ chấm lượng tử đã được Samsung phát triển với tên gọi là SUHD Quantum Dot, song lại được đổi tên một cách âm thầm là QLED. Lớp chấm lượng tử được sử dụng ở TV bởi nhiều hãng khác nhau nhưng Samsung là hãng đầu tên gọi nó là QLED. Nhiều người đánh giá rằng, Samsung muốn người tiêu dùng nhầm lẫn giữa công nghệ OLED của Sony và LG đã được khẳng định trước đó với QLED mới ra đời này.
Mặc dù người chiến thắng trong cuộc đua công nghệ LED, OLED và QLED vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, Samsung có lẽ am hiểu khách hàng hơn khi biết rằng sự đắt đỏ của OLED sẽ hạn chế sự phát triển của công nghệ này hơn so với QLED.
Hiện nay trên trang vatgia.com chúng tôi có bán các sản phẩm ti vi của Samsung, Sony và LG. Mời các bạn tham khảo
TV QLED : https://www.vatgia.com/home/tv+samsung+qled.spvg
TV OLED : https://www.vatgia.com/home/tv+oled.spvg