3 điểm khác nhau cơ bản giữa Fujifilm X-T3 và Sony A7 III

Fujifilm X-T3 và Sony A7 III là hai dòng máy ảnh không còn xa lạ với những tín đồ yêu thích những tấm hình sống động. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt sự khác nhau của hai thiết bị này qua bài viết dưới đây

Định dạng cảm biến

Cả hai máy đều được trang bị cảm biến có thiết kế BSI (backside illuminated) và độ phân giải tương đương nhau (24.3MP trên A7 III; 26.1MP trên X-T3). Điểm khác biệt lớn nhất tất nhiên là kích cỡ cảm biến: Sony A7 III sử dụng cảm biến full-frame/35mm, trong khi Fujifilm X-T3 sử dụng cảm biến APS-C.

Một điểm khác nữa là bố cục điểm ảnh: Sony sử dụng loại bố cục Bayer tiêu chuẩn với mỗi dòng nhúng hai trong ba màu đỏ, lục, lam, còn Fujifilm sử dụng loại bố cục X-Trans cho phép mỗi dòng nhúng tối thiểu một điểm ảnh đỏ, lục và lam.

x-t3-sony-a7iii

X-T3 có dải ISO thường 160-12800, với tùy chọn mở rộng xuống đến 80 hoặc lên dến 51200. A7 III có dải ISO thường 100-12800, với tùy chọn mở rộng xuống đến 50 hoặc lên dến 204800.

Thông số và tính năng video

Dòng Sony A7 thành công một phần nhờ vào các tính năng video ổn định. Cho đến hiện tại, Fujifilm vẫn chưa ưu tiên mảng video, mặc dù hãng đã cố chứng minh mình có đủ khả năng sản xuất các tính năng video xuất sắc bằng X-T2 và X-H1, ví dụ như về colour profile. X-T3 một bước thay đổi mọi thứ bởi giờ đây nó mang đến những tính năng video mà không có máy ảnh nào khác sánh kịp.

Cả hai máy có thể quay 4K (3840×2160) đến 30fps, nhưng chỉ có X-T3 mới quay được lên đến 60fps. Đồng thời còn có những điểm khác biệt quan trọng khác gồm colour depth, compression, bitrate và video output.

A7 III cho nhiều tùy biến ảnh hơn với 10 Picture Profiles tùy chọn. Người dùng sẽ có các thiết lập như Black Pedestal, Knee, nhiều chế độ màu cinema và phát sóng, đa dạng profile HLG cũng như 2 profile Log (S-Log2 và S-Log3) có thể dùng cho quay trong và quay ngoài qua HDMI.

Cả hai máy đều có mẫu Zebra và Timecode. A7 III còn có trợ lý Gamma Display cho profile S-Log2/3 và tùy chọn quay proxy.

Ổn định trong máy

X-T3 sở hữu nhiều tính năng vượt trội nhưng ổn định hình ảnh không nằm trong số đó. Mặc dù đã được xuất hiện trên chiếc X-H1 nhưng dường như Fuji không có ý định mở rộng công nghệ này lên các máy ảnh ngoài chiếc flagship. Do đó lựa chọn duy nhất của người dùng là tìm đến các ống kính có OIS hoặc gimbal của hãng thứ ba khi quay phim.

sony-a7ii-5-axis-stabization

Mặc khác, Sony trang bị ổn OIS cho hầu hết các máy ảnh của hãng kể từ khi hãng giới thiệu tính năng này trên A7 Mark II. Lợi thế lớn nhất trong trường hợp này là A7 III cho ổn định với bất kỳ ống kính nào, kể cả các ống lấy nét thủ công cũ mà người dùng có thể sắm được. Cảm biến có thể cân bằng trên 5 trục tối đa 5.0EV (CIPA). Với ống kính được trang bị OSS (ổn định quang học SteadyShot), 3 trục được dùng trên cảm ứng và 2 trục trên ống kính. Với ống kính không có tiếp điểm điện tử, 3 trục vẫn dùng được nhưng người dùng phải chọn độ dài tiêu cự đúng trong menu.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn chiếc máy ảnh phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Chưa có câu trả lời nào