Không thường xuyên mang máy ảnh bên mình
Người ta thường có câu "Học phải đi đôi với hành", nếu suốt ngày bạn chỉ nạp kiến thức bằng lý thuyết nhưng lại không thực sự chụp ảnh nhiều, không "cọ xát" nhiều với thực tế thì bạn sẽ không tài nào tiếp thu cũng như hiểu rõ cách chụp ảnh thế nào cho đẹp.
Và tất nhiên, để có thể thực hành được, điều đầu tiên là bạn phải luôn mang máy ảnh theo bên mình, đặc biệt với những người thích chụp ảnh đời sống / đường phố thì đây chính là thứ tiên quyết để có thể ghi lại tất cả khoảnh khắc mà ta muốn.
Vậy chúng ta phải mang chiếc máy DSLR cùng hàng loạt ống kính mỗi ngày để thực hành? Theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn không hẳn phải cần vậy, nếu không có khả năng mang một bộ DSLR cùng ống kính theo bên mình, hãy tận dụng những gì bạn có, chẳng hạn một chiếc máy ảnh compact, hoặc thậm chí cả chiếc smartphone cũng có thể đáp ứng nhu cầu thực hành của bạn.
Nếu cảm thấy DSLR quá cồng kềnh, hãy mang theo một máy ảnh compact bên mình...
...hoặc thậm chí một chiếc smartphone cũng có thể giúp bạn thực hành.
Tất nhiên những chiếc máy này sẽ không cho ra hình ảnh chất lượng như các dòng máy chuyên nghiệp, nhưng ở góc độ nào đó, chúng sẽ giúp bạn tập thói quen bố cục, chọn hướng sáng cũng như một số khía cạnh khác để thực hành trong nhiếp ảnh.
Hãy mang theo máy ảnh thường xuyên để có thể bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp, và hơn hết là thực hành được bố cục, hướng sáng và các khía cạnh khác trong nhiếp ảnh.
Bên cạnh đó, việc mang máy thường xuyên sẽ giúp bạn chụp nhiều ảnh hơn, và từ đó rút kinh nghiệm được từ những sai sót trong từng tấm ảnh của mình. Hơn nữa, chụp nhiều cũng là cách để bạn hiểu được chiếc máy ảnh của mình hơn và từ đó có thể thao tác nhanh hơn trong nhiều trường hợp.
Di chuyển quá nhanh
Nhiều người trong chúng ta thường có xu hướng di chuyển nhanh và ít để ý đến các sự vật / sinh hoạt đang diễn ra xung quanh. Dù bạn có mang máy ảnh theo mình 24/7 nhưng nếu vẫn tiếp tục hời hợt và không dừng lại để quan sát thế giới xung quanh, bạn sẽ chẳng thể nắm bắt được những khoảnh khắc quý giá. Chính vì nguyên nhân đó, khả năng phán đoán tình huống sắp xảy ra cũng như khả năng thao tác nhanh của bạn sẽ không thể phát triển được.
Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc mang máy thường xuyên, hãy tập thói quen đi dạo bộ vào mỗi cuối tuần, bên cạnh đó, hãy cố gắng đi rảo bước thật chậm và cảm nhận cuộc sống xung quanh. Với cách làm này, dần dần bạn sẽ nhìn nhận được thế giới xung quanh với một góc nhìn khác và từ đó sáng tạo ra được nhiều kiểu ảnh hay hơn.
Quá lo lắng đến suy nghĩ của những người xung quanh
Đã có một số người khắc phục được tốt 2 yếu tố bên trên, họ vẫn quan sát thế giới một cách chậm rãi và tìm thấy rất nhiều cơ hội để "bắt vào ảnh", tuy nhiên vẫn có một yếu tố khiến họ ngừng giơ máy lên ngắm và chụp ảnh.
Vậy họ đang nghĩ gì? Tại sao lại không bắt lấy những khoảnh khắc kia? Thực tế mà nói, một số người bị lo lắng hoặc không được tự tin khi thấy những người xung quanh hoặc trong khung ảnh đang nhìn thẳng vào mình. Thậm chí có người còn nghĩ rằng có lẽ trông mình sẽ rất "ngố" khi cầm máy chụp người khác giữa phố hoặc sợ xung quanh đánh giá về mình.
Để khắc phục nhược điểm này, người chụp cần phải tự tin hơn trong việc cầm máy và thao tác. Hơn nữa, việc tương tác với các đối tượng trên phố sẽ giúp bạn dễ hòa nhập với họ hơn, từ đó sẽ tạo sự thoải mái cho cả đôi bên. Ngoài ra, càng "thực hành" chụp ảnh nhiều, bạn càng trở nên nghiêm túc hơn với từng tác phẩm của mình, từ đó các kỹ năng sẽ được phát triển nhiều hơn.
Hy vọng sau khi tìm hiểu được 3 nguyên nhân chính, các bạn sẽ khắc phục được nhược điểm của chính mình cũng như kỹ năng chụp ảnh càng ngày càng được tiến bộ hơn.
Chúng ta luôn hình thành những thói quen trong mỗi việc chúng ta làm, cả thói quen tốt lẫn xấu, tương tự trong nhiếp ảnh chúng ta luôn có thói quen có ảnh hưởng không tốt đến quá trình chụp ảnh của mình. Bài viết này sẽ chỉ điểm những thói quen không tốt của chúng ta, giúp chúng ta chụp ảnh tốt hơn.
1. Sự do dự:
Một thói quen mà bạn có thể tự thấy ở bản thân mình đó là sự do dự, dù ít dù nhiều. Đôi khi chính sự do dự đó lại là nguyên nhân khiến bạn bỏ lỡ cơ hội để có một bức ảnh đẹp. Có nhiều lí do khiến ta do dự:
Sợ mọi người xung quanh
– Bạn luôn sợ thành kiến của những người xung quanh. Có khi nảo bạn cảm thấy ngại khi chụp ảnh con mình đang khóc oà giữa đường ? Luôn có những khoảng khắc đắc giá để chụp lại. Nếu có một khoảnh khắc độc đáo của một người lạ nào đó và bạn chỉ do dự một tích tắc do ngại ngùng thôi cũng đủ trể để bỏ lỡ khoảnh khắc ấy.
– Có một series ảnh đời thường rất đẹp, một trong những bộ ảnh đẹp nhất mà tôi từng được xem, của Zack Arias. Thậm chí chỉ xem lại bản scan thôi tôi cũng nổi cả da gà lên. Zack đã chụp bộ ảnh này với một chiếc Fuji x100 và dùng lens fix 23mm (tức 35mm với máy crop). Có nghĩa là để chụp bộ ảnh này, anh phải có một khoảng cách cực kì gần cực kì khó chịu với những người này. Dù thế anh vẫn không do dự. Sự khó chịu chỉ kéo dài một vài giây lẻ, nhưng những tấm ảnh đắc giá thì lại tồn tại mãi mãi, thử nghĩ nếu “người mẫu” của chúng ta sẽ còn hạnh phúc đến nhường nào khi vô tình thấy mình trên một tạp chí nhiếp ảnh nào đó ?
Thế bị động
Khi máy ảnh không sẵn sàng để chụp ngay cũng khiến bạn do dự. Có những trường hợp như bạn chưa lấy máy khỏi giỏ hoặc setting chưa chuẩn. Hãy luôn sẵn sàng tư thế để có thể chụp ngay và luôn, nếu môi trường xung quanh bạn thay đổi liên tục thì bạn có những lựa chọn thế này:
– Bạn có thể chụp ở chế độ tự động hoặc bán tự động. Cá nhân tôi khá thích chế độ Av (ưu tiên khẩu). Bạn sẽ chọn sẵn khẩu độ và chế độ đo sáng và để máy tự chọn tốc độ. Tuy chụp ở M là tốt hơn, nhưng làm sao để bạn có thể chụp được ảnh mới là quan trọng nhất, vì vậy hãy thử mọi cách để cắt đứt sự do dự.
– Ảnh RAW chưa nhiều thông tin hơn và nó cho phép bạn khả năng chỉnh sửa nhiều hơn.
2. ISO quá thấp
Tấm ảnh này được chụp với ISO 4000 nhưng vẫn rất “mượt”
Một thói quen khác mà bạn nên đá đít ra khỏi danh sách của bạn là ôm gì lấy ISO thấp. Nhiều người thường nói phải làm thế này, phải làm thế nọ bởi vì “không nên đẩy ISO lên quá 800″. Nỗi sợ đẩy ISO lên cao đôi khi khá dữ dội và kết quả là bạn có một tấm ảnh out nét, mờ tịt vì tốc độ quá chậm hoặc thậm chí còn làm bạn mất đi khoảnh khắc. Sau đây là một số lí do bạn nên “đá đít” thói quen xấu này:
– Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết máy của mình thực sự có thể chụp ở ISO cao bao nhiêu. Nếu có một Lens tốc độ cao, hãy khai thác hết tiềm năng của lens và chọn ISO mà bạn cần.
– Ngày nay công nghện phần mềm có khả năng giảm thiểu nhiễu một cách đáng ngạc nhiên.
– Nhiễu (hạt) thật sự không phải là một cái gì đó xấu xa, thậm chí nó còn là khát khao của ối người. Một tấm ảnh chụp ở ISO cao khi chuyển qua ảnh trắng đen có thể cho ra kết quả rất đẹp.
– Sensor của máy fullframe có khả năng khử nhiễu tốt hơn những máy crop.
Chúng ta mắc phải một tội ác khi không cho não bộ làm việc và “nhả đạn” liên tục để rồi cuối ngày khi bật máy lên và hy vọng ta sẽ có được tấm nào đó nên hồn. Thật ra bạn hoàn toàn có quyền chụp hình như vậy. Nhưng cách này sẽ giống như đưa em bé một hộp bút màu và một tờ giấy trắng, có thể thành quả là một tuyệt phẩm, nhưng bạn sẽ không biết cách làm lại như thế nào. Sau đây là một số vấn đề khi bạn chụp như vậy:
– Bạn sẽ không biết cách để có được những tấm ảnh như bạn đã chụp
– Như vậy bạn sẽ không có khả năng chụp lại những tấm tương tự. Đây không phải là vấn đề to tát khi bạn chỉ chụp chơi chơi, nhưng lại là một vấn đề lớn khi bạn chụp cho công việc. Khách hàng sẽ có lúc cần những thứ tương tự như những thứ bạn làm cho khách hàng khác.
– Con đường của một nghệ sĩ là dùng những tác phẩm của mình để miêu tả nội tâm. Và nhiếp ảnh cũng là một trong những cách có thể làm được điều này, trừ khi bên trong bạn là sự hỗn mang, không thì chụp như vậy không phải là cách để thể hiện nội tâm mình.
– Khi bạn cầm máy cũng giống như một hoạ sĩ cầm cọ và màu. Bạn là người có khả điều khiển tác phẩm của mình, không phải theo chiều ngược lại.
Đây là một thói quen không khó bỏ, nếu bạn nhận ra được mình đang mắc phải và chú ý hạn chế.
Hậu kì tất cả mọi thứ.
Chúng ta có thể mắc thói quen chụp lia lịa, nhưng điều này có thể sửa được trong quá trình chụp của bạn. Nhưng có một điều bạn có thể thay đổi ngay đó là tự khiến mình phải chỉnh từng tấm ảnh mà bạn chụp. Sau đây là cách để bạn có thể bỏ thói quen này:
– Thanh lọc ảnh. Tôi thường làm điều này trong lightroom. Tất cả bạn cần là 2 phím “x” và “>”. Hãy xem qua những tấm ảnh bạn đã chụp, với những tấm ảnh mà bạn không thích những tấm mà bạn thấy nó thiếu một cái gì đó hãy bấm “x” và chuyển qua tấm tiếp theo, sau khi đã xem qua tất cả, hãy chọn chế độ chỉ hiển thị những tấm đã loại và công việc còn lại là control/command+A sau đó là delete, bạn có thể chọn chỉ loại những tấm này ra khỏi lightroom, nhưng theo tôi thì không có lí do gì để có sự luyến tiếc không cần cho những tấm ảnh mà mình không hài lòng và hơn thế nữa là tiết kiệm ối dung lượng của máy.
– Sau khi thanh lọc lần một, hãy lập lại lần nữa
– Sau cùng là những tấm ảnh mà bạn nên đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của mình vào đó. Tin tôi đi, sau khi bạn đã xoá những tấm ảnh không ưng đi thì chẳng có một sự hối hận hay cảm giác tội lỗi nào cả, tôi chưa bao giờ bỏ thời gian khóc than cho những tấm ảnh mà mình đã xoá, thay vì thế tôi bỏ thời gian cho những tấm ảnh mà mình đã chọn