Nên chọn Sony Nex F3, RX100 hay Canon G1 X xách tay?

Mình có khoảng tầm 14-15 triệu, các bạn có thể tư vấn cho mình một con máy ảnh nào chụp đẹp được ko?

Ống kính rời càng tốt, chủ yếu mình cần zoom! Chất lượng ảnh đẹp, zoom yếu cũng ko sao.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Bạn mua canon đi bạn, canon đc đánh giá là ok nhất đấy

Được giới thiệu tại CES 2012 vào đầu năm nay, Canon PowerShot G1 X là một trong hai mẫu máy ảnh nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hiện tại, đây là mẫu máy ảnh cao cấp nhất trong dòng máy ảnh du lịch của Canon với cảm biến lớn, chip xử lý hình ảnh mới DIGIC 5 cùng với thiết kế sang trọng. Canon G1 X chính hãng được bán ở Việt Nam với giá khoảng 18,5 triệu đồng.

Máy ảnh Canon PowerShot G1 X

Thiết kế

Canon PowerShot G1 X có thiết kế thoạt nhìn na ná giống với chiếc máy thế hệ trước là Canon G12 – đó là sự lai tạo giữa dòng máy ảnh compact nhỏ gọn và dòng máy DSLR. Với kích thước 116,7 x 80,5 x 64,7 mm, trọng lượng 534 g, Canon G1 X to và nặng hơn so với G12. Vì vậy, người sử dụng cần một chiếc túi đủ lớn để đựng chiếc máy này thay vì dễ dàng bỏ vào trong túi quần, túi áo như nhiều máy ảnh compact khác.

Chiếc máy này có màu đen bóng, vỏ làm bằng kim loại tạo nên cảm giác chắc chắn và cao cấp. Dường như việc có cảm biến lớn nên vòng ống kính của máy cũng được thiết kế lớn để bổ trợ tốt cho cảm biến, nhằm lấy được nhiều hơn lượng ánh sáng. Tuy nhiên tôi thấy việc thiết kế này làm cho một phần mặt trước của ống ngắm viewfinder bị méo vào, không phải là ô vuông "bất khả xâm phạm" như những máy khác. Do đó, khi ngắm qua viewfinder, bạn sẽ không thấy hết được khung hình do một phần ống kính đã che góc này, tôi thấy không thoải mái khi khung nhìn bị cản trở như vậy và coi đây là một điểm yếu của chiếc máy.

Vòng lens lớn che một phần kính ngắm

G1 X được trang bị cảm biến CMOS kích thước 1.5 inch (18,7 x 14mm), độ phân giải 14.3 megapixel, chip xử lý hình ảnh DIGIC 5 cùng với dải ISO hỗ trợ từ 100 – 12.800 giúp cho máy có khả năng chụp tốt, giảm thiểu nhiễu trong điều kiện ánh sáng yếu.

Phần ngoài ống kính của máy có một vòng nhựa với viền có nhiều rãnh nhỏ nhìn vào khá giống với vòng chỉnh zoom như trên các máy chuyên nghiệp nhưng thực ra không phải, chiếc vòng nhựa này đơn thuần chỉ là lớp áo giáp vừa để trang trí, vừa để bảo vệ hệ thống ống kính bên trong. Người dùng có thể dễ dàng mở chiếc vòng này bằng cách ấn giữ một chốt nhỏ ngay bên dưới góc phải và xoay chiếc vòng này ngược chiều kim đồng hồ.

Bên trái ống kính là khu vực báng cầm tay, bề mặt này được phủ một lớp cao su nhiều rãnh để tạo ma sát tốt khi cầm máy. Khu vực này được thiết kế khá góc cạnh theo hình khối chung của máy chứ không phải ôm tròn theo lòng bàn tay như các máy cao cấp hơn. Với bàn tay tôi khi cầm máy, tôi thấy báng cầm có vẻ hơi nhỏ, phía trên có vòng chỉnh tốc độ màn trập, nếu bạn đang cầm máy bằng tay phải, bạn sẽ rất khó điều chỉnh vòng chỉnh tốc độ màn trập. Tất nhiên đây là một chiếc máy thuộc thể loại "bấm là chụp" nên bạn không thể đòi hỏi nhiều hơn.

Dù có zoom quang 4x nhưng ống kính của Canon G1 X lại lớn hơn và dài hơn so với G12 với zoom quang 5x. Cơ chế hoạt động của motor trên ống kính hoạt động tương đối ồn. Tuy nhiên với ảnh chụp bình thường ở góc rộng, nếu người sử dụng không zoom, nghĩa là ống kính không hoạt động motor thì máy lại tỏ ra rất êm. Cộng với việc nút lấy nét chụp có hành trình ngắn nên nhiều khi bạn sẽ tưởng như chưa chụp xong nhưng thực ra bức ảnh đã nằm trong máy.

Ở phần cạnh trên, các nhà thiết kế đã đưa hết các nút điều chỉnh sang bên phải (theo chiều thuận khi cầm chụp), bên trái là đèn flash dạng pop-up, phân giữa hai bên là cổng giao tiếp có thể gắn đèn flash rời. Canon G1 X không tích hợp nút bấm để bật đèn flash tích hợp mà sử dụng một nút trượt ngang ở ngay sau đèn khi người dùng muốn bật. Đèn flash tích hợp có công suất sáng tương đối tốt so với dòng máy du lịch, người dùng có thể điều chỉnh độ sáng của đèn với ba mức: thấp nhất, trung bình, cao nhất. Trong trường hợp ánh sáng đèn flash tích hợp vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu, bạn có thể gắn thêm đèn flash rời bên ngoài (phù hợp với chân cắm, các loại đèn của Canon) để sử dụng.

Bố trí nút và vòng xoay điều chỉnh chức năng ở cạnh trên

Phần các nút điều khiển ở bên phải nổi bật ở nút bấm chụp với bề mặt sáng bóng của lớp crom. Nút này có hành trình giữ lấy nét hơi ngắn, nên khi chụp cho cảm giác không đầm tay. Một điểm khác nữa ở cạnh trên so với G12 là vòng chỉnh bù trừ sáng. Nếu trên Canon G12, nút này được tách biệt riêng rẽ nằm bên trái thì vị trí đó giờ là của đèn flash trên Canon G1 X (đèn flash của G12 tích hợp bên trong thân máy, nằm ở mặt trước như nhiều máy compact thông thường). Vòng chỉnh bù trừ sáng lúc này được đặt ở dưới, cùng với trục của vòng chỉnh các chế độ chụp – thay cho vị trí của vòng điều chỉnh ISO trên G12. Về hỗ trợ ánh sáng, G1 X có nấc từ -3 đến +3 (so với với -2 đến +2 của G12), dải ISO của G1 X cũng lớn hơn khi hỗ trợ đến 12.800 trong khi G12 chỉ hỗ trợ tới 3200.

Mặt sau của máy có màn hình LCD với khớp có thể xoay gập linh hoạt giúp chụp ảnh, quay phim được ở những góc khó. Màn hình của máy có độ lớn 3-inch độ phân giải 922 nghìn điểm ảnh, to hơn và hiển thị sắc nét hơn so với màn hình 2,8-inch, độ phân giải 416 nghìn điểm ảnh của G12. Do màn hình khá nhỏ mà độ phân giải lại khá tốt nên hình ảnh hiển thị trên màn hình cho người dùng cảm thấy sắc nét và sáng sủa hơn khi xem trên máy tính thông thường. Bề mặt của màn hình có khả năng chống chói tương đối tốt nên bạn có thể xem được ngoài trời nắng, tuy nhiên sẽ thấy hơi tối một chút và có độ bóng nhất định. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị theo máy một miếng vải mềm trong trường hợp muốn dùng để lau chùi màn hình vì màn hình này bám vân tay khá rõ.

Phần kính ngắm viewfinder nằm ngay phía trên, chính giữa so với màn hình. Nếu như ở nhiều mẫu máy cấp thấp có khu vực kính ngắm với xu hướng lõm xuống, phần xung quanh cao hơn một chút như kiểu miệng giếng để khi mắt nhìn vào không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng xung quanh lọt vào thì G1 X lại khác. Hệ thống kính ngắm trên máy được thiết kế lộ thiên, nổi lên hẳn so với khu vực bề mặt xung quanh và không có viền che. Điều này có thể giải thích là do chiếc máy này thuộc dòng du lịch, hơi hướng thiết kế vẫn là sự mỏng gọn tiện dụng nên kính ngắm không thể đưa hết vào bên trong như các mẫu máy dòng cao cấp hơn.

G1 X là chiếc máy du lịch cao cấp nên Canon bổ sung thêm kính ngắm với dụng ý đưa người sử dụng đến gần hơn với những mẫu máy ảnh chuyên nghiệp nhưng cũng không quên là muốn người sử dụng thao tác một cách thuận tiện, dễ dàng nhất: PnS - ngắm trực tiếp trên màn hình và chụp. Chính vì vậy mà qua viewfinder, người sử dụng sẽ không quan sát được đầy đủ khung hình thu được do đã bị một phần ống kính che mất. Nếu là một chiếc máy chuyên nghiệp thì điều này là không thể chấp nhận được, nhưng G1 X thực chất hướng đến việc back up cho máy chuyên nghiệp hoặc là bổ sung đối với nhu cầu sử dụng nghiệp dư nên việc này là chấp nhận được. Bên cạnh kính ngắm có một vòng xoay nhỏ để hỗ trợ độ mở/tụ của ảnh phù hợp với người mắt bị cận/viễn.

Kính ngắm có vòng xoay chỉnh độ tụ hình ảnh hiển thị

Hệ thống nút điều khiển ở mặt sau tập trung hầu hết sang khu vực báng cầm bên tay phải với trung tâm là vòng xoay điều chỉnh độ mở của thấu kính. So với các vòng xoay khác, vòng xoay này mỏng và khá nhạy. Chính giữa vòng xoay điều chỉnh này là nút gọi nhanh các tính năng về kiểu ảnh, điều chỉnh cân bằng trắng, tùy chỉnh độ sáng đèn flash… nút này còn có chức năng là xác lập lựa chọn (Ok) khi kết hợp với các nút khác. Xung quanh nút này, nằm trên vòng tròn là các nút vừa có chức năng điều hướng, vừa có chức năng riêng biệt như điều chỉnh ISO, điều chỉnh chế độ chụp macro, lấy nét tay, tắt/bật flash và hiển thị các thông số cài đặt lên màn hình LCD. Bên dưới phím xoay trung tâm là nút Menu và nút lựa chọn phương thức lấy nét. Bên trên là nút giúp căn chỉnh khung hình, canh nét và các chức năng phụ như xóa ảnh, jump đến cài đặt cá nhân.

Nổi bật ở mặt sau là nút quay phim có hình tròn màu đỏ, khi bấm nút này chức năng quay phim sẽ được kích hoạt ngay. Khả năng quay phim của Canon G1 X khá tốt, máy có thể quay định dạng Full HD 1080p, nhà sản xuất đã tích hợp một nút chuyên biệt và nhấn mạnh ra ngoài thiết kế của máy.

Nút quay phim chuyên biệt

Về tổng thể các nút, tôi thấy việc sử dụng khá đơn giản và dễ dàng. Chỉ có một nút chưa hài lòng là nút xem lại ảnh. Nút này được đặt phía trên màn hình, bên phải kính ngắm. Bề mặt khu vực nút này khá thấp so với bề mặt màn hình máy khi gập lại, vì thế hơi vướng khi bạn dùng ngón tay cái để bấm phím này.

Nắp che các cổng kết nối ở bên cạnh phải của máy được làm bằng kim loại chứ không phải là cao su như nhiều máy khác. Khi đóng vào phần nắp này tạo sự vừa vặn và liền lạc với các khu vực xung quanh của máy. Máy có cổng kết nối HDMI, jack cắm các thiết bị ngoại vi thông thường và cổng kết nối USB.

Cạnh trái của máy có vài lỗ nhỏ là khe phát âm thanh. Bên trên hai cạnh của máy có lỗ xỏ dây để xỏ dây đeo và dây giữ nắp lens.

Cạnh đáy máy có khay chứa pin và khe cắm thẻ nhớ. Máy hỗ trợ thẻ nhớ định dạng SD, SDHC, SDXC.

Phụ kiện theo máy gồm dây đeo, dây giữ nắp lens, đĩa cài, sách hướng dẫn sử dụng, sạc pin, cáp kết nối.

Tính năng

Bộ cảm biến lớn 1.5 inch cùng với chip xử lý DIGIC 5 giúp cho máy có khả năng chụp liên tiếp với tốc độ cao, lấy nét tự động ngay cả khi đối tượng đang chuyển động cùng với việc tái tạo màu sắc tốt, hạn chế nhiễu.

Dải ISO hỗ trợ lớn kéo dài từ 100 – 12.800.

Hệ thống ổn định hình ảnh thông minh trên máy giúp cho hiện tượng rung lắc bị lu mờ. Máy sẽ tự động phân tích chuyển động của máy và đối tượng chụp để đưa ra phương án chổng rung hiệu quả nhất.

Người sử dụng sẽ gần gũi hơn với việc sử dụng như một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. G1 X hỗ trợ nhiều phụ kiện tương thích vốn được dùng có các máy EOS DSLR. Ví dụ chân đèn flash gắn ngoài bạn có thể gắn và tương thích tốt với đèn Speedlite của Canon, jack cắm chuẩn phù hợp với bộ điều khiển từ xa…

Khả năng quay phim Full HD 1080p lên đến 24 khung hình/giây, cùng với các chế độ quay phim siêu chậm, phim ngắn, chế độ thông minh dành cho phim ngắn. Quá trình quay phim, máy có khả năng thu âm cũng khá tốt.

Máy có khả năng chụp ảnh RAW và ảnh đuôi JPEG 14 bit.

Màn hình xoay lật linh hoạt như EOS 60D giúp cho việc quan sát, chụp trong các góc khó trở nên dễ dàng.

Hỗ trợ chụp ảnh với nhiều phong cách ảnh như: neutral, lanscape, portrait, faithful, monochrome, HDR… hoặc các bộ lọc sáng tạo như: sepia, underwater, black and white, hiệu ứng hoài cổ, hiệu ứng máy ảnh đồ chơi…

Hỗ trợ tính năng nhận diện khuôn mặt, cười, hẹn giờ nháy mắt, hẹn giờ lấy nét khuôn mặt.

Hiệu năng

Canon G1 X có thời gian khởi động nhanh, máy sẵn sàng chụp bức ảnh thứ hai chỉ sau khoảng 1 giây. Ở chế độ chụp liên tiếp, mặc dù độ phân giải bức ảnh ở mức cao (14.3 MP) nhưng máy có thể chụp 4,5 ảnh/giây – tốc độ khá tốt.

Chế độ test ISO chúng tôi thiết lập: chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (M), cân bằng trắng tự động, khẩu độ f2.8, tốc độ 1/125s, tiêu cự 15.1mm (W), flash tắt.

Chế độ quay phim của máy khá tốt. Chất lượng hình ảnh rõ ràng cùng với khả năng thu âm.

Chụp với các chế độ điều chỉnh ISO: Với bức hình đã được crop tỉ lệ 100%, ở ISO 1600 mới bắt đầu thấy hiện tượng nhiễu. Nhiễu xuất hiện nhiều hơn khi tăng ISO cao hơn so với mức này. Tuy nhiên kết quả như vậy cho thấy Canon G1 X có khả năng khử nhiễu rất tốt. Khi ISO tăng đồng nghĩa với việc hình ảnh nhận được sẽ sáng hơn và khả năng bị nhiễu sẽ xuất hiện rõ hơn, vì vậy người sử dụng cần quan tâm nhiều hơn về việc điều chỉnh thông số ánh sáng dựa trên ISO của máy, đặc biệt là với chiếc máy G1 X này khi có cảm biến và dải ISO lớn.

ISO 100

ISO 200

ISO 400

ISO 800

ISO 1600

ISO 3200

ISO 6400

ISO 12800

Tôi thử chụp với vật mẫu ở trong phòng kín, mắt thường không nhìn rõ, ISO của máy tăng lên hết cỡ (12800) thì bức ảnh nhận được cho kết quả khá tốt. Ảnh vật thể hiện lên rõ và hiện tượng nhiễu hoàn toàn chấp nhận được. Thậm chí nếu không phóng ảnh hết cỡ mà chỉ xem ở mức nhỏ thì có cảm giác nhiễu là không đáng kể. Hình dưới là hai ảnh đã được crop 100%.

ISO 1600

ISO 12800

Chụp với flash: Flash có 3 mức điều chỉnh từ nhỏ nhất đến trung bình và đến cao nhất. Phạm vi hỗ trợ của flash có thể lên tới 7 m. Tôi thấy so với nhiều máy thông thường, hiệu suất đèn flash tích hợp của máy khá tốt.

Thông số thiết lập: chế độ M, tốc độ 1/60s, khẩu độ f2.8, tiêu cự 15.1 mm.

Flash off

Flash nhẹ nhất

Flash trung bình

Flash mạnh nhất

Chụp với chế độ zoom: hình dưới là máy khi chụp ở tiêu cự bình thường, chế độ zoom tiêu chuẩn 4x và zoom mở rộng 16x.

Thông số thiết lập: chế độ M, tốc độ 1/320s, khẩu độ f7.1, tiêu cự 15.1 mm.

Bình thường

Zoom 4x

Zoom 16x

Các kiểu ảnh và hiệu ứng chụp: máy hỗ trợ nhiều phong cách ảnh và hiệu ứng chụp giống như trên các máy khác của Canon. Dưới đây chúng tôi đưa ra một vài ví dụ. Người dùng có thể sử dụng sáng tạo với các tiện ích đã được tích hợp trong máy.

Thông số thiết lập:chế độ M, tốc độ 1/320s, khẩu độ f5.6, tiêu cự 15.1 mm, ISO 100, flash tắt. Riêng ảnh chế độ Auto của máy thì máy tự thiết lập là: tốc độ 1/640s, ISO 200, các thông số khác thì giống trước.

Auto

Bình thường

Black and White

HDR

Sepia

Underwater

Các hiệu ứng cân bằng trắng: chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (M), khẩu độ f5.6. tốc độ 1//320s, ISO 100, flash tắt, tiêu cự 15.1mm

Bình thường

Cloudy

Daylight

Thời gian tiêu hao pin: ở chế độ chụp ảnh thông thường, ít dùng đèn flash, thời lượng pin giúp máy chụp được khoảng 250 hình.

Ảnh thực tế

Thông số thiết lập: chế độ M, tốc độ 1/320s, khẩu độ f7.1, tiêu cự 15.1 mm.

Chế độ M, khẩu độ f2.8. tốc độ 1/40s, ISO 800, flash tắt, tiêu cự 15.1mm

Chế độ Auto, tốc độ 1/640s, khẩu độ f5.6, tiêu cự 15.1 mm, ISO 200, flash tắt

Chế độ M, khẩu độ f2.8. tốc độ 1/30s, ISO 6400, flash tắt, tiêu cự 15.1mm

Chế độ M, khẩu độ f2.8. tốc độ 1/40s, ISO 6400, flash tắt, tiêu cự 15.1mm

Chế độ M, khẩu độ f2.8. tốc độ 1/30s, ISO 12800, flash tắt, tiêu cự 15.1mm

Kết luận

G1 X là mẫu máy ảnh du lịch cao cấp nhất của Canon hiện nay, được trang bị những công nghệ tiên tiến như: hệ thống xử lý ảnh HS, chip xử lý DIGIC 5, cảm biến rất lớn, hỗ trợ ISO cao, khả năng khử nhiễu tốt bên trong thiết kế cứng cáp, sang trọng. Với những người nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chiếc máy này có thể được coi là phương án dự phòng trong trường hợp cần thiết. Còn với những người nhiếp ảnh nghiệp dư có nhu cầu nâng cao tính chuyên sâu về chụp ảnh, muốn tiến gần với với công nghệ, thiết bị của một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp thì chiếc máy này trở thành sự bổ sung tốt cho những nhu cầu của họ.

đặng kim hoàng
đặng kim hoàng
Trả lời 11 năm trước

mình đang dùng nex f3 nè gọn tiện, chụp đẹp , mình chọn f3