Hỏi top 5 máy ảnh D-SLR cơ bản ?

Trả lời 16 năm trước
Máy ảnh D-SLR tầng cơ bản (entry-level) hướng đến người dùng vừa bước sang thế giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp, cần một tầm cao về chất lượng, tốc độ thực thi và tính năng, đặc biệt là cho phép họ can thiệp vào chất lượng ảnh một cách dễ dàng. Dưới đây là 5 máy ảnh đỉnh nhất dòng này. Sẽ có một ngày bạn sẽ không còn hài lòng với máy ảnh chụp nhanh nghiệp dư nữa mà muốn "lên đời" bằng một chiếc máy ảnh ống kính rời D-SLR. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chọn chiếc nào thì phù hợp. Trước đây, Canon và Nikon là hai "ông lớn" trên thị trường máy ảnh D-SLR. Nhưng khi Konica Minolta tuyên bố rút lui khỏi ngành công nghiệp thì Sony quyết định tiếp quản dây chuyền công nghệ của hãng này với tham vọng chiếm phần bánh lớn trong thị trường máy ảnh "pro". Cạnh đó, cũng còn có các tên tuổi khác như Fujifilm, Olympus và Pentax, và các gương mặt mới đến như Samsung và Panasonic khiến thị trường máy ảnh số "nhà nghề" nhưng hướng về người tiêu dùng đại trà càng thêm sôi động. Trước hết lý do mà dân chuyên chọn máy ảnh D-SLR là bởi chúng không phải là một đồ chơi. Tuy nhiên, những máy ảnh được nhắc đến dưới đây không hẳn dành cho tầng khách hàng này, mà hướng đến người dùng mới tập tành sử dụng máy ảnh ống kính rời, còn được gọi là dòng cơ bản hay Entry-level. Các máy ảnh này có nhiều chức năng điều khiển hơn các máy ảnh số loại ngắm và chụp (point and shot) và đủ dễ sử dụng để thích nghi với người mới dùng. Có 5 lý do để bạn cần thực hiện một bước nhảy máy ảnh D-SLR so với máy ảnh nghiệp dư; đó là chất lượng ảnh tốt hơn, nhiều chức năng chỉnh tay hơn, nhiễu ít hơn, thực thi nhanh hơn và bộ phụ kiện đầy đủ. Khi chọn loại máy này, bạn chỉ cần quan tâm đến các tiêu chí: Giá vừa túi; loại hình ảnh mà bạn thích chụp là toàn cảnh, chân dung hay macro; kích cỡ và trọng lượng máy dù không bỏ lọt túi áo khoác thì cũng không làm bạn mệt mỏi trên những hành trình dài; sự tương thích với ống kính của máy phim cùng hãng để bạn có thể tận dụng và phụ kiện đã bao gồm hay bắt buộc bạn mua mọi thứ... Có thể nói việc điều khiển máy D-SLR cũng không đơn giản trong khi việc di chuyển với máy cũng khá vất vả cồng kềnh. Nhưng bấy nhiêu khó khăn không hề làm nản lòng người mua đam mê lĩnh vực nhiếp ảnh. Cho nên, nếu là người mới tập tành chuyển sang máy ảnh "nhà nghề", bạn có thể tham khảo danh sách 5 mẫu đỉnh nhất dòng Entry-level sau, trong đó mỗi sản phẩm lại có thế mạnh riêng. 1. Canon EOS 400D (14 triệu đồng) 400D nổi tiếng với ngoại hình gọn, trọng lượng nhẹ, đáp ứng nhanh nhạy, các lớp điều khiển được thiết kế thông minh thân thiện. Hạn chế của sản phẩm là màn hình LCD phụ hiển thị trạng thái bị loại bỏ, ống kính trong kit chậm chạp, phơi sáng nghèo nàn ở chủ thể có đèn nền. Tóm lại, Canon EOS 400D là một máy ảnh D-SLR lý tưởng với người dùng lần đầu, mặc dù là sự tiếp nối đầy thất vọng của 350D, nên phải nhường lại vị trí dẫn đầu cho Nikon D80. Điểm đánh giá: 7,8/10. 2. Nikon D80 (21,7 triệu đồng) Thế mạnh của D80 là chất lượng thiết kế tốt, màn hình LCD thứ hai trên đỉnh máy giúp hiển thị thông tin cài đặt, nhiều chức năng chỉnh sửa ngay trong máy, giao diện tiện tiện dụng, chế độ phơi sáng nhiều lần, hỗ trợ thẻ nhớ SD dung lượng cao, thực thi nhanh, cho ảnh đẹp ngay cả ở ISO 1.600 hoặc cao hơn. Tuy nhiên, máy ảnh nhận danh hiệu Editor's Choice danh giá của Cnet châu Á vẫn bị phàn nàn vì tốc độ chớp sáng và đồng bộ flash chậm hơn bậc tiền bối D70s, phần mềm có sẵn chỉ hỗ trợ chỉnh sửa ảnh RAW ở mức cơ bản, nhiễu đường viền đáng kể ở góc chụp rộng với ống kính trong bộ kit. Nhìn chung, Nikon D80 được xếp vào vị trí trên máy ảnh D-SLR dòng "entry-level" (cơ bản) và dưới dòng tầm trung, hướng đến người dùng tìm kiếm một máy ảnh tươm tất toàn diện và phong phú các tính năng hữu ích. Điểm đánh giá: 8,3/10. 3. Olympus E-500 Ưu điểm của máy ảnh là trọng lượng nhẹ, bố trí các nút điều khiển dễ hiểu, cảm biến CCD kiểu full-frame; lọc bụi dùng sóng siêu âm, có tới 15 chế độ chụp cảnh, thực thi hoàn hảo so với các sản phẩm cùng dòng, pin cho phép chụp hơn 300 bức và ảnh có thể sử dụng được ở mức ISO 800. Nhược điểm của E-500 là kính ngắm quang học nhỏ, trình bày hệ thống menu nhàm chán, không có màn hình LCD hiển thị trạng thái, ảnh thừa sáng trở thành đặc tính khó khắc phục; và vẫn sử dụng cổng USB 1.1 đã cũ. Nói chung, Olympus E-500 vẫn được coi là một máy ảnh toàn diện dành cho người mê nhiếp ảnh muốn chuyển sang thế giới máy ảnh ống kính rời hay là công cụ dành cho người muốn tập tành thành dân "pro". Mặc dù không phải là máy ảnh tốt nhất ở dòng này, nó vẫn ghi được điểm cao ở khá nhiều giá trị mà không ai có thể phủ nhận. Điểm đánh giá: 8,3/10. 4. Pentax K100D K100D ăn điểm ở hệ thống ổn định ảnh quang học trong máy, thân hình khá gọn, bộ tính năng tự động và chỉnh tay tươm tất. Nét chưa được ở máy ảnh này là cân bằng trắng cho hình ngả màu ấm trong chế độ đèn dây tóc, không có chế độ chụp kết hợp ảnh RAW và JPEG, cảm biến ảnh khiêm tốn chỉ 6 "chấm". Như vậy, với hệ thống ổn định ảnh và đầy đủ bộ tính năng chỉnh tay và tự động, Pentax K100D được xếp vào hàng ngũ máy ảnh D-SLR tốt nhất, "tiện nghi" nhất hiện có trên thị trường. Điểm đánh giá: 7,5/10. 5. Sony Alpha 100 (16 triệu đồng - body) Sản phẩm có thiết kế, thực thi toàn diện, bộ xử lý ảnh D-Range Optimizer làm việc hiệu quả; hệ thống ổn định ảnh kiểu dịch cảm biến CCD; cơ cấu chống bụi; hệ thống lấy nét tự động Eye-Start AF; màn hình LCD tự cân chỉnh hướng; chụp liên tiếp tốc độ lên tới 3 hình/giây với ảnh JPEG. "Gót chân Achilles" của máy ảnh 10 chấm này là thiếu màn hình phụ, điều khiển cứng nhắc, nút điều khiển 4 hướng hơi dẹt. Tóm lại, Alpha 100 được thiết kế dành cho người mê nhiếp ảnh, lần đầu bước sang lĩnh vực máy D-SLR mà vẫn có cảm giác dễ dàng tiếp cận. Điểm đánh giá: 8,1/10.