Dòng hai số của Canon (xxD) từ trước đến nay luôn đạt được những thành công đáng kể nếu so với đối thủ "truyền kiếp" Nikon. Tuy nhiên, những nâng cấp từ model 50D lên 60D sẽ chẳng khó để những người dùng lâu năm đoán biết nếu như không có xuất hiện của 7D.
![]() |
Canon EOS 60D. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Model này ra mắt đã làm rất nhiều người tò mò về định nghĩa phân chia mới giữa các dòng của Canon. EOS 7D được coi như là một chiếc "1D mini" với hệ thống lấy nét tự động 19 điểm và tốc độ chụp liên tiếp lên tới 8 khung hình/giây. Dòng xxD nếu tiếp tục đi theo xu hướng cũ lúc này trở thành quá thừa thãi và đắt đỏ nếu so với 550D và cũng không đủ mạnh so với 7D.
Chính vì vậy, 60D ra mắt với sự ra đi của lớp vỏ magiê (thay bằng vỏ nhựa), kích thước nhỏ hơn một chút và các tính năng chủ yếu theo hướng nâng cấp so với dòng xxxD (Rebel) như thêm màn hình LCD hiển thị thông số phía trên, bánh xe điều chỉnh ở mặt sau so với chỉ có các phím điều hướng.
Ngoài ra, các tính năng mới như quay video Full HD, màn hình lật xoay độ phân giải cao, độ phân giải cảm biến cũng được nâng lên tới 18 Megapixel đã khiến cho 60D đã gần như nằm chính xác ở giữa khoảng 550D và 7D.
Một số thông tin kỹ thuật chính của 60D:
Canon EOS 60D hiện đã có mặt tại Việt Nam với giá chính hãng là:
Trong khi đó, mức giá trên thị trường xách tay của mẫu máy này vào khoảng hơn 20 triệu đồng (nguyên thân máy).
Thiết kế
Canon EOS 60D có kích thước nhỏ hơn so với dòng 50D một chút và vỏ cũng làm bằng nhựa, chất liệu giống như của 550D chứ không phải magiê như truyền thống của xxD.
![]() |
60D có thân hình bằng nhựa vào nhỏ hơn so với 50D. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Một số thay đổi khác về thiết kế của Canon 60D như phím nguồn chuyển lên ngay dưới bánh xe chế độ. Bánh xe chế độ ở 60D cũng mặc định ở chế độ khóa (không thể xoay), để chuyển chế độ chụp người dùng phải ấn vào nút phía trên mới có thể thao tác.
![]() |
Canon 60D nhỏ hơn một chút so với 50D. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Bánh xe điều chỉnh ở mặt sau cũng có thêm các phím điều hướng thứ cấp ở bên trong. Các phím điều chỉnh ở dưới màn hình như trên 50D được chuyển qua bố trí xung quanh bánh xe điều khiển. 60D cũng lưu trữ thông qua thẻ nhớ SD thay vì thẻ CF truyền thống.
Canon 60D sử dụng pin LP-E6 Lithium-Ion tương tự như trên 5D Mark II và 7D.
Màn hình hiển thị
60D là chiếc camera đầu tiên của dòng EOS có màn hình lật xoay rất tiện dụng. Vẫn có kích thước 3 inch như trên 50D nhưng màn hình này có độ phân giải lên tới 1 Megapixel cho góc nhìn tốt. Khi sử dụng ngoài trời thì màn hình này vẫn hiển thị rất sắc nét và hầu như không bị bóng hoặc lóa. Thay đổi này được coi là bước đột phá giúp chức năng quay video có thể sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều.
![]() |
Màn hình lật xoay tiện dụng. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Tuy nhiên, những ý kiến đầu tiên về màn hình này khá trái chiều như độ phân giải cao đã làm ảnh xem trên máy luôn "long lanh" hơn khá nhiều so với chất ảnh thực tế. Thêm nữa, màn hình có xu hướng hiển thị thiên nhiều về gam màu nóng khi thể hiện trên ảnh các sắc xanh luôn có vẻ nhạt và khó nhận thấy hơn trên máy tính.
Ích lợi của màn hình này khi chụp ảnh tĩnh lại chưa phát huy được hết. Nếu chụp bằng tính năng liveview, mỗi lần cần lấy nét máy sẽ thực hiện việc lật gương (tắt liveview tạm thời), sau đó mới tiếp tục hiển thị hình ảnh lên màn hình.
![]() |
Màn hình phụ phía trên lược bỏ thông số cân bằng trắng và kích thước ảnh. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Màn hình phía trên của 60D có kích thước nhỏ hơn 50D một chút và được thiết kế cách điệu với đường vát. Điểm đáng tiếc là các thông số hiển thị trên màn hình này đã bị lược bỏ phần cân bằng trắng và kích thước ảnh so với trước. Bốn phím chức năng bên trên cũng chỉ có tác dụng điều chỉnh một thông số duy nhất chứ không phải hai như trước đây.
Các thông số hiển thị bên trong khung ngắm cũng có chút thay đổi khi vạch chỉ thời lượng pin xuất hiện, dải bù trừ sáng cũng tăng lên là +/- 3EV thay vì +/-2EV như trước. Khung ngắm của 60D hiển thị độ bao phủ 96%.
Mặc dù giữ lại khá nhiều cách bố trí và các phím chức năng so với 50D nhưng 60D vẫn "bắt buộc" phải có một số thay đổi do sự xuất hiện của màn hình lật xoay chiếm diện tích lớn hơn trước (cùng kích thước màn hình nhưng thêm khớp lật xoay).
![]() |
Bố trí các phím phía sau máy thay đổi khá nhiều. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Đầu tiên là phím nguồn được bố trí ngay dưới bánh xe chế độ, khá giống so với 7D và các dòng máy xxxD, thay đổi được cho là tiện dụng hơn trước đây. Đáng kể nhất là sự "ra đi" của joystick để lựa chọn điểm lấy nét và di chuyển các menu điều khiển khác. Thay vào đó người dùng sẽ phải thực hiện các thao tác trên qua các phím điều hướng bên dưới, điều quen thuộc với dòng entry-level nhưng lại gây bất ngờ và lạ lẫm đối với người dùng quen thuộc của xxD. Theo lý giải của Canon, thay đổi này giúp người dùng chủ động hơn trong các tình huống chụp dọc.
Ở mặt sau máy, dãy phím bấm chức năng cũng được thay đổi so với 50D khi dàn trải ra xung quanh phần bánh xe và phím điều hướng. Hầu hết các nút đều được lược bỏ việc kiêm nhiệm nhiều chức năng tinh chỉnh, điểm hướng tới những người dùng ít kinh nghiệm. Hai phím chức năng Picture Style và Jump cũng được lược bỏ. Để bù đắp điều này, nút "Set" sẽ có thêm nhiều chức năng mới như cân bằng trắng và các thông số kỹ thuật khác.
![]() |
Menu cài đặt khá đầy đủ và dễ hiểu. Ảnh: Tuấn Hưng. |
Sự xuất hiện của nút "Q" cũng được cho là giải quyết các vấn đề về chỉnh thông số chụp như cân bằng trắng, Picture Style và kích thước ảnh chụp. Lúc này, màn hình hiển thị phía sau sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trước khá nhiều nếu so với 40D hay 50D với chức năng chính chỉ là xem ảnh và các thông số menu kỹ thuật khác.
Một điểm mới khá đáng chú ý nữa ở 60D là thêm tùy chọn cho người dùng ở chế độ Scene. Ở chế độ chụp cảnh vật, người dùng có thể lựa chọn các thiết lập Ambience (môi trường) để tạo ra các hiệu ứng cho ảnh chụp được khác nhau như Vivid, Soft, Warm, Intense, Cool, Brighter... ở trong các thời điểm khác nhau như Daylight, Shade, Cloudy và Sunset.
60D cũng là một trong những chiếc camera đầu tiên được trang bị thước ngắm cân bằng điện tử tiện dụng.
Chất lượng hình ảnh, khả năng lấy nét, đo sáng, cân bằng trắng.
Canon EOS 60D sử dụng cảm biến CMOS 18 Megapixel theo chuẩn APS-C, hệ số crop 1,6x. Dải ISO của máy trải từ 100 tới 6.400, mở rộng lên mức H (High) tương đương ISO 12.800. Do vẫn sử dụng một vi xử lý DIGIC 4 trong khi số "chấm" lại cao hơn tiền nhiệm 50D nên tốc độ chụp liên tiếp trên máy giảm xuống còn 5,3 hình mỗi giây, liên tục 58 ảnh JPEG hoặc 16 ảnh RAW (so với EOS 50D là 6,3 hình/giây, 90 ảnh JPEG hoặc 16 ảnh RAW và EOS 7D là 8 hình/giây, 126 ảnh JPEG hoặc 15 ảnh RAW).
![]() |
Hệ thống lấy nét 9 điểm và thông số hiển thị trong viewfinder. Ảnh: Dpreview. |
Hệ thống lấy nét của 60D bao gồm 9 điểm xếp thành hình thoi, tất cả các điểm đều là loại cross-type. Qua thử nghiệm, model này cho tốc độ lấy nét rất nhanh và chính xác trong điều kiện đủ sáng. Mặc dù vậy, ở chế độ liveview, tốc độ này bị chậm đi khá nhiều từ khi bấm nút đến khi máy chụp được ảnh (thời gian trễ là do máy phải lật gương lại để lấy nét khi chụp).
Do sử dụng cảm biến đo sáng tốt giống như 7D là iFCL 63 nên 60D có khả năng đo sáng khá chính xác và được đánh giá rất tốt. Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện các trường hợp đo sáng sai do bị phụ thuộc vào các điểm lấy nét AF nhưng đây là một vấn đề không lớn đối với những người đã có kinh nghiệm chụp ảnh một thời gian dài.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh chụp thử từ các mức ISO khác nhau (crop 100% và giữ nguyên kích thước ảnh). Ảnh: Tuấn Hưng. |
Cân bằng trắng của máy nói chung rất tốt ngoại trừ khi chụp ở điều kiện ánh sáng trắng nhân tạo thì sắc cam trong ảnh thường bị rực hơn so với thực tế. Trong các điều kiện chụp có độ tương phản cao, 60D cũng thường cho kết quả là ảnh bị dư sáng.
Khả năng khử noise của 60D tốt hơn khá nhiều so với 50D nhưng lại vẫn chưa bằng so với D7000, model được coi là đối thủ bên phía Nikon. Các bài viết về khả năng khử nhiễu của 60D và so sánh với các đối thủ đã có trước đây. Độc giả có thể tham khảo thêm tại Canon EOS 60D đọ ISO với các đối thủ và Nikon D7000 so tài D90 và Canon 60D.
Chất lượng video
Trong khi đó, khả năng quay video được coi là lợi thế lớn nhất trên 60D. Ngoài màn hình tiện dụng thì chất lượng quay video của máy cũng là rất đáng nể, tương tự như 7D và 550D với hình ảnh mịn và cho người dùng khả năng kiểm soát tốt với nhiều tinh chỉnh tay như khẩu độ, độ nhạy sáng và tốc độ khung hình hỗ trợ cao.
EOS 60D có thể quay video Full HD ở tốc độ 30/24 khung hình/giây, HD ở tốc độ 60/50 khung hình giây. Chiếc DSLR này cũng cho người dùng khả năng chụp hình ảnh khi đang quay video.
So sánh thông số kỹ thuật 60D, 50D và D7000
Canon EOS 60D | Canon EOS 50D | Nikon D7000 | |
Giá tiền | 26,9 triệu |
|
29 triệu |
Tỷ lệ ảnh hỗ trợ | 3:2, 4:3, 16:9, 1:1 | 3:2 | 3:2 |
Độ phân giải hiệu dụng | 18 Megapixel | 15,1 Megapixel | 16,2 Megapixel |
Kích thước cảm biến | 22,3 x 14,9 mm (3,32 cm²) | 22,3 x 14,9 mm (3.32 cm²) | 23,1 x 15,4 mm (3,55 cm²) |
Mật độ điểm ảnh | 5,4 MP/cm² | 4,5 MP/cm² | 4,6 MP/cm² |
Loại cảm biến | CMOS | CMOS | CMOS |
Hãng sản xuất cảm biến | Canon | Canon |
|
Độ nhạy sáng ISO | Auto, 100, 200, 400, 800, 1.600, 3.200, 6.400, (mở rộng 12.800) | Auto, 100, 200, 400, 800, 1.600, 3.200 (H),6.400(H1),12.800(H2). | 100 - 6400 in 1, 1/2 or 1/3 EV steps (100 - 25600 with boost) |
Khả năng tự động lấy nét | TTL-CT-SIR, 9 điểm lấy nét(cross-type) | Multi-BASIS TTL, 9 điểm lấy nét (hình kim cương, cross-type) | Nikon Multi-CAM4800 DX |
Cân bằng trắng | 6 chế độ có sẵn và chỉnh độ K | 6 chế độ có sẵn và chỉnh độ K | 12 chế độ có sẵn và chỉnh độ K |
Tốc độ màn trập tối thiểu | 30 giây | 30 giây | 30 giây |
Tốc độ màn trập tối đa | 1/8000giây | 1/8000giây | 1/8000giây |
Khoảng cách Flash hỗ trợ | 13m | 13m (ISO 100) | 12m (ở ISO 100) |
Bù trừ sáng | -5 tới +5 EV với mỗi bước 1/3 hoặc 1/2 EV | -2 tới +2 EV với mỗi bước 1/3 hoặc 1/2 EV | -5 tới +5 EV với mỗi bước 1/3 hoặc 1/2 EV |
Đo sáng | Multi (63 vùng), Center, Partial, Spot | 35 vùng Eval, Center weighted, Partial, Spot | Multi, Center-Weighted, Average |
Hệ số crop | 1,6 | 1,6 | 1,5 |
Tốc độ chụp | 5,3 khung hình/giây | 6,3 khung hình/giây | 6 khung hình/giây |
Quay video | Có, 1920 x 1080 (HD 29.97/25/23.976 khung hình/giây), 1280 x 720 (HD 59.94/50khung hình/giây), 640 x 480 (59.94/50 khung hình/giây) | Không | Có, 1920 x 1080 (HD 24khung hình/giây), 1280 x 720 (HD 24, 25, 30khung hình/giây), 640 x 424 (24khung hình/giây) |
Thẻ nhớ | SD/SDHC/SDXC | Compact Flash (Type I hoặc II), UDMA | SD, SDHC, SDXC |
Định dạng file RAW hỗ trợ | RAW, mRAW, sRAW | RAW, sRAW1, sRAW2 | NEF |
LCD | 3 inch/ 1 Megapixel | 3 inch/ 920.000 pixel | 3 inch/ 921.000 pixel |
HDMI | Có | Có | Có |
Battery | Lithium-Ion LP-E6 rechargeable battery & charger | Canon BP-511A Li-Ion & Charger | Lithium-Ion EN-EL15 rechargeable battery & charger |
Cân nặng | 755g | 822g | 780g |
Kích thước | 145 x 106 x 79mm | 146 x 108 x 74mm | 132 x 105 x 77mm |
EOS 60D không đơn thuần chỉ là một bản nâng cấp của 50D, nói chính xác hơn 60D chính là model đầu tiên được Canon sản xuất nhằm định nghĩa cho dòng EOS xxD mới. Nếu so với đối thủ cùng tầm D7000 bên phía Nikon thì 60D có thể không hơn được về chất lượng hình ảnh và công nghệ nhưng với giá tiền, 60D rõ ràng là đáng sở hữu và hấp dẫn hơn so với D7000 có giá gần 30 triệu đồng.
Đánh giá chung.
Ưu điểm |
- Màn hình LCD lật xoay tiện dụng. - Phím Q hỗ trợ nhiều tinh chỉnh cài đặt - Khả năng quay video rất tốt. |
Nhược điểm |
- Khả năng lấy nét tự động trong chế độ Liveview chậm. - Cân bằng trắng chưa hoàn hảo. - Vỏ bằng nhựa không hấp dẫn người dùng. |
Hai con đó cũng ngang ngang nhau thôi, có chăng 60D nhỉnh hơn chút xíu. Quan trọng là nhu cầu chụp, và ống kính.
Theo em nghĩ, đầu tư ống kính là quyết định đến chất lượng ảnh. Vì vậy, "Tiền" là quan trọng trong trường hợp này.
Body nên đầu tư < 50% tổng số tiền đầu tư. Còn lại chơi ống kính thú vị hơn nhiều.
Lấy D90 để có thể sắm ống kính ưng ý nhất.
60D là định nghĩa lại của dòng xxD
Tôi đang định mua 60D, chỉ hơi lăn tăn là về giao diện sử dụng, phím bấm chức năng thì 60D đã lược đi nhiều quá so với 50D. Ở chức năng lấy nét lược bỏ Joystick của 50D khiến những người dùng 50D sẽ thấy khá bất tiện, có lẽ nên nâng cấp luôn lên 7D hoặc bỏ qua dòng 60D này thì mới quen tay máy. Nhưng bù lại máy lại có màn hình lật xoay, rất thích hợp để chụp ở các tư thế khó, cần lia máy săn hình. Canon đánh đố khi vẫn bán 50D với giá gần bằng 60D, dù máy đã nâng cấp toàn diện phần cứng, nhưng có lẽ bởi chất liệu và trọng lượng nhẹ hơn nên giá thành của 60D cũng chỉ bằng tầm 50D, và 60D giá cũng chỉ đắt hơn 550D có 200USD cho Body. Có lẽ lời khuyên với Canon là nên giảm giá 550D đi khoảng 100USD, để máy về gần giá Nikon D3100, và vẫn thể hiện được khả năng của 550D cao cấp hơn tầm Nikon D3100. Dù sao 60D cũng đã kế thừa thành công của 50D và lại là phân khúc cao cấp hơn của chính model entry-level Best Seller 550D. Canon 60D đúng là máy ở khúc giữa của 550D và dòng mới 7D do cùng công nghệ sản xuất, chứ không như Nikon D90, D7000 hay D300s cứ chênh nhau về công nghệ. Tiếc là Nikon D7000 giá chênh quá, chứ không có lẽ một phần tín đồ Canon sẽ bỏ của chạy sang Nikon D7000. Thế hệ 70D với cảm biến và vi xử lý mới toanh chắc chắn sẽ là sự đột phá lớn hơn khoảng cách 50D và 60D. Có lẽ nên có một Review về Serie 3 anh em 550D, 60D, 7D về công năng, còn Test ISO thì 3 cái y chang rồi.
Đầu tiên bác nên xác định mục đích của bác là gì , chơi ảnh cho vui hay là chơi lâu rồi đem ra làm nghiệp tay trái .
D90 ngang với 50D của canon bác ạ, 60d về tổng thể hơn D90 một chút đấy, nhưng người ta thường nói thân máy chỉ nên chiếm 30% tổng số tiền bỏ ra để đầu tư vào nhiếp ảnh , ống kính quan trọng hơn , bác chơi vui vui thì ống kính của nikon chất lượng đều tốt chỉ nhỉnh hơn nhau ở thông số và rất đáng giá tiền mua , canon ống bình thường thì hơi kém mặc 50 f1.2 85 f1.2 và bao nhiêu ống L chất lượng tuyệt hảo nhưng 60d không đáp ứng đủ đâu vì 60d vẫn là crop thôi chưa là FF để thể hiện hết sức mạnh của L.
theo ý kiến cá nhân của em : 1. trước hết bác nên vào flickr tìm những group họ chụp với thân D90 và thân 60D để kiểm nghiệm, tìm thêm cả group 50 f1.4 của ca ,85 f1.8 của ca, 85f1.4 của ni...
2. sau khi cảm nhận qua về chất lượng ảnh ,bác xem giá tiền và so sánh
3. mua rồi thì không đứng núi này trông núi nọ , không tiếc vì mình đã mua nhầm, lúc mới mua thì sướng sau này có khi lại không hài lòng (hi hi khoản này là kinh nghiệm cá nhân của em) Ảnh đẹp là do người chụp không phụ thuộc gì vào máy ảnh cả.
cá nhân em chọn D90 , nhưng 60D lật ra lật vào cũng sướng đấy chứ
Toàn là ý kiến cá nhân , các bác khác cũng bình luận em nghe với nhé.
Trên Ca muốn ảnh rực rỡ như Ni cũng ko khó, chỉ cần vào picture style chỉnh lại đến khi nào hợp ý thì thôi, hoặc có thể lên mạng load các picture style có sẵn về xài. Cái lý thuyết crop cắm lens L không phát huy được nghe mãi mà chán. Đồng ý là crop thì ko thể bằng FF nhưng lens L là lens L, cắm vào body nào nó cũng là L, cắm vào body nào nó cũng giúp cho chất lượng ảnh được cải thiện cả. Em đi off dùng 40D cắm 24-105 chụp rồi so ảnh với 5D cũng cắm 24-105, nếu không nói trước thì chẳng ai biết được ảnh nào chụp từ body nào đâu, trừ mấy chuyên gia phóng to ảnh 100% -200% ngồi soi từng cm họa may mới nhận ra khác biệt. Khử noise đối với bác nào thường chụp trong môi trường đủ sáng thì ko quan trọng, lúc nào mà ảnh chẳng rõ, còn bác nào hay thích chụp trong nhà, chụp nơi thiếu sáng mà lười xài flash thì body nào khử noise tốt sẽ rất có ích.
Mình thấy mấy bác khi mua máy cứ hay hỏi nên mua Ca hay Ni, như thế rất không nên. Cho dù các bác ko rành về công nghệ máy ảnh lắm nhưng cũng nên xác định trước thương hiệu yêu thích của mình rồi lúc đó hãy vào 4rum nhờ tư vấn nên mua máy dòng nào của thương hiệu đó, như thế sẽ hiêụ quả hơn. Còn hỏi kiểu kia sẽ khiến nổ ra 1 trận tranh cãi giữa các fan và sẽ làm các bác rối trí.
Nói thật theo em thì :
1 : bác k có nhu cầu lên chuyên nghiệp thì chơi thằng Nikon D90 là okie ( ống kính dòng NI có thể dùng cho nhau và k cần mount )
2 : nếu bác lựa chọn Canon 60D vì nó có màn hình xoay thì gạt đi, xxD e thấy 30D là okie nhất, 60D cầm k đằm và tiếng cửa trập k phê bằng 30D, chất lượng ảnh thì thôi, dòng xxD chỉ có 30D là okie !
3 : D90 và 60D đều có quay film và lựa chọn khá khó, nếu có nhu cầu quay nhiều thì chọn 60D, ít quay thì chọn D90
4 : bác thik chụp ảnh thì chọn D90 -> cho ảnh rất đẹp và trong, len của NIKON dòng thấp ổn hơn CANON
5 : 2 con này tương đương nhau, nhưng e sẽ chọn D90 vì ảnh của nó khá đẹp dù bác gắn kit 18-105 VR
6 : máy nào chụp cũng đẹp, theo e bác lên mạng down cái hướng dẫn sử dụng 2 con này, đọc và tự đưa ra quyết định !
7 : em là người sử dụng CANON và e hài lòng với nó, LEN là quan trọng chứ BODY chỉ là phụ ( giống như 1 thằng chân tay to nhưng có cái đầu nhỏ - k mạnh bằng thằng có cái đầu thông minh và chân tay k yếu )
Thân ............
Ni hay Ca!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! chả ai trả lời được về chuyện nên chọn cái nào vì theo mình biết đã từng có những cuộc chiến nổ ra giữa 2 phe CaNi vì phe nào cũng bảo vệ ý kiến của mình.
Theo mình thì bạn chờ cơ hội đi off với các bạn ở đây xong rồi trong buổi off đó mượn máy bắn thử vài phát! Nếu bạn cảm thấy cái nào thích hợp với mình thì về mua cái đó thôi, hihihi!
Lo lắng về chuyện hư hỏng thì cũng thừa vì chả có cái gì hoàn hào cả dù là Ca hay Ni!
riêng mình thì thèm con Ni D80 thôi mà với hoài không tới, đành phải tìm con like xài tạm! hix hix
các bác cho em hỏi xíu.
chuyển bên lề thôi.
e mới tập tành học chụp ảnh.
e đang xài con D90 kit 18-105và giờ e muốn đổi lens để chụp chân dung.vậy theo các bác thì e nên mua lens nào cho phù hợp với vc chụp chân dung ( hình phòng , album...)
ah.cho e xin cái flas phù hợp với máy luôn nhé các bác