Cách phòng tránh mùi hôi chân hữu hiệu?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Cách phòng tránh mùi hôi chân hữu hiệu

- Giữ bàn chân luôn sạch sẽ, rửa thường xuyên bằng nước sạch rồi để khô chân mới mang giày, dép.

- Không mang giày dép quá chật, kín, vì như vậy chân dễ bị ra mồ hôi và có mùi.

- Không đi giày, dép chung với người khác; bảo quản giày, dép luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.

- Thoa chất chống đổ mồ hôi chân để kiểm soát độ ẩm nếu chân bạn ra quá nhiều mồ hôi. Dùng loại khử mùi chuyên dụng cho chân chứ không dùng loại chung cho cả nách.

- Bạn cũng có thể thoa gel kháng khuẩn vào chân để kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc bột chống nấm để ngăn ngừa bệnh nấm chân.

- Thoa bột khử mùi cho chân hàng ngày. Nên tìm loại có thể hấp thu và chống lại vi khuẩn gây mùi.

(Theo Vietbao)

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Những cách đơn giản trị hôi chân

Chân “nặng mùi” là do tuyến mồ hôi ở khu vực này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để tống khứ thứ mùi khó chịu này.

Thói quen hằng ngày

- Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 - 60oC, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần.

- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.

- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10 - 15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3 - 5 ngày.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.

Chữa trị bằng đông y

Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngàythì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.

- Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở loét.

- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1 - 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.

- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.

Những lưu ý

Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.

Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.

Tích cực “trừ khử” những nguyên nhân gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống...

Nếu mắc các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì hạn chế gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.

Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Hôi chân là do tuyến mồ hôi trong cơ thể bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, các vi khuẩn phân hủy cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, làm thoát ra mùi hôi. Có nhiều cách để hạn chế mùi hôi chân, dưới đây là những cách đơn giản trị chứng hôi chân.
- Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20-30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất vào buối sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi.

Củ cải trắng.
- Củ cải trắng tươi 50g (khô 30g), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
- 50g phèn chua, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm liên tục khoảng 5-7 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu.
- Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3 lần.
- Ngâm chân vào chậu nước ấm đã pha thêm giấm. Để tăng thêm hiệu quả, cho thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào chậu nước. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 – 20 phút, mỗi tuần một lần.

Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí… 

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 12 năm trước

Bệnh hôi chân là do tuyến mồ hôi trong cơ thể bài tiết quá nhiều gây ra, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, sinh ra mùi hôi. Có nhiều cách chữa trị để hạn chế mùi hôi chân mà bạn có thể làm hằng ngày. Dưới đây là những cách đơn giản nhất.

- Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 - 60 độ C, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1-2 lần.

- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi hôi chân do mồ hôi gây ra.

- Lấy 15g rễ sắn, nghiền nát vụn, cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10-15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3-5 ngày, mùi hôi sẽ tức khắc biến mất.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.

Chữa trị bằng đông y

Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và là gánh nặng, làm giảm đi sự tự tin của bạn thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.

- Đối với chân bị lở loét, hôi thối, bạn lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ để dùng dự trữ, sau khi rửa sạch chân bạn rắc vào chỗ lở loét.

- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1-2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.

- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.

Những lưu ý

Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu trên chân bạn, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.

Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên thường xuyên đi các loại giày không thông khí như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.

Tích cực “trừ khử” những nhân tố gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân. Do vậy, bạn không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống...

Nếu bạn có các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì khi ngứa đừng nên gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.

Khi bạn dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình. Bạn nên phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất.

Trương Thị Thuý Vy
Trương Thị Thuý Vy
Trả lời 12 năm trước

Bạn có thể dùng miếng lót dày hương quế. rất có tác dụng đó bạn

Hoàng Hà
Hoàng Hà
Trả lời 12 năm trước

Dùng các chất có tác dụng làm khô ráo chân và khống chế mùi hôi như:

Trà: Đun sôi một lít nước với trà, thêm ít nước lạnh đủ để ngâm hai bàn chân. Ngâm khoảng 20-30 phút, lau khô bàn chân và thoa phấn bột. Nên ngâm 2 lần/ngày cho đến khi khống chế được mùi hôi. Sau đó ngâm chân 2 lần/tuần có thể mùi hôi không tái phát.

Muối thô: Nên ngâm đôi bàn chân vào chậu 1 lít nước với nửa tách muối thô.

Giấm: Ngâm chân 15 phút/lần, 2 lần/tuần trong chậu có khoảng 1 lít nước với nửa tách giấm. Ban đêm, dùng rượu lau rửa kỹ chân để làm chân mát và mau khô.

Người bị ra mồ hôi chân nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi.







-------------------------------------

xoso copy.jpg

Ket qua xo so nhanh nhat, sieu chinh xac

hao
hao
Trả lời 10 năm trước
Mùi hôi chân khó chịu được sản sinh ra bởi vi khuẩn trên bề mặt chân như biểu bì tụ cầu khuẩn và vi khuẩn hình que liên kết với nhau. Những vi khuẩn này ăn những tế bào da chết, do đó, nếu da chân có nhiều tế bào da chết hoặc chân có nhiều nếp gấp thì các vi khuẩn này sẽ phát triển rất nhanh và sản sinh ra mùi hôi chân cực kỳ khó chịu.

Đặc biệt về mùa hè, mồ hôi chân ra nhiều, lại bị bít kín bởi giày tất nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hôi phát triển tốt.

Bí quyết trị chứng hôi chân

Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí... Có nhiều cách để hạn chế mùi hôi chân, dưới đây là những cách đơn giản nhất.

Lá trà xanh vốn có công dụng hấp thụ và khử mùi rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng nước trà xanh đã được đun sôi, thêm chút muối để ngâm chân. Cách này không chỉ giúp khử mùi, mà còn có thể diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bã cà phê, bã trà cũng có công dụng tương tự. Bạn cũng có thể bỏ bã cà phê, bã trà vào trong giầy để khử mùi.

Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3 lần.

Lấy vài lá sung đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 10 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.

Trước khi đi tất, bạn có thể xoa bột bắp trên chân. Bột bắp để giúp hấp thụ mồ hôi, giảm mùi hôi. Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn khô hoàn toàn trước khi xoa với bột bắp và không quên bôi cả vào các kẽ ngón chân.

Nước súc miệng (nước súc miệng) không chỉ có thể làm cho hơi thở thơm tho mà còn có thể sử dụng để giữ cho đôi chân bạn không có mùi khó chịu. Hãy ngâm chân vào nước pha với nước súc miệng mỗi ngày một lần. Nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn từ bàn chân của bạn giống như giết chết vi khuẩn trong miệng.

Dùng 150g đậu nành, 1 lít nước, đun với lửa nhỏ trong 20 phút, để nước đủ ấm dùng ngâm chân. Cách này trị mùi hôi chân rất hiệu quả, lại giúp bảo vệ da chân. Thông thường ngâm rửa liên tục 3-4 ngày sẽ thấy công hiệu.

Giấm cũng có công dụng hấp thụ mùi và diệt trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng cách này bạn phải pha loãng giấm vào nước ấm. Thông thường, 1 chậu nước chỉ nên cho 5-10ml giấm, để chân vào không có cảm giác nhức nhối khó chịu là được.

Chanh cũng có tác dụng rất lớn trong việc loại bỏ mồ hôi chân. Bạn nên dùng chanh chà xát chân mỗi ngày để bàn chân không có mùi hôi.

Dưỡng ẩm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho bàn chân và giúp bàn chân không có mùi. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày sau khi rửa chân để đôi chân bạn luôn được chăm sóc đúng cách.