Em năm nay 20 tuổi nhưng sắc mặt lại khác và già đi rất nhiều.Em không hiểu tại sao chỉ sau 2 tháng thì lại bị như vậy.Em chỉ thấy những biểu hiện trong cơ thể như là mặt hay nóng bừng, khó ngủ, khi nào ngủ cũng bị mơ đến khi thức dậy thì cơ thể mệt mỏi, em thường dậy đột ngột lúc nửa đêm và khó ngủ lại, khi làm việc gì thì khó tập trung được, trong đầu lúc nào cũng xuất hiện nhiều ý nghĩ phân tán nên làm việc gì cũng rất rề rà. Em cho rằng mình bị suy nhược thần kinh. Mong tư vấn cho em.
Bệnh suy nhược thần kinh có làm sắc mặt già đi bạn ạ, bạn ngủ ko đủ 8 tiếng mỗi ngày thì da bạn cũng đã sạm đi, nhìn già đi trông thấy rùi:
Suy nhược thần kinh là bệnh tâm căn, xảy ra do nguyên nhân tâm lý hoặc có liên quan đến những chấn thương tâm lý (stress). Các tổn thương do chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh kéo dài, lao động trí óc cường độ cao... đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh là một hội chứng rối loạn thần kinh chức năng, do rối loạn chức năng vỏ não và một số vùng dưới vỏ não gây nên. Rối loạn thần kinh chức năng gồm nhiều hội chứng bệnh lý như: rối loạn lo âu và ám ảnh, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. Hội chứng suy nhược thần kinh có thể xảy ra sau các bệnh chấn thương sọ não, vữa xơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng tâm lý như mất người thân, mất của đột ngột, mâu thuẫn kéo dài trong gia đình, cơ quan, tham vọng không thành, lao động trí óc căng thẳng kéo dài...
Làm sao phát hiện được bệnh?
Dấu hiệu giúp phát hiện bệnh chủ yếu là các triệu chứng chủ quan của người bệnh xuất hiện sau khi họ mắc một số bệnh nói trên và chấn thương tâm lý. Các biểu hiện chính gồm: cảm giác đau mỏi cơ, bệnh nhân cảm thấy đau mỏi cơ bắp, đau khắp mình mẩy do giảm ngưỡng chịu đựng với các kích thích. Chóng mặt, choáng váng xảy ra khi thay đổi tư thế như từ nằm, ngồi chuyển sang đứng, đi lại, leo cầu thang ...Đau căng đầu lan tỏa, âm ỉ cảm giác như đang đội mũ chặt quá, đau không thành cơn, đau tăng khi suy nghĩ, lo lắng, có khi chỉ tiếng động nhỏ cũng khó chịu và làm đau đầu tăng lên, có thể kèm theo chóng mặt. Rối loạn giấc ngủ: ngủ nông, hay gặp ác mộng, có thể mất ngủ hoàn toàn, nhiều trường hợp do ngủ không sâu nên bệnh nhân có cảm giác mất ngủ trắng đêm. Không có khả năng thư giãn. Tính tình cáu kỉnh, dễ kích thích. Bệnh nhân thường phàn nàn mệt mỏi dai dẳng và đau khổ vì mệt mỏi tăng lên sau một cố gắng trí óc, suy yếu cơ thể, kiệt sức sau một gắng sức về thể lực. Bệnh nhân rất kém lòng kiên nhẫn, tỏ ra rất khó chịu khi phải chờ đợi, dễ kích thích nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Muốn làm việc gì thì bệnh nhân rất nôn nóng làm ngay, nhưng nếu gặp khó khăn lại mau chán, thối chí, bỏ cuộc. Bệnh nhân cũng dễ xúc động, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, giảm khí sắc. Khả năng lao động trí óc và thể lực của bệnh nhân giảm sút do mau mệt, nhất là sau một gắng sức về trí óc hoặc sau căng thẳng tâm lý bệnh nhân cảm thấy suy sụp, không thể làm tiếp được hay có làm cũng không có hiệu quả. Giai đoạn nhược bệnh nhân không có ham thích về việc làm, chán nản trước cuộc sống, không làm việc trí óc tiếp được, còn lao động chân tay thì rất nhanh mệt mỏi, giảm trí nhớ. Có thể thấy các rối loạn thần kinh thực vật như đau vùng trước tim, hồi hộp, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, tức ngực khó thở, toát mồ hôi, có cơn nóng bừng hoặc lạnh toát, run chân tay, ăn khó tiêu, suy giảm hoạt động tình dục ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ... Các triệu chứng của bệnh nói trên không hồi phục hoặc hồi phục rất ít khi bệnh nhân được nghỉ ngơi và các rối loạn này kéo dài trên 3 tháng. Chẩn đoán bệnh suy nhược thần kinh cần tìm yếu tố tâm lý, nhưng cũng cần chú ý tìm các tổn thương thực thể của não.
Chẩn đoán thể bệnh: tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng người ta thống nhất chia làm các thể bệnh: suy nhược thần kinh thể cường và thể nhược. Suy nhược thần kinh thể cường: quá trình ức chế tích cực, ức chế có điều kiện nhưng dễ bị suy yếu. Bệnh nhân dễ có triệu chứng kích thích và mất khả năng tự chủ. Suy nhược thần kinh thể nhược: thường xuất hiện ức chế bảo vệ quá giới hạn, quá trình hưng phấn suy yếu rõ, bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng suy nhược thần kinh.
Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Trong suy nhược thần kinh, triệu chứng quan trọng là bệnh nhân dễ mệt mỏi, yếu đuối và lo lắng do chức năng hoạt động trí óc và thể lực bị suy giảm mà không phải do một bệnh thực thể nào gây nên.
Điều trị bệnh ra sao?
Bệnh nhân suy nhược thần kinh có nguồn gốc tâm lý cho nên điều trị chủ yếu là tâm lý liệu pháp. Các biện pháp điều trị nhằm giải quyết và loại trừ căn nguyên tâm lý. Trong điều trị tâm lý liệu pháp cần giải thích hợp lý về bệnh tật cho bệnh nhân hiểu. Sử dụng ám thị điều trị cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân tập khí công dưỡng sinh. Thuốc cần dùng gồm: tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não như tanakan, arcalion, asthenal; thuốc giảm đau: efferalgan codein, aspirin, diclofenac...; thuốc an thần trấn tĩnh: seduxen, valium, mimoza...; vitamin nhóm B; thuốc y học cổ truyền: tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi, châm cứu, xoa bóp... Nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Chứng suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không hẳn là ít, nhưng ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật; muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được, dùng thuốc an thần không cho kết quả hoặc kết quả không đáng kể. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh là các áp lực tinh thần, vì vậy muốn khỏi bệnh cần phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.
Để biết chính xác hơn bệnh của mình và có cách điều trị phù hợp, bạn nên đến khám tại khoa tâm thần của bệnh viện.
Dĩ nhiên sẽ làm xanh xao gầy gộc đi do mất ngũ và sẽ trông mao già hơn