Tôi 29 tuổi, cách đây 2 năm bắt đầu có triệu chứng bị bệnh trĩ. Hiện tại búi trĩ đã bị nhô ra ngoài bằng đốt ngón tay út nhưng chưa có cảm giác đau. Tôi đang mang bầu tháng thứ 6. Các bạn cho hỏi cần điều trị như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn,
Việc điều trị trĩ ở thai phụ còn liên quan đến nhiều vấn đề khác nên bác sĩ cần phải thăm khám và cân nhắc cẩn thận. Nếu được, khi đi khám thai, bạn nên trình bày và nhờ bác sĩ Sản Phụ khoa đánh giá tình trạng trĩ của bạn xem như thế nào, có cần phải điều trị không. Nếu có, bạn đến khám thêm ở khoa Hậu môn để được bác sĩ tư vấn lựa chọn cách điều trị cụ thể phù hợp.
Khi ăn ít chất xơ, ngồi lâu, khiêng vác nặng, táo bón... một trong các mạch máu ở vùng hậu môn sẽ sưng lên, gọi là trĩ cấp độ 1. Lúc này người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng chưa thấy trĩ xuất hiện, chỉ khi đi khám thì bác sĩ mới soi thấy được. Ở giai đoạn này người bệnh có thể có thể điều trị khỏi bằng thuốc.
Đến cấp độ 2, trĩ bắt đầu tụt ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, vùng hậu môn đau rát và chảy máu nhiều hơn nhưng sau đó có thể tự rút lên được. Ở giai đoạn này trĩ vẫn còn dễ điều trị, bác sĩ có thể cho uống thuốc hoặc thắt trĩ nội soi.
Nếu người bệnh vẫn không điều trị, trĩ sẽ trở nặng thành cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Khi đó, trĩ không tự động rút lên được mà chòi hẳn ra ngoài làm người bệnh chảy máu thường xuyên, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu đột ngột. Lúc này người bệnh cần phẫu thuật cắt trĩ từng búi với chi phí cao hơn, mất nhiều thời gian và đau đớn hơn so với khi điều trị ở cấp độ 1 và 2.
Hãy ăn những đồ mềm và trơn như : Khoai lang , rau mùng tơi ... dễ đi cầu và nhanh khỏi.
mình hiểu nỗi khổ của bạn, cứ lên thẳng BV đại học y dược, nếu nặng (như mình ngày trước), lên phẫu thuật, 1 ngày xuất viện, nhưng nói trước là mấy ngày đầu sau mổ hơi bị cực hình ^^
Dao Haiyen
Trả lời 9 năm trước
Việc điều trị trĩ ở thai phụ còn liên quan đến nhiều vấn đề khác nên bác sĩ cần phải thăm khám và cân nhắc cẩn thận. Nếu được, khi đi khám thai, bạn nên trình bày và nhờ bác sĩ Sản Phụ khoa đánh giá tình trạng trĩ của bạn xem như thế nào, có cần phải điều trị không. Nếu có, bạn đến khám thêm ở khoa Hậu môn để được bác sĩ tư vấn lựa chọn cách điều trị cụ thể phù hợp.
Thân ái.
Dao Haiyen
Trả lời 9 năm trước
Đẻ xong rồi đi điều trị vẫn chưa muộn mà bạn ơi
không điều trị bệnh lúc này, khi sinh bạn sẽ vô cùng đau đớn và sau sinh, tình trạng bệnh càng nặng nề hơn đó. Tới phòng khám Thiên Hòa để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nha bạn.
Tuy phụ nữ có thai dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ nhưng căn bệnh này hoàn toàn có thể tránh khỏi. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn phòng tránh căn bệnh này:
– Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để tránh táo bón như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả. Đặc biệt, hãy uống nhiều nước và duy trì tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên,
– Các bài tập kegel hàng ngày có thể giúp bạn phòng tránh căn bệnh này. Kegels giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Đây cũng là bài tập giúp bạn thu hẹp vùng cơ quanh âm đạo, niệu đạo, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.
– Tránh ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều trong vài phút mỗi giờ hoặc lâu hơn. Nếu nằm nhà nghỉ ngơi, xem ti vi, đọc sách, bạn hãy nằm nghiêng người về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nghiêng sang trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn.
– Bọc đá lạnh trong một túi vải mềm và thực hiện phương pháp chườm lạnh hoặc matxa nhẹ nhàng cũng rất hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.
– Vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có quá nhiều mùi thơm.
Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tới bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc kem bôi trơn trong thời kỳ mang thai bởi chúng có thể khiến bạn bị viêm nặng hơn.
Đối với một số trường hợp nghiêm trọng khác, rất có thể sẽ cần tới sự can thiệp như tiểu phẫu để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Trên thực tế, các biện pháp đối với căn bệnh chỉ giúp bệnh giảm nhẹ, khó trị dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cho rằng sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh đều gần như biến mất và họ cảm thấy rất thoải mái.
đẻ xong rồi điều trị cũng được bạn ạ